Chuyên Đề Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỖ TRỢ MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI MHB.
    1.1. Phương pháp luận.
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.
    1.1.1.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng.
    + Tín dụng xuất pháp từ nguồn gốc la tinh Credium – tức là tin tưởng hay tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian nước ta là sự vay mượn.
    + Tín dụng NH (sau đây gọi tắt là tín dụng) là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NH cho KH trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.
    Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng NH chứa đựng ba nội dung:
    ü Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.
    ü Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời và có thời hạn.
    ü Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
    1.1.1.2. Tình hình huy động vốn.
    + Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để NH có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp TD và cung cấp các dịch vụ NH cho KH.
    + Vốn huy động của NH thực chất là vốn đi vay, nhưng vay của công chúng bao gồm: vốn huy động qua tài khoản tiền gửi, vốn huy động bằng chứng từ có giá và vốn huy động từ các tổ chức TD khác.
    ü Vốn huy động qua tài khoản tiền gửi:
    @ Tiền gửi thanh toán: là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho KH tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng KH, cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua NH.
    @ Tiền gửi tiết kiệm: bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi tiết kiệm khác.
    ü Vốn huy động bằng chứng từ có giá: @ Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức TD phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một khoản thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện cam kết giữa tổ chức TD và người mua. Bao gồm kỳ phiếu NH có mục đích, trái phiếu NH và chứng chỉ tiền gửi.
    Với phương thức huy động nói trên. NH áp dụng mức lãi suất huy động linh hoạt với từng thời kỳ và đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi cho chi nhánh. KH được chọn một trong các hình thức lấy lãi như sau: nhận lãi đầu kỳ, nhận lãi cuối kỳ và nhận lãi định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý).
    ü Huy động vốn từ các tổ chức TD khác và từ Ngân hàng Nhà nước.
    1.1.1.3. Tình hình sử dụng vốn.
    + Cấp tín dụng: là việc NH thỏa thuận với KH được sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu / tái chiết khấu, bao thanh toán và các nghiệp vụ khác theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành.
    + Cho vay: Là một hình thức TD , theo đó NH giao cho KH một khoản tiền cụ thể dưới nhiều hình thức, để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi.
    ü Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn nhỏ hoặc bằng 1 năm. ( cho vay ngắn hạn <= 1 năm). Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
    ü Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 – 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
    ü Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
    + Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là việc cho vay vốn của NH mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của KH vay được cam kết đảm bảo thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của KH vay hoặc thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba.
    + Cho vay không có đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH vay vốn để quyết định cho vay.
    + Thời hạn cho vay: là khoản thời gian được tính kể từ khi KH bắt đầu nhận khoản tiền đầu tiên cho đến thời điểm hoàn trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng TD giữa tổ chức TD và KH.
    ü Thời gian giải ngân: được tính từ khi KH nhận tiền vay lần đầu tiên đến khi kết thúc việc nhận tiền vay.
    ü Thời gian tính lãi đối với tiền vay: là ngày KH nhận vốn vay là ngày bắt đầu tính lãi, ngày KH trả vốn vay là ngày không tính lãi.
    + Kỳ hạn trả nợ: là các khoản thời gian, trong thời hạn cho vay đã được thỏa thuận giữa NH và KH phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay.
    ü Thời gian ân hạn: là khoản thời gian từ ngày KH nhận tiền vay lần đầu tiên cho đến trước ngày bắt đầu của kỳ hạn trả nợ đầu tiên.
    + Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là việc NH chấp nhận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng TD.
    + Gia hạn nợ vay: là việc NH chấp nhận kéo dài thêm một khoản thời gian ngoài thời gian cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng TD.
    + Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là việc NH điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay đối với khoản nợ của KH.
    + Dự án đầu tư / phương án sản xuất kinh doanh: là tập hợp những đề xuất, trong đó có nhu cầu vốn, vay vốn, cách thức sử dụng vốn và cách thức trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định.
    + Khả năng tài chính của KH vay: là khả năng về vốn, tài sản của KH vay để đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán.
    1.1.1.4. Các hình thức cho vay.
    + Cho vay mua Nhà: là hình thức NH cho KH vay một khoản tiền với mục đích sử dụng là hỗ trợ vốn trong việc mua Nhà ở mới.
    + Cho vay xây Nhà: là hình thức NH cho KH vay một khoản tiền với mục đích hỗ trợ xây dựng Nhà ở mới.
    + Cho vay sửa chữa Nhà: là hình thức NH cho KH vay một khoản tiền với mục đích sửa chữa Nhà ở mới.
    1.1.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay và kết quả hoạt động kinh doanh.
    Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay:
    a) Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản TD mà NH cho vay trong một thời gian nhất định, bao gồm vốn đã thu hồi và chưa thu hồi.
    b) Doanh số dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả khoản TD mà NH thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
    c) Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay và chưa thu về được trong một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ NH sẽ so sánh giữa 2 chỉ tiêu: doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
    d) Nợ quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà KH không có khả năng trả nợ cho NH và không có lý do chính đáng. Khi đó NH sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn.
    e) Dư nơ / tổng vốn huy động: xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động được, giúp phân tích so sánh khả năng cho vay của NH với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá nhỏ thì NH sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp.
    [​IMG]





