Luận Văn Phân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC​ 201388449" Chương 1. TỔNG QUAN 1
    201388450" 1.1 Lý do chọn đề tài: 1
    201388451" 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1
    1.3 Phương pháp nghiên cứu: 2
    201388453" 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu: 2
    201388454" 1.3.2 Phương pháp phân tích: 2
    201388455" 1.4 Phạm vi nghiên cứu: 2
    201388456" Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    201388457" 2.1 Khái niệm hoạt động tín dụng. 3
    201388458" 2.2 Bản chất, vai trò và chức năng của tín dụng. 3
    201388459" 2.2.1 Bản chất của tín dụng. 3
    201388460" 2.2.2 Chức năng của tín dụng. 3
    201388461" 2.2.3 Vai trò của tín dụng. 3
    201388462" 2.3 Hình thức cho vay. 4
    201388463" 2.4 Nguyên tắc và điều kiện cho vay. 6
    201388464" 2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng. 7
    201388465" 2.5.1 Hệ số thu nợ. 7
    201388466" 2.5.2 Vòng quay vốn tín dụng. 7
    201388467" 2.5.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. 7
    201388468" Chương 3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH 8
    201388469" 3.1 Đôi nét về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam 8
    201388470" 3.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành 8
    201388471" 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển. 8
    201388472" 3.2.2 Cơ cấu tổ chức. 9
    201388473" 3.2.3 Lĩnh vực kinh doanh tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành. 11
    201388474" 3.4 Quy trình cho vay tại Chi nhánh huyện Châu Thành. 12
    201388475" 3.5. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007. 13
    201388476" 3.6. Phương hướng và kế hoạch phát triển của NHNo & PTNT Châu Thành trong năm 2008: 15
    201388477" Chương 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH 19
    201388478" 4.1 Đánh giá tổng nguồn vốn và vốn huy động. 19
    201388479" 4.2 Phân tích hiệu quả tín dụng. 20
    201388480" 4.2.1 Doanh số cho vay. 20
    201388481" 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ. 25
    201388482" 4.2.4 Nợ quá hạn của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007. 32
    201388483" 4.2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay. 36
    201388484" 4.3 Đánh giá một số thành công và hạn chế chủ yếu của NHNo & PTNT huyện Châu Thành: 37
    201388485" 4.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. 38
    201388486" 4.5 Kiến nghị 40
    201388487" Chương 5. KẾT LUẬN



    1.1 Lý do chọn đề tài:
    An Giang là một trong những tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị lũ lụt đe dọa, có năm gây thiệt hại khá lớn về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của người dân làm cho đời sống nhân dân trong tỉnh gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, tình trạng thiếu vốn trong sản xuất, trong mở rộng đầu tư luôn là vấn đề bất cập, gây nên nhiều trở ngại và là nỗi lo của hầu hết của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, An Giang vẫn được xem là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc xuất khẩu gạo của khu vực. Trong quý I năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP của toàn tỉnh đạt 11,48% tăng 1,29% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, ước được 23,5 triệu USD bằng 36% kế hoạch năm gấp 2,1 lần so cùng kỳ. [1]
    Châu Thành là một huyện tiếp giáp thành phố Long Xuyên, có vai trò góp sức trong việc phát triển kinh tế tỉnh nhà. Trong quý I năm 2008 huyện Châu Thành có tổng diện tích gieo trồng 30173,4 ha. Trong đó, lúa 29.524 ha, năng suất bình quân 7,66 tấn/ha giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 24,6% kế hoạch (48.123 triệu đồng) tổng thu ngân sách nhà nước đạt 50.160 triệu đồng [2]. Quy mô sản xuất ngày càng tăng đòi hỏi phải có một nguồn vốn hỗ trợ kịp thời.
    Để đáp ứng nhu cầu vốn đó phải kể đến sự góp phần to lớn của các tổ chức trung gian tài chính, thông qua việc hỗ trợ về vốn, các tổ chức tín dụng nói chung và chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành nói riêng. Trong thời gian qua ngân hàng đã góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà lên một bước đáng kể. Tuy nhiên, cho vay như thế nào đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, hạn chế tối thiểu nợ quá hạn, nhưng vẫn hỗ trợ vốn đúng đối tượng, đúng kế hoạch, phương hướng phát triển mà huyện đề ra nhằm đáp ứng tốt mục tiêu phát triển của huyện.
    Tuy nhiên, cho vay và sử dụng vốn vay như thế nào để an toàn và đạt hiệu quả cao nhằm đáp ứng tốt mục tiêu phát triển của huyện và trên thực tế còn nhiều nội dung cần phải đặt ra. Xuất phát từ bức xúc đó em quyết định chọn đề tài: "Phân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành" làm luận văn tốt nghiệp của mình.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
    Việc phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành nhằm đạt các mục tiêu sau:
    - Nắm bắt được hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ, nợ quá hạn và một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay để thấy được những mặt tích cực hay những hạn chế của hoạt động này.
    - Từ đó làm cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm giúp NHNo & PTNT huyện Châu Thành nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong giai đoạn sắp tới.


    1.3 Phương pháp nghiên cứu
    Để nắm được các thông tin, dữ liệu một cách chính xác và đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu phân tích các mục tiêu đã đặt ra, tác giả đã áp dụng một số phương pháp sau:
    1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
    Để xem xét tổng quan tình hình cho vay và quản lý nợ vay đề tài sử dụng số liệu thứ cấp thông qua việc thu thập tài liệu từ các bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động tín dụng, văn kiện Đại hội Thành viên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2005 – 2007. Đồng thời, còn tìm hiểu qua các sách báo, niên giám thống kê trong địa bàn tỉnh An Giang, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
    Để phản ánh một cách chính xác các nguyên nhân dẫn đến tình hình cho vay của ngân hàng đề tài còn thu dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ tín dụng và kế toán trưởng tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành. Các cuộc phỏng vấn chủ yếu là đối thoại trực tiếp giữa tác giả với các đối tượng phỏng vấn để nắm bắt các nguyên nhân của vấn đề một cách chính xác hơn.
    1.3.2 Phương pháp phân tích:
    Dựa vào các số liệu thực tế của ngân hàng qua 3 năm để tính ra các chỉ số dựa trên các phương pháp:
    Số tuyệt đối = năm sau - năm trước​ Số tương đối (%) (tỷ lệ % tăng giảm) = (số tuyệt đối/năm cũ) x 100​ Dùng biểu đồ hình cột để thấy xu hướng vận động và biểu đồ hình cầu để thấy cơ cấu của các yếu tố cần phân tích.
    Phương pháp nghiên cứu trường hợp: phân tích các số liệu trong một thời điểm nhất định, trong từng trường hợp cụ thể.
    Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: từ số liệu của các báo cáo, các văn kiện được tổng hợp, phân tích và so sánh qua các năm để đưa ra nhận xét.
    Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp cơ cấu, tỷ lệ để thấy rõ sự biến động của tình hình cho vay của ngân hàng qua các năm.
    1.4 Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài chỉ dựa trên phân tích doanh số cho vay trong giai đoạn 2005 - 2007, quy trình cho vay để đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng nhưng chưa nêu được ảnh hưởng của sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn về lãi suất, về qui mô, lịch sử hoạt động và các điều kiện khác.

    201388487" 43
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...