Luận Văn Phân tích tình hình đóng góp từ thiện ở việt nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    TÓM TẮT .1
    PHẦN GIỚI THIỆU 5
    1. Cơ sở nghiên cứu .5
    2. Mục đích nghiên cứu .6
    3. Nội dung và phạm vi của nghiên cứu 6
    4. Phương pháp nghiên cứu .7
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
    1. Một số khái niệm cơ bản .10
    2. Từ thiện ở Việt Nam .11
    3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .21
    4. Tóm tắt kết luận và một số khuyến nghị 33
    PHỤ LỤC 37
    Phụ lục A: Bảng hỏi phỏng vấn từ thiện .37
    Phụ lục B: Nghiên cứu về năng lực từ thiện và đóng góp từ thiện 53
    Phụ lục C: Danh mục tài liệu tham khảo 55
    HÌNH
    Hình 1: Các nguồn thông tin về từ thiện 22
    Hình 2: Các hoạt động từ thiện tham gia trong 12 tháng qua 23
    Hình 3: Lý do tham gia đóng góp từ thiện .25
    Hình 4: Những yếu kém trong hoạt động từ thiện hiện nay 26
    Hình 5: Tham gia các hoạt động từ thiện của doanh nghiệp
    2 thành phố trong 12 tháng qua 27
    Hình 6: Lý do làm từ thiện của doanh nghiệp .30
    Hình 7: Những yếu kém trong hoạt động từ thiện doanh nghiệp 32
    BẢNG
    Bảng 1: Đóng góp từ thiện của hộ gia đình theo các kênh tiếp nhận .23
    Bảng 2: Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp theo các kênh
    đóng góp trong 12 tháng qua .28


    Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương Hà Nội & Quỹ Châu Á 1
    TÓM TẮT
    “Thiện Nguyện đến từ Tâm”
    Tự nguyện và không vụ lợi là đặc trưng rõ ràng nhất của hoạt động từ thiện nhân đạo. Xu thế chung cho thấy hoạt động từ thiện ngày càng gia tăng ở Việt Nam, hứa hẹn nhiều tiềm lực và khả năng phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, các biến đổi diễn ra nhanh chóng về kinh tế, xã hội đã có tác động nhất định đến những giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong bối cảnh đó, cần phải nhìn nhận và đánh giá chính xác vấn đề nội tại của hoạt động từ thiện, làm cơ sở thúc đẩy các hoạt động từ thiện phát triển, góp phần đem lại hạnh phúc và công bằng xã hội.
    Mặc dù trong những năm qua, đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện và tham gia vào các hoạt động từ thiện nhân đạo nhưng chưa có cơ sở khoa học để khẳng định rằng loại hình từ thiện này ở Việt Nam đã trở thành là một trào lưu phổ biến trong giới doanh nghiệp hay chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu hay một hoạt động bình thường trong xã hội. Trong khi đó, nhiều vụ việc xảy ra gần đây liên quan đến hoạt động cho-nhận từ thiện đã khiến công luận hết sức bức xúc. Công luận đặt câu hỏi lớn về động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động từ thiện ở Việt Nam. Trong khi đó, quy mô từ thiện chưa được thống kê, các tiêu chí về trách nhiệm xã hội cũng như quy trình chọn lựa đối tượng thụ hưởng chưa được quan tâm xem xét.
    Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương Hà Nội, với sự tài trợ của Quỹ Châu Á, đã thực hiện nghiên cứu đầu tiên về từ thiện nhân đạo ở Việt Nam. Phân tích xã hội học này hướng đến hai nhóm đối tượng chính tham gia vào hoạt động từ thiện là doanh nghiệp và người dân, tập trung vào nội dung đánh giá hiện trạng, nhu cầu, động lực, thách thức và trở ngại chính trong hoạt động từ thiện ở Việt Nam.
    Nghiên cứu đã sử dụng các công cụ như bảng hỏi cấu trúc và phỏng vấn sâu trên 16 doanh nghiệp lớn và 100 doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đối với người dân, địa bàn khảo sát bao gồm 100 hộ gia đình ở nông thôn và 100 hộ thành thị trên địa bàn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình và Long An. Sau khi tiến hành thử nghiệm các công cụ nghiên cứu, cuộc khảo sát được triển khai chính thức từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2009 tại các tỉnh thành nói trên.