    f) Dư nợ / Tổng nguồn vốn: xác định hiệu quả sử dụng của một đồng vốn đầu tư, giúp phân tích khả năng cho vay của NH với tổng nguồn vốn huy động được

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]





    g) Hệ số thu nợ: chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả TD trong việc thu hồi nợ của NH cũng như khả năng trả nợ vay của KH. Nó phản ánh DSCV nhất định trong một thời kỳ nào đó NH sẽ thu được bao nhiều đồng vốn. Chỉ số này càng cao được xem là càng tốt.
    [​IMG]



    [​IMG] h) Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ (%): là chỉ tiêu đo lường chất lượng nghiệp vụ TD của NH. Chất lượng TD của NH tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ quá hạn, nói cách khác chất lượng TD của NH này càng cao thì chỉ số này thấp.



    i) Dư nợ / Tổng dư nợ: chỉ số này dùng để xác định cơ cấu TD theo thời hạn. Để từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    j) Vòng quay vốn tín dụng: đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu số lần vay vốn TD càng cao thì đồng vốn của NH vay càng nhanh, luân chuyên liên tục đạt hiệu quả cao.

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]





    Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Vòng quay vốn TD càng lớn thì tốc độ luân chuyển vốn TD càng tốt.


    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]





    Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh:
    a) Phân tích thu nhập của NHTM: NHTM thường có các khoản thu nhập chủ yếu thu về hoạt động kinh doanh như: thu lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi hùn vốn mua cổ phần, kinh doanh vàng bạc đá quý, chứng khoán, dịch vụ ngoại tệ, . và thu khác về hoạt động kinh doanh như thanh lý tài sản, tiền phạt theo quy chế, .
    Chỉ số về thu nhập của NH giúp phân tích, xác định được cơ cấu của thu nhập để từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận cho NH, đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh.
    b) Phân tích chi phí của NHTM: chi phí của NHTM bao gồm những khoản như: lãi tiền gửi, lãi tiền vay, lãi phát hành giấy tờ có giá, chi phí kinh doanh các loại vàng bạc, đá quý, ngoại tệ, chứng khoán và các hoạt động kinh doanh khác.
    Chỉ tiêu này giúp ta phân tích được kết cấu từng khoản chi để có thể hạn chế các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược mà NH đã đề ra.
    c) Phân tích lợi nhuận của NHTM: lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTM. Lợi nhuận có thể hữu hình như tài sản, tiền, . hay vô hình như uy tín của NH, hoặc phần trăm thị phần mà NH chiếm được, . phân tích lợi nhuận một cách chặt chẻ và khoa học giúp theo dõi, kiểm soát đánh giá một cách đúng đắn các chính sách tiền gửi và cho vay để có những đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, từ đó xem xét được các kế hoạch mở rộng và tăng trưởng của NH trong tương lai.

    Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.
    1.2: Kết luận chương 1:
    + Để đánh giá về một số chỉ tiêu như hiệu quả hoạt động cho vay và kết quả hoạt động kinh doanh về tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa Nhà ở tại MHB chi nhánh Cần Thơ, ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở chương 2.




























    Chương 2:
    PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY HỖ TRỢ MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ TẠI MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ.

    2.1. Giới thiệu tổng quan về MHB chi nhánh Cần Thơ.
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
    + Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) là một trong 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam được thành lập năm 1997 theo quyết định số 769/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ Tướng Chính phủ với vốn điều lệ 800 tỉ đồng. Ngân hàng MHB đã chính thức đi vào hoạt động năm 1998 có Hội sở chính đặt tại số 17 – bến Chương Dương, Quận 1, TP.HCM với 1 văn phòng đại diện tại Hà Nội và 112 chi nhá
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...