Tiểu Luận Phân tích tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam 2005 thời kì 2005 - 2010 và Giải Phá

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Lời mở đầu
    Phần I. Cơ sở lý thuyết về cán cân thanh toán quốc tế 3
    1. Những khái niệm cơ bản 3
    2. Các bộ phận của cán cân thanh toán
    2.1. Cán cân vãng lai 4
    2.1.1. Cán cân thương mại 4
    2.1.2. Cán cân dịch vụ 4
    2.1.3. Cán cân thu nhập 5
    2.1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều 5
    2.2. Cán cân vốn 6
    Phần II. Phân tích tình hình BOP của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010
    1. Cán cân vãng lai (Current Account CA) 8
    1.1.Cán cân thương mại (TB) 10
    1.2. Cán cân dịch vụ (S­E) 14

    1.3. Cán cân thu nhập (IC­­) 15
    1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Tr) 15
    2. Cán cân vốn (Capital Balance – K) 18
    2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 19
    2.2.Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) 21

    2.3.Tín dụng thuộc khu vực nhà nước (ODA) 23

    Phần III: Nguyên nhân và giải pháp khuyến nghị

    1. Nguyên nhân: 24
    2. Giải pháp 31

    2.1. Giải pháp trong ngắn hạn 31
    2.2. Giải pháp trong dài hạn 32

    Kết luận
    Tài liệu tham khảo


    Lời mở đầu: Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch , trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật và xã hội của bản thân mình. Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương mại đầu tư, du lịch, văn hóa chính trị Sự khác biệt về địa lý, khí hậu môi trường và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực cũng như các yếu tố về xã hội học giữa các quốc gia làm cho lợi thế so sánh giữa các quốc gia không thể bằng nhau, nước này có lợi thế về mặt này thì bất lợi về mặt kia và ngược lại. Để tồn tại và phát triển một cách thuận lợi, các quốc gia phải tiến hành trao đổi kinh tế thương mại với nhau trên cơ sở mang cái mình có lợi thế trao đổi lấy cái mình chưa có lợi với nước khác. Hệ quả của các mối quan hệ này dẫn đến các nước phải chi trả lẫn cho nhau, nghĩa là một quốc gia luôn phát sinh một khoản thu, chi với các nước khác. Và để theo dõi, phân tích các khoản thu chi này, từng quốc gia đã lập một bảng cân đối gọi là Cán cân thanh toán quốc tế hay bản cân đối thu chi quốc tế.
    Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng cũng không nằm ngoài các mối quan hệ thương mại quốc tế nói trên. Đặc biệt là , từ sau khi gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới – WTO thì sự cần thiết của Cán cân thanh toán Việt nam ngày càng rõ ràng hơn. Đóng vài trò là một hàn thử biểu đo lường sức khỏe nền kinh tế nước nhà so với thế giới, thể hiện rõ ràng và chi tiết tình hình cán cân vãng lai (cán cân xuất – nhập khẩu), cán cân vốn, các kênh đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài so với Việt nam, và ngược lại, các mức tín dụng thuộc khu vực nước nhà tình hình thặng dư hay thâm hụt sau một năm tài chính.
    Với phương thức tiếp cận trên, và xác định được tầm quan trọng của nó, chúng tôi - nhóm sinh viên TCNH thực hiện đề tài: “Phân tích tình hình cán cân thanh toán quốc tế của Việt nam giai đoạn 2005 – 2010”. Trình bày tổng thể, nêu ra những nguyên nhân cũng như đưa ra một vài giải pháp kiến nghị phát triển cán cân thanh toán của Việt nam theo hướng cân bằng có lợi.
    Trong phạm vi của một đề tài làm nhóm tiểu luận, bài làm sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chúng tôi rất vui lòng đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...