Luận Văn Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục:
    Lời mở đầu: . 1
    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng và tín dụng ngân hàng 2
    I. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng 2
    1.Khái niệm tín dụng 2
    2.Nguyên tắc tín dụng . 2
    3.Chức năng và vai trò của tín dụng . 2
    3.1 Chức năng của tín dụng . 2
    3.2 Vai trò của tín dụng 3
    II.Một số vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng . 4
    1.Khái niệm tín dụng ngân hàng . 4
    2.Đặc điểm của tín dụng ngân hàng . 4
    3.Nguyên tắc cho vay . 4
    4.Phân loại tín dụng ngân hàng . 4
    5.Phương thức cho vay ngắn hạn 5
    5.1Cho vay bổ sung vốn lưu động 6
    5.2 Chiết khấu chứng từ có giá . 7
    6.Quy trình cho vay 7
    III DNNQD và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNQD 8
    1.Khái niệm doanh nghiệp . 8
    2.Vai trò của DNNQD đối với sự phát triển kinh tế . 8
    3.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNQD . 10
    4.Một số quy định về cho vay ngắn hạn đối với DNNQD 11
    Chương II: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại chi nhánh NHCTĐN . 12
    A.Tổng quan về CNNHCTĐN 12
    I.Vài nét giới thiệu về CNNHCTĐN . 12
    1.Sự hình thành và phát triển của CNNHCTĐN . 12
    2.Chức năng và nhiệm vụ . 12
    2.1Chức năng . 12
    2.2 Nhiệm vụ 12
    II.Cơ cấu tổ chức 13
    1.Sơ đồ 13
    2.Nhiệm vụ của các phòng ban . 14
    3.Vai trò của CNNHCT đối với nền kinh tế Đà Nẵng 14
    4. Định hướng hoạt động của CNNHCTĐN từ năm 2005 trở đi . 15
    B.Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại CNNHCTĐN 16
    I.Quy trình cho vay . 16
    1.Sơ đồ 16
    2.Nội dung 17
    2.1Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn . 17
    2.2CBTD tiến hành xét duyệt và thẩm định 18
    2.3Kí hợp đồng bảo đảm tiền vay . 19
    2.4Kí hợp đồng tín dụng . 19
    2.5Lập giấy nhận nợ, rút tiền vay . 19
    2.6 Kiểm tra giám sát vốn vay . 19
    2.7Thu nợ và thu lãi theo kế hoạch 20
    2.8Thanh lý hợp đồng tín dụng 20
    2.9Giải chấp tài sản đảm bảo 20
    2.10 Lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay . 20
    II.Phân tích tình hình chung về hoạt động tín dụng của CNNHCTĐN . 21
    1.Kết quả về tình hình cho vay chung của CNNHCTĐN 21
    1.1Tình hình về nguồn vốn 21
    1.2Tình hình cho vay 22
    2.Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD .24
    2.1 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD theo ngành kinh tế 24
    2.2 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo loại hình doanh nghiệp . 26
    2.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD theo quy mô . 28
    2.4 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD theo hình thức đảm bảo 29
    2.5Kết quả hoạt động kinh doanh của CNNHCT ĐN trong 2 năm qua . 32


    Chương III: Đánh giá chung về tình hình cho vay đối với DNNQD. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng và một vài ý kiến đóng góp . 35
    I. Đánh giá chung về tình hình cho vay đối với DNNQD 35
    II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng 37
    1.Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro 37
    1.1Hoàn thiện kĩ thuật thẩm định các nhu cầu vay vốn 37
    1.2Nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ thẩm định dự án 37
    2.Giải pháp công nghệ tin học với hoạt động thông tin tín dụng . 38
    3.Giải pháp hỗ trợ tài chính cho các DNNQD qua hệ thống NHTMQD . 40
    4.Giải pháp mở rộng tín dụng 41
    4.1 Đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng 41
    4.2 Chính sách khách hàng 41
    4.3 Chính sách lãi suất . 42
    4.4 Mở rộng tín dụng thông qua cho vay đồng tài trợ 43
    III.Kiến nghị:
    1. Để đồng kim loại đi vào cuộc sống 43
    2. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm thu hút khách hàng 45
    3.Tại trụ sở chính CNNHCTĐN 48


