Luận Văn Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1

    GIỚI THIỆU CHUNG


    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

    1.1.1 Sự cần thiết hình thành đề tài:

    Là một tỉnh đất hẹp người đông, nông nghiệp Vĩnh Long có xuất phát điểm thấp, diện tích đất nông nghiệp là 118.658 ha. Xác định mô hình cho một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi, ngành nghề dịch vụ nhằm từng bước phá thế thuần nông và độc canh cây lúa đồng thời chuyển từ nền nông nghiệp tự sản, tự tiêu sang nền nông nghiệp hàng hóa, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện nhiều biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ thông qua nghị quyết số 09/NQ - CP ngày 15/06//2000 về “chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”, Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt đề án “chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp giai đọan 2001 - 2005 và kế họach 2006 - 2010” với mục tiêu nông nghiệp tăng trưởng bền vững và liên tục theo vùng sinh thái, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

    Quán triệt nghị quyết trên, tỉnh đã định hướng trong thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo tập trung cho các cấp ngành, đồng thời xác định được ngành hàng và địa bàn sản xuất thích hợp.Qua các năm thực hiện tỉnh đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là trong cơ cấu nôi bộ ngành nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó việc thực hiện chuyển dịch vẫn còn hạn chế và tồn tại. Đề tài “phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long” xin được điểm qua tình hình cũng như thành tựu của tỉnh khi thực hiện việc chuyển dịch và đưa ra các giải pháp góp phần giải quyết những khó khăn, hạn chế nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.

    1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn:

    - Căn cứ khoa học: ngày nay khoa học công nghệ đã khẳng định vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực và nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, nước ta cũng phải công nhận khoa học công nghệ đã có tác động tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nếu như trước đây, đất đai và lao động là hai yếu tố chủ yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thì khi đất đai được toàn dụng thì vốn và khoa học công nghệ là những yếu tố nổi lên hàng đầu.

    Những tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi như: công nghệ thụ tinh nhân tạo, lai tạo giống, chuyển phôi, giúp cải tạo đàn gia súc, gia cầm về năng suất cũng như chất lượng thịt. Trong trồng trọt việc lai, ghép, nhũng giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, chăm sóc ở nước ta đã tạo ra những giống cây trồng, rau màu có khả năng kháng bệnh và phẩm chất ngon hơn. Bên cạnh đó, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp và thủy sản. Nhờ đó, hàng nông sản Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng tạo được thị trường trong nước và nước ngoài.

    Chúng ta không chỉ xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm thô và sơ chế mà các sản phẩm qua chế biến ngày càng nhiều góp phần làm gia tăng giá trị xuất khẩu. Mức độ tác động của khoa học công nghệ vào nông nghiệp – nông thôn diễn ra nhanh chóng làm thay đổi quan hệ tỉ lệ giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ. Thừa hưởng những thành tựu về khoa học công nghệ, Vĩnh Long có lợi thế chọn lọc công nghệ phù hợp hơn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ngày càng hợp lý hơn.

    - Căn cứ thực tiễn: cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng đất phù sa màu mỡ thuộc loại bậc nhất so với các tỉnh khác trong khu vực, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằn chịt cung cấp nguồn nước tưới phục vụ cho trồng trọt cũng như nuôi trồng và khai thác thủy sản. Vĩnh Long có Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, có cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ đang xây dựng, Quốc lộ 53, 54, 80 cùng với giao thông đường thủy khá thuận lợi đã nối liền tỉnh với các vùng trong cả nước tạo cho Vĩnh Long có vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng. Qua các năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nền nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả đã được áp dụng thành công góp phần cải thiện một bộ phận đời sống người dân. Đồng thời người dân Vĩnh Long cần cù, chăm chỉ ham học hỏi đây là lực lượng lao động dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cùng với sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của các cấp, ban, ngành Tỉnh đã góp phấn thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành công bước đầu.

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

    1.2.1 Mục tiêu chung:

    Phân tích tình hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh qua các năm 2001 –

    2007, so sánh hiệu quả đạt được từ việc chuyển dịch.

    1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 3 mục tiêu

    - Phân tích tình hình cơ cấu kinh tế của tỉnh sau khi chuyển dịch giai đoạn

    2001 – 2007 qua các ngành như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và sơ lược tình hình nông nghiệp Vĩnh Long trước khi thực hiện chuyển dịch giai đoạn 1995 –
    2000.

    - So sánh hiệu quả đạt được từ việc chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt, thủy sản trước khi thực hiện chuyển dịch ( năm 2000) và sau khi thực hiện chuyển dịch (2007) và hiệu quả của một số mô hình luân canh lúa màu với mô hình canh tác cũ.
    - Các định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong thời gian tới và các giải pháp tổng thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững.
    1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:

    - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long thời gian qua như thế nào?
    - Hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản như thế nào?
    - Các giải pháp nào để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả sản xuất từ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp?
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    1.4.1 Phạm vi không gian:

    Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Vĩnh Long, cụ thể nghiên cứu cơ cấu nông - lâm – ngư của tỉnh.
    1.4.2 Phạm vi thời gian: số liệu của đề tài dược thu thập qua các năm 1995

    đến năm 2007.

    1.4.3 Giới hạn đề tài:

    Đề tài phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh là cơ cấu nông – lâm – ngư, trong đó ngành nông nghiệp phân tích hai lĩnh vực là trồng trọt, chăn nuôi; lâm nghiệp không đề cập trong đề tài vì chiếm tỉ trọng nhỏ; ngư nghiệp phân tích hai lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng.
    1.4.4 Đối tượng nghiên cứu:

    - Trồng trọt: cây lương thực, cây ăn trái, rau màu.

    - Chăn nuôi: gia súc, gia cầm.

    - Thủy sản: đánh bắt và nuôi trồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...