Chuyên Đề Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 7
    Danh mục các từ viết tắt 8
    Danh mục các bảng biểu, đồ thị . 9
    Chương 1. Những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng
    1. Khái niệm 10
    2. Đặc điểm . 10
    3. Phân loại . 10
    3.1. Căn cứ vào mục đích vay 10
    3.2. Căn cứ vào các hình thức cho vay . 10
    4. Một số quy định trong nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 11
    4.1. Thủ tục . 11
    4.2. Trình tự xét duyệt cho vay 11
    4.3. Theo dõi nợ và thu nợ 12
    5. Vai trò 13
    Chương 2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sacombank chi nhánh Bình Thạnh – PGD Bình Hòa
    1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Sacombank 15
    2. Giới thiệu sơ lược về Sacombank – PGD Bình Hòa . 18
    2.1. Lịch sử hình thành 18
    2.2. Cơ cấu tổ chức PGD. Bình Hòa 18
    2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại PGD. Bình Hòa 18
    2.3.1. Tình hình cho vay, huy động . 18
    2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 21
    3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại PGD. Bình Hòa . 22
    3.1. Chính sách tín dụng của Sacombank về các sản phẩm CVTD 22
    3.1.1. Quy chế của Sacombank trong CVTD . 22
    3.1.2. Quy trình CVTD 27
    3.2. Các sản phẩm CVTD của Sacombank . 28
    3.2.1. Sản phẩm vay mua nhà . 28
    3.2.2. Sản phẩm vay tiêu dùng bảo toàn . 29
    3.2.3. Sản phẩm vay mua xe ô tô . 29
    3.2.4. Sản phẩm vay chứng minh năng lực tài chính 30
    3.2.5. Sản phẩm vay du học 30
    3.2.6. Sản phẩm vay tiêu dùng cán bộ nhân viên nhà nước . 30
    3.2.7. Sản phẩm vay tiêu dùng bảo tín 31
    3.2.8. Sản phẩm vay đảm bảo bằng thẻ tiền gửi 31
    3.2.9. Sản phẩm vay tiêu dùng mỹ tín . 31
    3.3. Tình hình cho vay tại Sacombank chi nhánh Bình Thạnh – PGD Bình Hòa . 32
    3.3.1. Cơ cấu dư nợ cho vay theo mục đích vay 32
    3.3.2. Tình hình dư nợ tín dụng so với khách hàng cá nhân 34
    3.3.3. Số lượng khách hàng tiền vay . 35
    3.3.4. Cơ cấu dư nợ CVTD theo kỳ hạn 36
    3.3.5. Cơ cấu dư nợ vay tiêu dùng theo tài sản đảm bảo 38
    3.4. Nhận xét . 38
    3.4.1. Ưu điểm 38
    3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân 42
    Chương 3. Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Thạnh – PGD. Bình Hòa
    1. Nhóm giải pháp về huy động vốn . 43
    2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động CVTD . 44
    2.1. Xây dựng chiến lược marketing ngân hàng 44
    2.1.1. Hoàn thiện các sản phẩm cho vay của ngân hàng 45
    2.1.2. Điều chỉnh lãi suất CVTD 45
    2.1.3. Xây dựng một chiến lược khách hàng lâu dài . 46
    2.1.4. Đẩy mạnh chính sách giao tiếp, khuếch trương 46
    2.1.5. Hoàn thiện chính sách nghiên cứu điều tra về các yếu tố có liên quan đến CVTD 47
    2.2. Nâng cao chất lượng của các khoản vay tiêu dùng . 48
    2.2.1. Tăng cường công tác thẩm định CVTD 48
    2.2.2. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong CVTD . 49
    2.2.3. Xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp . 49
    2.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên . 50
    3. Một số kiến nghị 51
    3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước 51
    3.2. Đối với cơ quan chính quyền địa phương . 51
    3.3. Đối với hội sở chính Sacombank . 52
    Tài liệu tham khảo 53




    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngân hàng là một trung gian tài chính, là kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong các hoạt động của ngân hàng có hoạt động cho vay, tuy nhiên từ xưa tới nay, các ngân hàng chỉ quan tâm tới cho vay các nhà sản xuất kinh doanh mà chưa quan tâm tới giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất là tiêu dùng. Nếu chỉ cho vay sản xuất mà nhiều khách hàng không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng lại không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cũng vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho và ứ đọng vốn.
    Từ thực tế đó cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết. Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống của người dân cũng được nâng cao, cuộc sống giờ đây không chỉ bó hẹp trong “ăn no, mặc ấm” mà đã dần chuyển sang “ăn ngon, mặc đẹp” và cũng còn biết bao nhu cầu khác cần được đáp ứng. Giờ đây, tâm lý của người đi vay là muốn sử dụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh toán. Đáp ứng lòng mong mỏi của người dân các ngân hàng đã phát triển một hoạt động cho vay mới đó là cho vay tiêu dùng, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt khác giúp đỡ các cá nhân có đưuọc nguồn vốn để cải thiện cuộc sống của mình.
    Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín - chi nhánh Bình Thạnh PGD.Bình Hòa, được học tập kinh nghiệm, tiếp cận với thực tiễn sinh động của hoạt động kinh doanh tại môi trường ngân hàng, em nhận thấy rằng việc tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động Cho vay tiêu dùng, xem kết quả hoạt động cũng như các biện pháp mở rộng hoạt động Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng là rất cần thiết.
    Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Th­ương Tín - Chi nhánh Bình Thạnh – PGD. Bình Hòa” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
    Nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương như sau:
    Chương 1: Những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Th­ương mại Cổ phần Sài Gòn Th­ương Tín - Chi nhánh Bình Thạnh – PGD.Bình Hòa.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động cho tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Bình Thạnh – PGD.Bình Hòa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...