Thạc Sĩ Phân tích tính đa dạng di truyền một số giống chuối thương phẩm phổ biến ở lâm đồng bằng phương pháp

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 25/5/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất phù hợp cho sự phát triển nhiều loại trái cây, đặc biệt là chuối. Riêng ở Lâm Đồng, vùng đất cao nguyên có khí hậu ôn hòa, nằm trên nền đất đỏ bazan nên có nhiều giống chuối có thể phát triển được đặc biệt là giống chuối tiêu Cavendish. Trong số đó có loại chuối Laba, một đặc sản có giá trị của tỉnh Lâm Đồng. Do đó, giá thu mua của loại chuối này thường cao hơn so với các giống chuối khác cùng loại.
    Chuối Laba nổi tiếng nhờ hương vị thơm ngon, ngọt đậm đà, thịt quả dẻo, dư vị ngọt, từng là chuối tiến vua Bảo Đại. Ngoài yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu thì yếu tố giống cũng rất quan trọng vì nó quy định hương vị đặc trưng của dòng chuối này. Tuy nhiên các dòng chuối tiêu Cavendish rất khó để phân biệt hình dáng bên ngoài, nhất là lúc cây còn nhỏ gây nên sự nhầm lẫn giữa chuối Laba với các loại chuối tiêu khác. Việc chọn sai giống sẽ gây tổn thất cho người sản xuất. Thêm vào đó, chuối tiêu sau khi thu hoạch chỉ có những người có kinh nghiệm mới phân biệt được qua hình dạng buồng cũng như dạng nải, còn khi tách thành từng quả riêng lẽ thì chúng hoàn toàn không thể phân biệt được. Chính vì điều này, các thương lái đã cố tình lẫn lộn các giống chuối tiêu với nhau và gọi chung là chuối Laba, điều này làm ảnh hưởng đến thương hiệu chuối Laba trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
    Hiện nay, diện tích chuối tại Lâm Đồng ngày càng tăng nhờ thương hiệu chuối Laba. Do nôn nóng tăng diện tích, nông dân thường trồng trên quy mô lớn, họ cần phải mua giống từ cây cấy mô, các cây con này không thể phân biệt bằng hình thái nên việc người nông dân chọn đúng giống hay không thực sự là một vấn đề nan giải, cần có sự tham gia của chính quyền cũng như các sở ban ngành có liên quan.
    Để góp phần giải quyết vấn đề này, sở khoa học công nghệ Lâm Đồng đã cho tiến hành đề tài “Giám định di truyền các dòng chuối Laba bằng kỹ thuật sinh học phân tử”. Để giám định các giống và tùy thuộc vào từng đối tượng, có thể sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử như RAPD, RFLP, SSR, giải trình tự đoạn gen Trong đó RAPD là một phương pháp đã được sử dụng ở nhiều đối tượng cũng như trên cây chuối do chi phí thấp, hiệu quả tương đối cao, không mất nhiều thời gian. Từ kết quả này có thể giúp chúng ta nhận biết được các giống chuối mong muốn. Đây là phương pháp kiểm tra phân tử để đánh giá sơ bộ quan hệ di truyền các giống chuối trước khi thực hiện các phương pháp phức tạp hơn như giải trình tự ADN.
    Đề tài “Phân tích tính đa dạng di truyền một số giống chuối thương phẩm phổ biến ở Lâm Đồng bằng phương pháp sinh học phân tử” được thực hiện trong khuôn khổ dự án nói trên với các mục tiêu:
    - Khảo sát một số đặc điểm sinh học của các giống chuối nghiên cứu.
    - Phân tích tính đa hình ADN của các giống chuối nghiên cứu để phân biệt các giống chuối bằng kỹ thuật RAPD.
    Để thực hiện được các mục đích trên chúng tôi tiến hành các nội dung nghiên cứu sau:
    - Khảo sát mô tả một số chỉ tiêu hình thái.
    - Tách ADN tổng số của các giống chuối nghiên cứu và chạy phản ứng RAPD để phân tích tính đa hình bằng các đoạn mồi ngẫu nhiên.
