Luận Văn Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhán

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
    1. Sự cần thiết của nghiên cứu:
    Ngày nay hội nhập thế giới là một xu hướng tất yếu không chỉ đối với Việt Nam mà của cả thế giới .Đặt biệt là sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức; đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.
    Năm 2008 là năm với nhiều biến động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính – suy thoái kinh tế, doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, lòng tin của dân chúng bị sụp đổ, sức mua cùng với giá cả thị trường bị giảm sút nghiêm trọng .Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh những mặt tiêu cực đó, ta cũng thấy mặt tích cực, nó là bài kiểm tra sức khoẻ mức chịu đựng của nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như của hệ thống ngân hàng nói riêng và đó cũng là cơ hội để khẳng định, cũng cố và tự hoàn thiện bản thân.
    Để làm được những điều nói trên đòi hỏi các ngân hàng thương mại cũng như ngân hàng nhà nước phải phân tích những điểm mạnh điểm yếu của mình kết hợp với những rủi ro và cơ hội để đưa ra những chiến lược phù hợp với từng thời kỳ của sự phát triển cũng như những biến động của thế giới và Việt Nam trên nguyên tắc hài hoà lợi ích quốc gia và lợi ích của doanh nghiệp.
    Theo các ngân hàng, lĩnh vực tín dụng cá nhân tuy khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại có tiềm năng rất lớn để phát triển. Điểm thuận lợi lớn là quy mô thị trường lớn với dân số trên 84 triệu người. Đa số trong đó có độ tuổi trẻ, có thu nhập, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm lớn. Với sự nhạy bén của mình ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang tập trung phát triển trên thị trường bán lẻ đầy tiềm năng này mà trong đó sản phẩm nổi trội là cho vay tiêu dùng. Có thể nói cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là sản phẩm phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam và chủ trương của Việt Nam hiện nay, vừa có tác dụng kích cầu tiêu dùng, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế nói chung đồng thời tạo ra lợi nhuận cho chính ngân hàng.
    Đặc điểm của tỉnh Quảng Ngãi với số dân trên 1,3 triệu dân,tăng trưởng GDP của tỉnh là 15,82% và thu nhập trung bình là 16,2 triệu đồng/người/năm tuy dân số chỉ ở mức trung bình và thu nhập cũng chưa cao nhưng với nhưng trong thời gian tới thu nhập của người dân sẽ tăng cao khi mà nhà máy lọc dầu, cảng biển nước sâu Dung Quất đi vào hoạt động cùng với khu công nghiệp Tịnh Phong và khu công nghiệp Chu Lai Quảng Nam sẽ tạo thành động lực mạnh mẻ thúc đẩy kinh tế Quảng Ngãi phát triển, từ đó tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Mặt khác, thị trường cho vay tiêu dùng tại đây chưa được các ngân hàng chú trọng và còn tương đối mới mẻ mà các ngân hàng chưa khai thác hết. Đây chính là cơ sở để các ngân hàng tự tin đẩy mạnh mảng kinh doanh tín dụng này.
    Bên cạnh đó, trước tôi cũng đã có một số sinh viên thực tập tại ngân hàng Sacombak chi nhánh Quảng Ngãi đa số họ chủ yếu đi sau vào phân tích cho vay sản xuất kinh doanh và chưa có đề tài nào đi sâu tìm hiểu về tình hình cho vay tiêu dùng. Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Quảng Ngãi”.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    - Hệ thống hoá vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại nói riêng.
    - Phân tích đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Sacombank trong thời gian từ 2008 đến 2009.
    - Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Sacombank - CN Quảng Ngãi.
    - Đưa ra những đề xuất và các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quảng Ngãi.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    a. Đối tượng: đề tài này tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng.
    b. Phạm vi:
    -Về không gian: nghiên cứu được tiến hành tại ngân hàng Sacombank - CN Quảng Ngãi.
    -Về thời gian: từ năm 2008 đến 2009.

    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Để hoàn thành đề tài này trong quá trình phân tích tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
    - Phương pháp thống kê: thống kê những thông tin, dữ liệu thu thập được để hoàn thành công việc nghiên cứu, phương pháp này dùng để tập hợp thông tin và số liệu cho đề tài.
    - Phương pháp so sánh: đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chi tiêu.
    - Phương pháp phân tích kinh tế : dựa trên số liệu sẵn có đã được thu thập và so sánh để tiến hành phân tích những kết quả cũng như tồn tại, tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra những đề xuất.
    - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và những phương pháp khác : trực tiếp hỏi các đối tượng có liên quan nhằm thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết cho việc phân tích đề tài. Bên cạnh đó, tôi cũng đã tìm hiểu, thu thập thông tin từ các tài liệu bên trong chi nhánh.

    5. Kết cấu đề tài:
    Bố cục đề tài gồm 3 phần:
    Phần I: Giới thiệu đề tài .
    Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu .
    - Chương I: Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng tại NHTM.
    - Chương II: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Quảng Ngãi.
    - Chương III: Một số đề xuất và kiến nghị .
    Phần III: Kết luận .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...