Luận Văn Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh An Giang

    MỤC LỤC
    Mục lục i
    Danh mục các chữ viết tắt . v
    Danh mục các bảng . vi
    Danh mục biểu đồ vii
    Danh mục các hình vii
    Chương 1: GIỚI THIỆU . 1
    1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu . 2
    1.4. Phương pháp nghiên cứu . 2
    1.5. Ý nghĩa thực tiễn . 3
    1.6. Cấu trúc của khóa luận 3
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
    2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng 4
    2.1.1. Khái niệm tín dụng 4
    2.1.2. Phân loại tín dụng 4
    2.1.2.1. Theo thời hạn cho vay . 4
    2.1.2.2. Theo mục đích sử dụng vốn . 4
    2.1.2.3. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng . 5
    2.1.2.4. Theo phương thức cho vay 5
    2.1.2.5. Theo tính chất luân chuyển vốn . 5
    2.1.2.6. Theo chủ thể 5
    2.1.3. Vai trò của tín dụng . 6
    2.1.4. Chức năng của tín dụng . 6
    2.1.5. Nguyên tắc và điều kiện của tín dụng 6
    2.1.5.1. Nguyên tắc 6
    2.1.5.2. Điều kiện . 7
    2.1.6. Các phương thức cho vay 7
    2.1.6.1. Cho vay từng lần . 7
    2.1.6.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng 7
    2.1.6.3. Cho vay theo dự án đầu tư . 7
    2.1.6.4. Cho vay hợp vốn 7
    2.1.6.5. Cho vay trả góp . 7
    2.1.6.6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng 7
    2.1.6.7. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng . 7
    2.1.6.8. Cho vay theo hạn mức thấu chi 8
    2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 8
    2.2.1. Khái niệm liên quan đến hoạt động tín dụng 8
    2.2.1.1. Doanh số cho vay 8
    2.2.1.2. Doanh số thu nợ . 8
    2.2.1.3. Dư nợ cho vay . 8
    2.2.1.4. Nợ quá hạn 8
    2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng . 8
    2.2.2.1. Dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy động . 8
    2.2.2.2. Hệ số thu nợ 9
    2.2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn 9
    2.2.2.4. Vòng quay vốn tín dụng . 9
    Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NHNo – CHI NHÁNH AN GIANG . 10
    3.1. Tổng quan về NHNo – Chi nhánh An Giang . 10
    3.1.1. Giới thiệu sơ lược về NHNo – Chi nhánh An Giang . 10
    3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo – Chi nhánh An Giang . 11
    3.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban . 11
    3.2.1. Cơ cấu tổ chức: . 11
    3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban . 13
    3.2.2.1. Giám đốc . 13
    3.2.2.2. Phó giám đốc . 13
    3.2.2.3. Phòng Tín dụng . 14
    3.2.2.4. Phòng Kế toán - ngân quỹ 14
    3.2.2.5. Phòng Kế hoạch tổng hợp 14
    3.2.2.6. Phòng Điện toán 15
    3.2.2.7. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ 15
    3.2.2.8. Phòng Hành chánh - nhân sự 15
    3.2.2.9. Phòng Dịch vụ - marketing 16
    3.2.2.10. Phòng Kinh doanh ngoại hối 16
    3.3. Chính sách tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang . 16
    3.3.1. Điều kiện vay vốn, nguyên tắc cho vay, thể loại, mức cho vay, thời hạn, lãi
    suất cho vay . 16
    3.3.1.1. Điều kiện vay vốn 16
    3.3.1.2. Nguyên tắc cho vay . 18
    3.3.1.3. Thể loại cho vay 18
    3.3.1.4. Mức cho vay 19
    3.3.1.5. Thời hạn cho vay . 19
    3.3.1.6. Lãi suất cho vay . 20
    3.3.2. Quy trình xét duyệt cho vay . 20
    3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo – Chi nhánh An Giang qua ba năm
    (2008-2010) . 21
    3.5. Thuận lợi và khó khăn . 24
