Chuyên Đề Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu:
    Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới hoạt động ngân hàng trở nên thông
    dụng và hệ thống ngân hàng đã được hình thành bao gồm nhiều ngân hàng với những
    hoạt động và chức năng khác nhau.
    Trong một nền kinh tế nhu cầu tín dụng thường xuyên phát sinh do các do các
    doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới
    các phương tiện vận chuyển.
    Đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay nhu cầu vốn rất lớn trong lúc
    các nhà kinh doanh chưa tích lũy được nhiều, chưa có thời gian để tích lũy vốn, tâm lý
    đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp của công chúng còn rất hạn chế. Do vậy đầu tư
    vào các doanh nghiệp mới chủ yếu là dựa vào vốn tự có của các nhà kinh doanh và
    phần còn lại chủ yếu là nhờ vào sự tài trợ của hệ thống ngân hàng.
    Hệ thống ngân hàng thương mại là hệ thống kinh doanh tiền tệ có kinh nghiệm
    trong việc nắm bắt thị trường, có kinh nghiệm thẩm định các dự án vì vậy việc các
    ngân hàng thương mại tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa đảm bảo lợi ích của các
    doanh nghiệp trong quan hệ thanh toán với khách hàng, thông tin cần thiết cho khách
    hàng
    Nhận thức được tầm quan trọng của ngân hàng đối với sự phát triển của nền
    kinh tế của mỗi quốc gia nên em đã tìm hiểu hoạt động cho vay tại Chi Nhánh Ngân
    Hàng Công Thương Đà Nẵng với đề tài: “Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối
    với doanh nghiệp ngoài quốc doanh”.
    Đề tài: “Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài
    quốc doanh” này chỉ là một phần rất nhỏ trong rất nhiều nghiệp vụ của ngân hàng.
    Qua chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo
    trường Đại Học Kinh Tế, Khoa Tài Chính- Ngân Hàng đặc biệt là cô Trịnh Thị Trinh
    và các anh chị trong NHCT Đà Nẵng.
    Tuy nhiên, do thời gian và năng lực có hạn nên chuyên đề này khó tránh khỏi
    những thiếu sót. Kính mong thầy cô giáo và các bạn thông cảm và góp ý kiến để
    chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
    Đà Nẵng, ngày tháng 04 năm 2005.
    Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Mỵ
    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng và tín dụng ngân hàng
    I. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng:
    1. Khái niệm tín dụng:
    Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử
    dụng để sau một khoảng thời gian nhất định thì sẽ thu về một lượng giá trị lớn hơn
    lượng giá trị ban đầu.
    2. Nguyên tắc tín dụng: gồm có 3 nguyên tắc sau:
    -Nguyên tắc hoàn trả: vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. Đây là
    nguyên tắc chủ đạo trong quan hệ tín dụng khi ngân hàng cấp tiền vay ngân hàng phải
    có cơ sở tin rằng người vay phải có khả năng trả nợ một cách đầy đủ và đúng hạn bằng
    không hợp đồng tín dụng không thể kí kết giúp cho ngân hàng tái tạo nguồn vốn có lãi
    để trang trải chi phí và tiếp tục cho vay.
    -Nguyên tắc 2: Vốn vay phải có mục đích và sử dụng đúng mục đích để đảm
    bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối. Khi cấp tiền vay ngân hàng phải biết vốn vay
    được sử dụng vào mục đích nào, khả năng thu hồi vốn ra sao, lợi nhuận tạo ra có đủ
    khả năng trả nợ hay không, mức độ mạo hiểm của việc sử dụng vốn như thế nào.
    -Nguyên tắc 3: Vốn vay phải có đảm bảo, trong nền kinh tế thị trường việc dự
    báo các sự kiện xảy ra trong tương lai một cách tương đối là khó chính xác vì vậy việc
    phân tích đánh giá khả năng trả nợ của người vay là không chắc chắn, vì vậy phải có
    dự phòng, cần phải có yếu tố đảm bảo.
    3. Chức năng và vai trò của tín dụng:
    3.1 Chức năng của tín dụng:
    3.1.1 Phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế:
    Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác hay sự vận
    động vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân có vốn tạm thời thừa sang các doanh nghiệp, cá
    nhân đang tạm thời thiếu vốn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng
    được liên tục trong xã hội.
    Vốn tín dụng có thể phân phối dưới 2 hình thức:
    - Phân phối trực tiếp là việc phân phân phối từ chủ thể tạm thời thừa vốn sang
    chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó để sản xuất kinh doanh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...