    Một số phát hiện chính về từ thiện của người dân
    Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu làm từ thiện của người dân rất lớn dù ở nông thôn hay thành thị. Đa số hộ gia đình đều bày tỏ mong muốn làm việc thiện (73% số hộ ở nông thôn và 51% số hộ ở thành phố) và quan tâm đến hoạt động từ thiện (87% ở nông thôn và 59% ở thành phố). Các hộ gia đình trẻ có xu hướng tập trung làm kinh tế và quan tâm ít hơn đến các hoạt động xã hội, trong đó có từ thiện nhân đạo. Kênh tiếp cận thông tin về từ thiện ở nông thôn và thành thị khác nhau. Trong khi ở nông thôn, các cuộc hội họp ở cộng đồng và các tổ chức đoàn thể địa phương là kênh thông tin chủ yếu về từ thiện thì ở thành phố người dân biết đến hoạt động này thông qua loa đài, báo, tivi và đặc biệt là
    2
    ĐÓNG GÓP TỪ THIỆN TẠI VIỆT NAM
    internet. Đáng lưu ý, ở nông thôn cũng như thành thị, các quan hệ thường xuyên và trực tiếp như gia đình, người thân không phải là nguồn cung cấp thông tin từ thiện, và đặc biệt hoạt động này chưa được biết đến qua các tờ rơi, băng-rôn, biểu ngữ . vốn khá phổ biến trong các hoạt động cộng đồng hiện nay.
    Mức độ đóng góp cho các hoạt động từ thiện của một hộ gia đình trong mẫu khảo sát hoàn toàn không nhỏ, giá trị quy đổi thành tiền cho các hoạt động từ thiện qua những kênh khác nhau lên đến 800.000đ/hộ/năm (trong đó 178.000đ qua các kênh chính thức và 627.000đ qua các kênh phi chính thức). Mặc dù mặt bằng kinh tế khác nhau nhưng năng lực đóng góp từ thiện ở khu vực nông thôn và thành thị không có sự chênh lệch lớn. So với các kênh từ thiện phi chính thức (cộng đồng, chùa chiền, xứ đạo, làm phúc, .) các kênh từ thiện chính thức (các tổ chức đoàn thể quần chúng, quỹ vì người nghèo, .) có khả năng thu hút nguồn lực ít hơn do thiếu đa dạng và chưa đáp ứng được nhu cầu đóng góp từ thiện của người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Kết quả cho thấy, trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát, bình quân mỗi hộ gia đình ở thành phố đóng góp cho các kênh tiếp nhận chính thức 285.000đ, cho các kênh phi chính thức là trên 680.000đ; Trong khi đó, ở nông thôn, mỗi hộ gia đình bình quân đóng góp chưa đầy 60.000đ cho các kênh từ thiện chính thức nhưng ủng hộ đến 574.000đ qua các kênh phi chính thức. Số liệu trên phản ánh sự khác biệt về các kênh đóng góp từ thiện giữa nông thôn và thành thị.
    Nghiên cứu cũng chỉ ra tiềm năng làm từ thiện trong nhân dân còn rất lớn. Hơn 74% hộ gia đình ở thành thị và 89% hộ nông thôn cho biết sự đóng góp từ thiện hiện nay là ít hoặc chỉ ở mức độ vừa phải so với khả năng của hộ. Thậm chí 94% hộ nông thôn và 89% hộ thành phố còn có ý kiến rằng mức độ đóng góp đó không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến kinh tế hộ gia đình.
    Mục đích hay động lực của hoạt động từ thiện của người dân cũng rất đa dạng. Mong muốn chia sẻ khó khăn với người khác là lý do chính làm từ thiện, sau đó là để có được cảm giác thư thái cho bản thân. Đóng góp từ thiện theo mọi người chung quanh cũng là một lý do đáng chú ý, đặc biệt ở nông thôn, phản ánh ảnh hưởng của cộng đồng trong đóng góp từ thiện như một hoạt động xã hội.
    Kết quả cho thấy 90% hộ gia đình ở nông thôn và 65% ở khu vực thành thị đã đóng góp từ thiện trong 12 tháng qua và một tỷ lệ tương đương như vậy sẵn sàng tham gia hoạt động trong thời gian tới. Có thể nói hoạt động từ thiện ở Việt Nam ngày càng có tính tự nguyện hơn và đây là một thuận lợi lớn cho việc phát huy sức mạnh của hoạt động từ thiện cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn có đến 20% người dân ở thành thị so với 7% người dân ở nông thôn cho rằng hoạt động này chưa hiệu quả và một tỷ lệ tương đương có ý kiến không ủng hộ phương thức kêu gọi đóng góp từ thiện như hiện nay. Lý do chính là hoạt động từ thiện thiếu tính công khai, minh bạch, chưa tạo được niềm tin cho người đóng góp. Hỗ trợ từ thiện chưa đúng đối tượng và ở một chừng mực nhất định công tác tuyên truyền còn hạn chế. Đáng lưu ý là việc thiếu hụt nguồn lực không phải là khó khăn chính đối với hoạt động từ thiện, chỉ có 20% người dân ở thành thị và 15% ở nông thôn đề cập đến lý do này.
    Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương Hà Nội & Quỹ Châu Á 3
    Một số phát hiện chính về từ thiện của doanh nghiệp
    Về phía doanh nghiệp, nhìn chung, quy mô hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động từ thiện. So với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ (chủ yếu là các công ty tư nhân, cổ phần) tham gia từ thiện tích cực hơn và cũng ít e ngại hơn trong trao đổi về các hoạt động này. Hơn 68% doanh nghiệp ở Hà Nội và 84% doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết có quan tâm đến hoạt động từ thiện, phản ánh nhu cầu làm từ thiện khá mạnh mẽ trong doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, tồn tại sự khác biệt về mức độ tham gia và năng lực đóng góp từ thiện giữa các doanh nghiệp của hai thành phố lớn. Các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đều có các hoạt động nổi trội hơn đối với doanh nghiệp ở Hà Nội, ngoại trừ trong hoạt động hỗ trợ người tàn tật. Tại thời điểm khảo sát, 66% doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh đang tham gia ít nhất vào một hoạt động từ thiện so với 8% doanh nghiệp ở Hà Nội. Kết quả này phần nào cho thấy từ thiện doanh nghiệp vẫn chưa là một hoạt động phổ biến trong xã hội, ngay cả ở những thành phố lớn.
    Đặc biệt, mức độ đóng góp từ thiện trung bình hàng năm của doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn nhiều lần so với doanh nghiệp ở Hà Nội: hơn 28 triệu đồng/năm ở thành phố Hồ Chí Minh so với gần 3,5 triệu đồng/năm ở Hà Nội. Sự chênh lệch này phản ánh tính năng động hơn của doanh nghiệp phía Nam trong quảng bá thương hiệu và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước những khó khăn của đất nước, cũng như thể hiện tầm nhìn xa hơn về phát triển cộng đồng đi đôi với tăng trưởng kinh tế của giới doanh nhân thành phố Hồ Chí Minh.
    Về năng lực từ thiện, trên 78% doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và 66% ở Hà Nội cho biết sự đóng góp nói trên là ít hoặc vừa phải so với điều kiện của doanh nghiệp. Đa số có ý kiến rằng mức độ đóng góp đó không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp. Không có đại diện doanh nghiệp nào cho rằng mức đóng góp hiện nay là nhiều hoặc quá khả năng cho phép. Kết quả cho thấy tiềm lực từ thiện doanh nghiệp hiện rất lớn.
    Kết quả khảo sát chỉ ra rằng thành công của doanh nghiệp và vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp quyết định hoạt động từ thiện. Kinh phí cho từ thiện doanh nghiệp dựa vào lợi nhuận của doanh nghiệp, và mức kinh phí này do lãnh đạo doanh nghiệp phê duyệt, quyết định. Nhiều doanh nghiệp phân bổ thêm tiền bất chợt cho từ thiện, tuỳ thuộc vào nguồn quỹ sẵn có tại thời điểm có nhu cầu làm từ thiện. Đáng chú ý, các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế đối với đóng góp từ thiện giữ một vai trò không đáng kể hoặc không có vai trò trong quyết định làm từ thiện ở nhiều doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều không rõ về chính sách ưu đãi thuế đối với các hoạt động từ thiện hoặc hoài nghi về vai trò của những ưu đãi này trong ích lợi kinh doanh và làm từ thiện.
    Lãnh đạo các doanh nghiệp nói chung cho rằng hoạt động từ thiện hiện nay trong doanh nghiệp là tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa doanh nghiệp của hai thành phố về vấn đề này. Kết quả cho thấy 32% doanh nghiệp ở Hà Nội so với 56% doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho biết các hoạt động từ thiện này hiệu quả. Đáng lưu ý là 28% doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh chưa hài lòng với hiệu quả hoạt động từ
    4 ĐÓNG GÓP TỪ THIỆN TẠI VIỆT NAM
    thiện hiện nay, 56% doanh nghiệp ở Hà Nội giữ im lặng với câu hỏi này. Theo nhận xét, đánh giá của chính các doanh nghiệp ở cả hai thành phố thì sự thiếu minh bạch, thiếu công khai và tin tưởng, công tác tuyên truyền vận động chưa tốt, và làm từ thiện sai đối tượng là những nguyên nhân khiến cho hoạt động từ thiện doanh nghiệp chưa đạt kết quả được như mong muốn.
    Về phương thức làm từ thiện, so với các doanh nghiệp ở Hà Nội thì giới doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh mong muốn sự thay đổi nhiều hơn trong môi trường làm từ thiện hiện nay. Họ đề nghị sớm có sự thông thoáng hơn, tin tưởng hơn đối với các kênh từ thiện chính thức. Đây là những vấn đề cần được xem xét trong việc xây dựng các chính sách, pháp luật về từ thiện doanh nghiệp trong những năm tới đây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...