    3.5.1. Thuận lợi 24
    3.5.2. Khó khăn 25
    3.6. Định hướng phát triển năm 2011 (Phương hướng kinh doanh năm 2011) 25
    Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NHNo –
    CHI NHÁNH AN GIANG QUA BA NĂM (2008-2010) . 27
    4.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang . 27
    4.2. Tình hình tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang . 27
    4.2.1. Khái quát tình hình tín dụng năm 2010 của một vài ngân hàng hoạt động trên
    địa bàn tỉnh An Giang 27
    4.2.2. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn tại NHNo – Chi nhánh An Giang
    qua ba năm (2008-2010) 29
    4.2.3. Tình hình tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang giai đoạn 2008-2010 . 32
    4.3. Thực trạng cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang qua ba năm
    (2008-2010) . 37
    4.3.1. Phân tích doanh số cho vay 37
    4.3.1.1. Theo thể loại cho vay . 37
    4.3.1.2. Theo thành phần kinh tế . 39
    4.3.1.3. Theo ngành kinh tế 41
    4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ 44
    4.3.2.1. Theo thể loại cho vay . 44
    4.3.2.2. Theo thành phần kinh tế . 46
    4.3.2.3. Theo ngành kinh tế 48
    4.3.3. Phân tích dư nợ . 51
    4.3.3.1. Theo thể loại cho vay . 51
    4.3.3.2. Theo thành phần kinh tế . 52
    4.3.3.3. Theo ngành kinh tế 54
    4.3.4. Phân tích nợ xấu 57
    4.3.4.1. Theo thể loại cho vay . 57
    4.3.4.2. Theo thành phần kinh tế . 58
    4.3.4.3. Theo ngành kinh tế 59
    4.4. Đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang . 60
    4.4.1. Phân tích dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động . 63
    4.4.2. Phân tích hệ số thu nợ 63
    4.4.3. Phân tích vòng quay vốn tín dụng 65
    4.4.4. Phân tích tỷ lệ nợ xấu 65
    4.5. Kết quả đạt được và hạn chế trong cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh
    An Giang . 67
    4.5.1. Kết quả đạt được . 67
    4.5.2. Hạn chế . 68
    4.6. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay doanh
    nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang 68
    4.6.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn . 68
    4.6.2. Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp 69
    4.6.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng doanh nghiệp linh hoạt, phù hợp . 69
    4.6.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 69
    4.6.2.3. Công tác thẩm định tín dụng và giám sát khách hàng . 71
    4.6.2.4. Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng 71
    4.6.2.5. Công tác thu hồi nợ . 72
    4.6.2.6. Các giải pháp khác 73
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 75
    5.1. Kết luận 75
    5.2. Kiến nghị 76
    5.2.1. Đối với NHNN Việt Nam 76
    5.2.2. Đối với NHNo . 76
    5.2.3. Đối với UBND tỉnh An Giang 76
    5.2.4. Đối với NHNN tỉnh An Giang 77
    5.2.5. Đối với NHNo – Chi nhánh An Giang 77
    5.2.6. Đối với các doanh nghiệp . 77
    Tài liệu tham khảo . 78

    TÓM TẮT
    Cho vay là một trong những nghiệp vụ mang lại thu nhập chủ yếu cho các TCTD.
    Vì thế, NHNo – Chi nhánh An Giang đã có những chính sách linh hoạt, kịp thời nhằm
    nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động này. Trong những năm qua, với những thành
    tựu đã đạt được, NHNo – Chi nhánh An Giang đã khẳng định được vị trí và vai trò chủ
    lực trong đầu tư tín dụng tại tỉnh nhà, thị phần tín dụng cao hơn hẳn so với các TCTD
    khác trên địa bàn.
