Luận Văn Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau Quả Tiền Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    I. Lý do chọn đề tài:
    Việc chuyển sang cơ chế thị trường cùng với việc tham gia sâu rộng vào sự phân công lao động quốc tế, Việt Nam đang từng bước hòa nhập, thay đổi và đi đúng quỹ đạo của sự phát triển quốc tế. Để nền kinh tế ngày càng phát triển đuổi kịp các nước trong khu vực cũng như trên thế giới thì xuất khẩu được xem là một trong những ngành kinh tế chiến lược. Đồng thời xuất khẩu cũng là một trong những bộ phận quan trọng tạo động lực phát triển cho nền kinh tế đất nước, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu thu về lượng ngoại tệ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động đưa đất nước ngày một giàu mạnh.

    Trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay, việc mua bán bao giờ cũng có sự cạnh tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu trực tiếp họ phải chịu áp lực từ nhiều phía. Trước xu thế quốc tế hóa và hội nhập các nền kinh tế chúng ta gặp phải những thách thức lớn về khả năng cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu nông sản mà chúng ta chưa có mấy lợi thế, thể hiện trên các mặt: chất lượng, mẫu mã, quy cách và tính đa dạng của sản phẩm, cũng như chưa tạo lập được các thị trường và các bạn hàng lớn nên thị trường tuy nhiều nhưng thiếu ổn định, giá cả biến động thường xuyên gây không ít khó khăn cho cả người sản xuất và người xuất khẩu. Với những hạn chế trên đòi hỏi phải phát huy tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên xã hội và khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hàng hóa nông sản xuất khẩu trên thị trường. Đó là vấn đề có tính cơ bản để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất cả nước với diện tích cây ăn quả là 253.000 héc ta, trong đó diện tích cây ăn quả ở Tiền Giang chiếm 20 % diện tích toàn vùng. Công ty Rau Quả Tiền Giang là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang là một đơn vị kinh doanh xuất khẩu rau quả. Ngoài những khó khăn chung của ngành chế biến xuất khẩu rau quả, Công ty Rau Quả Tiền Giang còn có những khó khăn và lợi thế riêng của mình. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của đơn vị, em chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau Quả Tiền Giang”.

    II. Mục tiêu nghiên cứu:

    Mục tiêu tổng quát là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau quả Tiền Giang. Cụ thể là phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty ở các thị trường, đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh và qua đó đưa ra biện pháp về sản phẩm và hoạt động marketing để đẩy mạnh xuất khẩu

    III. Phương pháp nghiên cứu:

    Thực tập ở công ty, tìm hiểu tình hình hoạt động thực tế, tập hợp số liệu có liên quan đến công ty trong 3 năm từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính.
    Số liệu từ sách báo, tạp chí, internet.
    Phương pháp so sánh: phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở.

    - Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích là chỉ tiêu cơ sở.
    -Phương pháp tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở thể hiện tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...