Luận Văn Phân tích tình hình doanh thu bán hàng ở công ty TNHH Bông Mai

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    ​Phân công lao động xã hội phát triển đã quyết định một bộ phận lao động xã hội được tách ra khỏi quá trình sản xuất, chuyên làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, hình thành một ngành kinh tế riêng biệt - kinh tế thương mại. Như vậy thương mại là một ngành kinh tế độc lập có chức năng quan trọng là thực hiện quá trình lưu thông hàng hóa đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng do vậy góp phần gắn sản xuất với thị trường, thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển.
    Cũng như các doanh nghiệp khác tồn tại trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp thương mại cũng là một đơn vị kinh doanh, do vậy cũng phải hạch toán kinh tế, lấy thu bù đắp chi phí sao cho có lãi. Muốn quản lý kinh tế tốt và kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình thực hiện doanh thu của mình qua mỗi kỳ kinh doanh để tìm ra các biện pháp nhằm tăng doanh thu bán hàng. Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng vì doanh thu chính là cơ sở để xác định số thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nước, là khoản để bù đắp vốn kinh doanh và chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp , lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được xác định từ doanh thu . Chỉ tiêu doanh thu nói lên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp , qua đó định hướng sự phát triển kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra, doanh thu là yếu tố khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường. Do đó việc phân tích để tìm ra nguyên nhân của sự tăng, giảm doanh thu trong các kỳ kinh doanh là rất quan trọng.
    Với tầm quan trọng của việc phân tích nhằm tìm ra các biện pháp để không ngừng tăng doanh thu bán hàng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhờ được nghiên cứu về tình hình doanh thu bán hàng tại Công ty TNHH Bông Mai, được sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo, tôi đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Bông Mai” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa.

    Kết cấu chuyên đề gồm ba phần chính:
    Phần I - Những cơ sở lý luận về phân tích doanh thu bán hàng ở một doanh nghiệp .
    Phần II - Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng của Công ty TNHH Bông Mai.
    Phần III - Một số ý kiến đề xuất nhằm không ngừng tăng doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Bông Mai.
    Phần I
    NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG Ở MỘT DOANH NGHIỆP

    I-/ KHÁI NIỆM DOANH THU BÁN HÀNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG Ở MỘT DOANH NGHIỆP.
    1-/ Khái niệm doanh thu bán hàng.
    - Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng mang lại.
    - Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đem biếu, tặng, cho hoặc tiêu dùng ngay trong nội bộ, dùng để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên, trao đổi hàng hóa, làm phương tiện thanh toán công nợ của doanh nghiệp cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu bán hàng.
    - Hiểu theo một nghĩa khác thì doanh thu bán hàng của một doanh nghiệp là bao gồm toàn bộ số tiền đã thu được hoặc có quyền đòi về do việc bán hàng hóa và dịch vụ trong một thời gian nhất định.
    - Thời điểm xác định doanh thu bán hàng là khi người mua đã chấp nhận thanh toán không phụ thuộc vào số tiền đã thu được hay chưa, ở đây ta cần phân biệt hai thuật ngữ: Doanh thu tổng thể và doanh thu thuần.
    + Doanh thu tổng thể hay còn gọi là tổng doanh thu là số tiền ghi trong hóa đơn bán hàng, hợp đồng cung cấp lao vụ kể cả số doanh thu bị chiết khấu, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua nhưng chưa được ghi trên hóa đơn.
    + Doanh thu thuần hay còn gọi là doanh thu thực được xác định bằng công thức sau:
    Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể - Chiết khấu bán hàng -
    - Hàng bán bị trả lại - giảm giá hàng bán - Thuế gián thu
    * Chiết khấu hàng bán bao gồm:
    Chiết khấu thanh toán là khoản tiền thưởng chấp thuận cho khách hàng đã thanh toán trước thời hạn cho phép.
    Chiết khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng tính trên tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện trong một thời gian nhất định, khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì lý do mua hàng với số lượng lớn.
    Các khoản chiết khấu bán hàng được coi nhu một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp .
    Hàng bán bị trả lại là số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không phù hợp với yêu cầu của người mua, do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm cam kết, kém phẩm chất không đúng chủng loại quy cách.
    Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận vì lý do hàng kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo hợp đồng, không đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng chưa đến mức độ bị trả lại do bên mua đồng ý chấp nhận giảm giá.
    Thuế gián thu: trước kia là thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt, hiện nay thuế doanh thu được thay bằng thuế VAT.
    - Thuế doanh thu : Tiền thuế được cấu thành trong giá bán của sản phẩm nhằm góp một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước. Thuế suất thuế doanh thu được Nhà nước quy định theo từng ngành nghề từng nhóm hàng và mặt hàng.
    - Thuế tiêu thụ đặc biệt: chỉ thu vào một số mặt hàng, sản phẩm cần thuộc diện cần hướng dẫn sản xuất hoặc điều tiết tiêu dùng xã hội nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách Nhà nước.
    - Thuế giá trị gia tăng (VAT): Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ qua quá trình sản xuất và lưu thông.
    Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp thuế khấu trừ và phương pháp tính thuế trực tiếp.
    2-/ Ý nghĩa của việc tăng doanh thu án hàng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp thương mại.
    - Doanh thu bán hàng là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần đảm bảo cho quá trình kinh doanh tiếp theo được tiến hành liên tục do vậy nếu doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa hoặc tiêu thụ chậm sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng về mặt tài chính .
    - Nếu doanh nghiệp thực hiện doanh thu bán hàng một cách đầy đủ, lập thời sẽ làm cho tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức vốn, giảm bớt số vốn phải huy động từ bên ngoài do đó sẽ giảm được chi phí về vốn.
    - Doanh thu bán hàng là cơ số quan trọng để xác định kết quả tài chính cuối cùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
    Doanh thu bán hàng có vị trí rất quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại nên việc tăng doanh thu có ý nghĩa rất lớn đối với cả doanh nghiệp và xã hội. Vậy chúng ta hãy cùng nhau xem xét những vấn đề này.
     
Đang tải...