    Kết quả phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang
    trong ba năm qua cho thấy, ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: Doanh số
    cho vay, thu nợ và dư nợ doanh nghiệp đều tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, nợ xấu doanh
    nghiệp lại có xu hướng tăng lên. Song, nếu xét về tỷ trọng của nợ xấu này trong dư nợ
    doanh nghiệp thì NHNo – Chi nhánh An Giang đã cho vay khá hiệu quả khi tỷ trọng này
    không cao và thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu NHNo Việt Nam quy định. Hiệu quả hoạt
    động cho vay doanh nghiệp cũng tăng lên thể hiện qua tỷ lệ dư nợ doanh nghiệp trên vốn
    huy động tăng, tỷ lệ nợ xấu có giảm, vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ cao. Qua đó
    cho thấy, hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang đang được
    mở rộng theo hướng an toàn, hiệu quả và đạt chất lượng cao.
    Từ thực tế trên, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay doanh nghiệp tại NHNo
    – Chi nhánh An Giang, đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu về: chính sách tín
    dụng doanh nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực; công tác thẩm định tín dụng và giám sát
    khách hàng; chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng; công tác thu hồi nợ,

    Chương 1
    GIỚI THIỆU
    1.1. Cơ sở hình thành đề tài:
    Sau những tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 – 2008,
    kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi và tăng trưởng trở lại. Hòa cùng với cả
    nước, tình hình kinh tế – xã hội tỉnh An Giang trong năm 2010 cũng đã đạt được những
    thành tựu đáng kể: “GDP bình quân đầu người đạt 21 triệu đồng (năm 2009 là 18,4%);
    sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 17,5%; nhiều doanh nghiệp
    thành lập mới đã đi vào hoạt động, các khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
    đưa vào sử dụng; giá trị ngành xây dựng cũng tăng 16,1%; sản xuất nông nghiệp trên
    lĩnh vực trồng trọt đạt kết quả khả quan, thắng lợi toàn diện trên cả 03 mặt: diện tích,
    năng suất, sản lượng ” (Cục Thống kê An Giang, 2010: 1-2). Để đạt được những kết
    quả trên, An Giang đã từng bước khắc phục những hậu quả sau cuộc khủng hoảng, đẩy
    mạnh phát triển, nhất là những lĩnh vực thuộc thế mạnh của tỉnh bằng việc áp dụng khoa
    học kỹ thuật tiên tiến mở rộng quy mô sản xuất để kịp thời cung ứng đủ nguyên liệu,
    hàng hóa cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, đem lại thu nhập ổn định cho người lao
    động, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà; đồng thời cũng đẩy nhanh tiến độ thực hiện
    các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật trong tỉnh. Để
    đáp ứng được những yêu cầu này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn.
    Với thế mạnh là ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số
    lượng khách hàng, NHNo với chức năng, nhiệm vụ là một ngân hàng kinh doanh đa
    năng, có nhiều hình thức kinh doanh, cung cấp dịch vụ tiện ích khác nhau cho nền kinh
    tế và cho xã hội. Tuy nhiên hoạt động cho vay từ nguồn vốn huy động được vẫn là hình
    thức kinh doanh phổ biến nhất để cung cấp vốn cho tất cả các thành phần kinh tế, đồng
    thời mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.
    Vì thế, trước những yêu cầu cấp thiết của tỉnh nhà, NHNo – Chi nhánh An Giang
    đã xác định nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh tế, đặt biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt
    động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua việc cấp vốn ngắn hạn
    để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây
    dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; góp phần thực hiện
    thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn An
    Giang.
    Song, với quy luật chọn lọc khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, hầu hết các
    doanh nghiệp – các khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ
    thua lỗ khi môi trường kinh doanh phải cạnh tranh gay go, khốc liệt. Do đó rủi ro mà
    các ngân hàng gặp phải thường rất phức tạp, đa dạng với nhiều hình thức và mức độ
    khác nhau, trong đó rủi ro tín dụng giữ vị trí trọng yếu. Điều này ảnh hưởng đến lợi
    nhuận của ngân hàng, làm cho nợ xấu gia tăng, nguy cơ không thu hồi được vốn khá
    cao.