    Lời mở đầu:
    Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới hoạt động ngân hàng trở nên thông dụng và hệ thống ngân hàng đã được hình thành bao gồm nhiều ngân hàng với những hoạt động và chức năng khác nhau.
    Trong một nền kinh tế nhu cầu tín dụng thường xuyên phát sinh do các do các doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới các phương tiện vận chuyển.
    Đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay nhu cầu vốn rất lớn trong lúc các nhà kinh doanh chưa tích lũy được nhiều, chưa có thời gian để tích lũy vốn, tâm lý đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp của công chúng còn rất hạn chế. Do vậy đầu tư vào các doanh nghiệp mới chủ yếu là dựa vào vốn tự có của các nhà kinh doanh và phần còn lại chủ yếu là nhờ vào sự tài trợ của hệ thống ngân hàng.
    Hệ thống ngân hàng thương mại là hệ thống kinh doanh tiền tệ có kinh nghiệm trong việc nắm bắt thị trường, có kinh nghiệm thẩm định các dự án vì vậy việc các ngân hàng thương mại tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp trong quan hệ thanh toán với khách hàng, thông tin cần thiết cho khách hàng
    Nhận thức được tầm quan trọng của ngân hàng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia nên em đã tìm hiểu hoạt động cho vay tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng với đề tài: “Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh”.
    Đề tài: “Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh” này chỉ là một phần rất nhỏ trong rất nhiều nghiệp vụ của ngân hàng. Qua chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế, Khoa Tài Chính- Ngân Hàng đặc biệt là cô Trịnh Thị Trinh và các anh chị trong NHCT Đà Nẵng.
    Tuy nhiên, do thời gian và năng lực có hạn nên chuyên đề này khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô giáo và các bạn thông cảm và góp ý kiến để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
    Đà Nẵng, ngày tháng 04 năm 2005.
    Sinh viên:
    Nguyễn Thị Thu Mỵ




    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng và tín dụng ngân hàng
    I. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng:

    1. Khái niệm tín dụng:
    Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một khoảng thời gian nhất định thì sẽ thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
    2. Nguyên tắc tín dụng: gồm có 3 nguyên tắc sau:

    -Nguyên tắc hoàn trả: vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. Đây là nguyên tắc chủ đạo trong quan hệ tín dụng khi ngân hàng cấp tiền vay ngân hàng phải có cơ sở tin rằng người vay phải có khả năng trả nợ một cách đầy đủ và đúng hạn bằng không hợp đồng tín dụng không thể kí kết giúp cho ngân hàng tái tạo nguồn vốn có lãi để trang trải chi phí và tiếp tục cho vay.

    -Nguyên tắc 2: Vốn vay phải có mục đích và sử dụng đúng mục đích để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối. Khi cấp tiền vay ngân hàng phải biết vốn vay được sử dụng vào mục đích nào, khả năng thu hồi vốn ra sao, lợi nhuận tạo ra có đủ khả năng trả nợ hay không, mức độ mạo hiểm của việc sử dụng vốn như thế nào.
    -Nguyên tắc 3: Vốn vay phải có đảm bảo, trong nền kinh tế thị trường việc dự báo các sự kiện xảy ra trong tương lai một cách tương đối là khó chính xác vì vậy việc phân tích đánh giá khả năng trả nợ của người vay là không chắc chắn, vì vậy phải có dự phòng, cần phải có yếu tố đảm bảo.
    3. Chức năng và vai trò của tín dụng:
    3.1 Chức năng của tín dụng:
    3.1.1 Phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế:
    Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác hay sự vận động vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân có vốn tạm thời thừa sang các doanh nghiệp, cá nhân đang tạm thời thiếu vốn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng được liên tục trong xã hội.
    Vốn tín dụng có thể phân phối dưới 2 hình thức:
    - Phân phối trực tiếp là việc phân phân phối từ chủ thể tạm thời thừa vốn sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng.
    - Phân phối gián tiếp: được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung gian như ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty tài chính

    3.1.2 Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông xã hội:
    -Trong thời kì đầu, tiền tệ lưu thông là hoá tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng phát triển,các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền lưu thông. Lợi dụng đặc điểm này các ngân hàng đã bắt đầu phát hành tiền giấy vào lưu thông.
    -Ngày nay, ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông. Nói tóm lại tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế.
    3.1.3 Phản ánh và kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế: Nhà nước có thể điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng một cách kịp thời phương tiện tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá.
    3.2 Vai trò của tín dụng:
     
Đang tải...