Chuyên Đề Phân tích tình hình cho vay tại NHNo&amp PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè.

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1.Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng
    1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng:
    Tín dụng Ngân hàng là quan hệ cho vay giữa Ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế.
    Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, do vậy trong quan hệ với các chủ thể kinh tế, các cá nhân Ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
    Với tư cách là người cho vay, Ngân hàng cấp cho vay cho các chủ thể kinh tế, các cá nhân bằng việc thiết lập các hợp đồng cho vay, các khế ước nhận nợ v v
    Với tư cách là người đi vay, Ngân hàng nhận tiền gởi của các chủ thể kinh tế, các cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gởi: kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng để huy động vốn.
    1.1.2.Bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng ngân hàng :
    à Bản chất tín dụng:
    Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, ở bất kỳ phương thức sản xuất nào cho vay cũng biểu hiện ra bên ngoài như là vay mượn tạm thời một vật hay một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng được giá trị của hàng hóa hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi.
    Để hiểu rõ bản chất của tín dụng cần thiết phải nghiên cứu liên hệ kinh tế trong quá trình vận động của tín dụng và mối liên quan của nó với quá trình sản xuất.
    · Sự vận động của tín dụng
    Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội. Quá trình vận động đó được thể hiện qua các giai đoạn sau:
    + Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay.
    Ở giai đoạn này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Như vậy khi cho vay, giá trị vốn cho vay được chuyển sang người đi vay, đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa thông thường. Bởi vì trong quan hệ mua bán hàng hóa giá trị chỉ thay đổi hình thái tồn tại. Mác viết: “Đối với hàng hóa giản đơn tức là hàng hóa với tư cách là hàng hóa thì ở trong tay người mua và trong tay người bán, nó cũng vẫn là một giá trị như thế chỉ đổi chủ sở hữu khác nhau thôi. Người bán và người mua, cả hai đều có một giá trị như trước, giá trị mà họ đã nhượng đi dưới hình thái hàng hóa, người thứ hai nhượng đi dưới hình thái tiền Trong việc cho vay, chỉ có một bên nhận được giá trị, và cũng chỉ có một bên nhượng đi giá trị mà thôi”.
    + Thứ hai: Sử dụng vốn trong quá trình tái sản xuất.
    Sau khi nhận được giá trị vốn cho vay, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn một mục đích nhất định, ở giai đoạn này vốn vay được sử dụng trực tiếp nếu vay bằng hàng hóa, hoặc vốn vay được sử dụng gián tiếp nếu vay bằng tiền để thỏa mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó, mà chỉ được sở hữu tạm thời trong một thời gian nhất định.
    + Thứ ba: Sự hoàn trả của tín dụng.
    Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn cho vay đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay.
    Như vậy sự hoàn trả của vốn tín dụng là đặc trưng về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.
    Mặc khác sự hoàn trả của tín dụng là quá trình quay trở về của giá trị. Hình thái vật chất của sự hoàn trả là sự vận động dưới hình thái hàng hóa hoặc giá trị. Tuy nhiên sự vận động đó không phải với tư cách là phương tiện lưu thông, mà với tư cách một lượng giá trị được vận động.
    Chính vì sự hoàn trả luôn luôn phải được bảo tồn về mặt giá trị và có phần tăng thêm dưới hình thức lợi tức. Ngay cả tỷ trọng, điều kiện lạm phát sự hoàn trả về mặt giá trị cũng phải được tôn trọng thông qua cơ chế điều tiết bằng lãi suất.
    à Chức năng tín dụng:
    Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có 3 chức năng sau đây:
    + Một là: Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
    Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
    Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...