    Cho nên, khi cho vay doanh nghiệp – nghiệp vụ chiếm gần 1/3 doanh số cho vay
    của ngân hàng – đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xem xét kỹ trước khi kiến nghị cho vay và
    quản lý các khoản cho vay như thế nào cho tốt, vừa đảm bảo được lợi ích của ngân
    hàng, hạn chế được rủi ro vừa thu hút và giữ chân khách hàng trong bối cảnh thị phần
    giữa các TCTD trong địa bàn tỉnh ngày càng bị chia nhỏ.
    Từ thực tế trên, đề tài “Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh An Giang” sẽ phần nào
    giúp hiểu rõ được thực trạng cho vay doanh nghiệp tại các ngân hàng nói chung, NHNo
    – Chi nhánh An Giang nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Đánh giá tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang trong
    giai đoạn 2008 – 2010.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động cho
    vay doanh nghiệp tại chi nhánh.
    1.3. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi
    nhánh An Giang trong giai đoạn 2008-2010 để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
    nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này tại ngân hàng.
    1.4. Phương pháp nghiên cứu:
    - Khảo cứu cơ sở lý thuyết bao gồm lý thuyết thuần và các nghiên cứu trước.
    - Sử dụng các loại dữ liệu thứ cấp là những báo cáo tài chính của NHNo – Chi
    nhánh An Giang trong các năm 2008-2010.
    - Sử dụng những phương pháp: thống kê, phân tích và so sánh số liệu, dữ liệu thu
    thập được.
    Sơ đồ nghiên cứu:
    1.5. Ý nghĩa thực tiễn:
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phần nào cho thấy thực trạng cho vay doanh
    nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang. Thông qua đó, đề tài sẽ giúp ngân hàng nhận
    định được những mặt mạnh cần phát huy cũng như khắc phục những khó khăn, vướng
    mắc (nếu có) trong lĩnh vực này. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho
    các nghiên cứu sâu hơn về hoạt động tín dụng doanh nghiệp.
    1.6. Cấu trúc của khóa luận:
    Khóa luận gồm 5 chương:
    Chương 1: Giới thiệu. Chương này sẽ nêu lên cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu,
    đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
    Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này sẽ giới thiệu tổng quát những vấn đề cơ
    bản về tín dụng và các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân
    hàng.
    Chương 3: Giới thiệu về NHNo – Chi nhánh An Giang. Chương này sẽ giới
    thiệu về quá trình hình thành và hoạt động của ngân hàng, tóm tắt một số chỉ tiêu về
    hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    Chương 4: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh
    An Giang qua ba năm (2008-2010). Chương này chủ yếu trình bày kết quả phân tích
    thực trạng cho vay doanh nghiệp và dựa vào một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả, kết
    quả đạt được và những hạn chế của hoạt động này tại ngân hàng. Từ đó đề xuất một số
    giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng lĩnh vực này.
    Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này sẽ tổng kết lại những kết quả
    nghiên cứu ở các chương trước. Từ đó rút ra các hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề ra
    những kiến nghị.

    Chương 2
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng:
    2.1.1. Khái niệm tín dụng:
    Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu
    sang cho người sử dụng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất
    định.
    Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng khi nào chứa đựng đầy đủ 3 nội
    dung:
    - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người
    sử dụng.
    - Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
    - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
    (Nguyễn Minh Kiều và Phan Chung Thủy, Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006: 95-96)
    2.1.2. Phân loại tín dụng:
    Tín dụng có nhiều loại hay nhiều hình thức khác nhau. Việc phân loại tín
    dụng nhằm hiểu rõ sự khác biệt của từng loại tín dụng và qua đó chúng ta có thể
    sử dụng hoặc hiểu được tín dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phân loại tín dụng
    thường căn cứ vào những tiêu thức cụ thể sau (Nguyễn Minh Kiều và Phan
    Chung Thủy, Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006: 95-96):
    2.1.2.1. Theo thời hạn cho vay:
    Theo tiêu tức này, tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
    - Cho vay ngắn hạn: là những khoản tín dụng có thời hạn đến 12 tháng, chủ
    yếu được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh
    nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
    - Cho vay trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60
    tháng, chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc
    đầu tư thiết bị cộng nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng dự án mới có
    qui mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
    - Cho vay dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, chủ yếu được
    sử dụng để đáp ứng các nhu cầu như: xây dựng nhà cửa, xây dựng xí nghiệp và
    các công trình mới.
    2.1.2.2. Theo mục đích sử dụng vốn:
    Dựa vào tiêu thức này, tín dụng được phân thành:
    - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng thường được
    cung cấp cho các nhà doanh nghiệp để họ tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
    doanh.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Công đoàn cơ sở NHNo – Chi nhánh An Giang. 31.12.2010. Báo cáo hoạt động công
    đoàn cơ sở NHNo An Giang năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
    Cục Thống kê An Giang. 22.12.2009. Thông báo tình hình Kinh tế – xã hội năm 2009.
    Cục Thống kê An Giang. 28.12.2010. Thông báo tình hình Kinh tế – xã hội năm 2010.
    Dương Thị Bình Minh. 1999. Lý thuyết tài chính – tiền tệ. TP Hồ Chí Minh: NXB Giáo
    Dục.
    Lê Xuân Huyên. 2010. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo
    huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Tài chính doanh
    nghiệp. Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang.
    Nguyễn Đăng Dờn. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP Hồ Chí Minh: NXB
    Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
    Nguyễn Minh Kiều (Chủ biên) và Phan Chung Thủy, Nguyễn Thị Thùy Linh. 2006.
    Tiền tệ ngân hàng. TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.
    Nguyễn Thị Ngọc Diễm. 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
    Ngoại Thương, chi nhánh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kế toán doanh
    nghiệp. Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang.
    NHNo – Chi nhánh An Giang. Kỷ yếu NHNo – Chi nhánh An Giang. 2008. 20 năm
    hình thành và phát triển.
    Phòng Kế hoạch tổng hợp. 09.01.2009. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm
    2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009. NHNo – Chi nhánh An Giang.
    Phòng Kế hoạch tổng hợp. 09.01.2010. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm
    2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010. NHNo – Chi nhánh An Giang.
    Phòng Kế hoạch tổng hợp. 07.01.2011. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm
    2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011. NHNo – Chi nhánh An Giang.
    Phòng Kế toán. 08.01.2011. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 và
    phương hướng hoạt động năm 2011. Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh An Giang.
    Phòng Kế toán – Ngân quỹ. 08.01.2009. Báo cáo tổng kết chuyên đề Kế toán Ngân quỹ
    năm 2008. NHNo – Chi nhánh An Giang.
    Phòng Kế toán – Ngân quỹ. 06.01.2010. Báo cáo tổng kết chuyên đề Kế toán Ngân quỹ
    năm 2009. NHNo – Chi nhánh An Giang.
    Phòng Kế toán – Ngân quỹ. 04.01.2011. Báo cáo tổng kết chuyên đề Kế toán Ngân quỹ
    năm 2010. NHNo – Chi nhánh An Giang.
    Phòng Kế toán và Quỹ. 04.01.2011. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010
    và phương hướng hoạt động năm 2011. Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh An
    Giang.
    Phòng Kinh doanh. 10.02.2011. Báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ
    năm 2011. Ngân hàng MHB – Chi nhánh An Giang.
    Phòng Tín dụng. 15.01.2009. Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định
    hướng hoạt động năm 2009. NHNo – Chi nhánh An Giang.
    Phòng Tín dụng. 10.01.2010. Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định
    hướng hoạt động năm 2010. NHNo – Chi nhánh An Giang.
    Phòng Tín dụng. 23.02.2011. Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010. NHNo – Chi
    nhánh An Giang.
    Trương Ngọc Bích Trâm. 2010. Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp
    ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNo tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử
    nhân Tài chính doanh nghiệp. Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang.
    Một số trang web tham khảo:
    Ban biên tập báo Đầu tư chứng khoán. 07.04.2011. Lợi nhuận ngân hàng: Kỳ vọng
    nguồn nào? [trực tuyến]. Báo Đầu tư chứng khoán. Đọc từ:
    http://wss.com.vn/Tintuc/Chitiettintuc/tabid/315/mid/512/ArticleID/74002/tid/327
    /dnnprintmode/true/Default.aspx?SkinSrc=%5BG%5DSkins%2F_default%2FNo
    +Skin&ContainerSrc=%5BG%5DContainers%2F_default%2FNo+Container (đọc
    ngày 15.02.2011).
    Ban Biên Tập CafeF. 27.12.2010. 9 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng tài chính năm
    2010. Báo CafeF[trực tuyến]. Đọc từ: http://cafef.vn/2010122611163697CA34/9-su-kien-noi-bat-nganh-ngan-hang-tai-chinh-nam-2010.chn (đọc ngày 15.02.2011).
    Ban Biên Tập CafeF. 15.03.2010. Fitch nhìn lại ngành ngân hàng Việt Nam năm 2009
    và dự báo cho năm 2010. Báo StockViet [trực tuyến]. Đọc từ:
    http://stockviet.com.vn/1396/fitch-nhin-li-nganh-ngan-hang-vit-nam-nm-2009-vad-bao-cho-nm-2010 (đọc ngày 15.02.2011).
    Minh Đức. 23.12.2009. 10 điểm nổi bật trong hoạt động ngân hàng năm 2009.
    VnEconomy [trực tuyến]. Đọc từ: http://cafef.vn/20091223071240710CA0/10-diem-noi-bat-trong-hoat-dong-ngan-hang-nam-2009.chn (đọc ngày 15.02.2011).
    Nguyễn Thị Phi Phượng. 01.10.2010. An Giang trên đường hội nhập kinh tế quốc tế.
    Cổng thông tin điện tử An Giang [trực tuyến]. Đọc từ:
    http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9
    CP0os3j3oBBLczdTEwML_wBzA09_r0BnE18nIwNHM_2CbEdFAIy2rWE!/
    (đọc ngày 15.02.2011).
    Phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu và Thị trường. 26.01.2010. Kinh tế biên giới, phát huy
    thế mạnh của An Giang. Sở Công Thương Tỉnh An Giang[trực tuyến]. Đọc từ:
    http://socongthuong.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSz
    Py8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN_XydzA0__MD8vd9dQQ_8wc_2CbEdFAEj9
    B54!/(đọc ngày 15.02.2011).
    Tấn Sang.22.09.2010.Tình hình kinh tế - xã hội An Giang qua 9 tháng thực hiện. Cổng
    thông tin điện tử An Giang [trực tuyến]. Đọc từ:
    http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9
    CP0os3j3oBBLczdTEwML_wBzA09_r0BnE18nIwNPY_2CbEdFAFhpjwI!/
    (đọc ngày 15.02.2011).
    Thanh Miêng. 13.04.2010. An Giang: Các chỉ số kinh tế đã tăng trưởng trở lại. Báo An
    Giang [trực tuyến]. Đọc từ:
    http://www.baoangiang.com.vn/newsdetails.aspx?id=200 &newsid=13574 (đọc
    ngày 15.02.2011).
    Thanh Nguyên. 31.12.2010. An Giang: Vững tin trong mối liên kết hợp tác khu vực và
    quốc tế. Trung tâm hỗ trợ thương mại trực tuyến [trực tuyến]. Đọc từ:
    http://angiang.officeonline.vn/?page=news&act=detail&newsid=552804 (đọc
    ngày 15.02.2011).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...