    - Tính hệ số di truyền và sơ đồ hình cây để đánh giá mối quan hệ di truyền của các giống chuối.
    MỤC LỤC
    TRANG
    MỞ ĐẦU
    1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY CHUỐI
    1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
    1.1.1.1 Nguồn gốc
    1.1.1.2 Phân bố.
    1.1.2 Phân loại
    1.1.2.1 Phân loại theo kiểu hình
    1.1.2.2 Phân loại theo di truyền tế bào
    1.1.2.3 Phân loại một số giống chuối ở Việt Nam
    1.1.3 Mối quan hệ giữa kiểu hình và kiểu gen
    1.1.4 Đặc điểm sinh thái
    1.1.5 Giá trị dinh dưỡng
    1.1.6 Sơ lược về các giống chuối tiêu Cavendish thương phẩm trong tỉnh Lâm Đồng
    1.1.6.1 Giống chuối Laba
    1.1.6.2 Các loại chuối nhóm Cavendish khác trồng tại địa phương
    1.2 PHÂN TÍCH QUAN HỆ DI TRUYỀN Ở THỰC VẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC PHÂN TỬ
    1.2.1 Kỹ thuật RAPD
    1.2.1.1 Nguyên lý
    1.2.1.2 Thành phần phản ứng
    1.2.1.3 Chu kỳ phản ứng
    1.2.1.4 Những ưu nhược điểm của kỹ thuật RAPD
    1.2.1.5 Ứng dụng kỹ thuật RAPD
    1.2.2 Kỹ thuật AFLP
    1.2.3 Kỹ thuật RFLP
    1.2.4 Kĩ thuật SSR
    1.3 NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN PHÂN TỬ TRÊN CÂY CHUỐI
    1.3.1 Khảo sát tính đa dạng di truyền của các giống chuối trồng ở Việt Nam bằng kỹ thuật RAPD
    1.3.2 Nghiên cứu đa dạng di truyền của các giống chuối vùng cao nguyên từ bộ sưu tập giống chuối quốc gia tại Rubona, Rwanda sử dụng chỉ thị RAPD
    1.3.3 Phân tích những đột biến cảm ứng của giống chuối chịu mặn (Musa acuminata cv. Dwarf Cavendish) bằng định dạng hình thái và sử dụng chỉ thị phân tử
    2.1 ĐỊNH DẠNG HÌNH THÁI CÁC GIỐNG CHUỐI TIÊU THƯƠNG PHẨM Ở LÂM ĐỒNG
    2.1.1 Phương pháp định dạng hình dáng cây
    2.1.2 Phương pháp định dạng hình thái buồng và quả chuối
    2.1.3 Phương pháp phân tích
    2.1.4 Phương pháp xử lý kết quả và số liệu
    2.2 PHÂN TÍCH TÍNH ĐA ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ GIỐNG CHUỐI Ở LÂM ĐỒNG BẰNG KỸ THUẬT RAPD
    2.2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian
    2.2.1.1 Đối tượng
    2.2.1.2 Địa điểm, thời gian
    2.2.1.3 Hóa chất, thiết bị
    2.2.2 Phương pháp tách chiết ADN tổng số
    2.2.3 Phương pháp xác định hàm lượng và độ tinh sạch của ADN tổng số
    2.2.4 Phương pháp phân tích ADN bằng phương pháp đa hình RAPD
    2.2.5 Phân tích số liệu RAPD
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
    3.1 ĐỊNH DẠNG HÌNH THÁI CÁC GIỐNG CHUỐI TIÊU THƯƠNG PHẨM KHẢO SÁT
    3.1.1 Định dạng hình thái cây chuối
    3.1.2 Định dạng quả chuối
    3.1.3 So sánh các chỉ tiêu hóa lý
    3.2 PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ GIỐNG CHUỐI Ở LÂM ĐỒNG BẰNG KỸ THUẬT RAPD
    3.2.1 Kết quả tách chiết ADN tổng số từ lá chuối
    3.2.2 Kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền của các giống chuối từ kỹ thuật RAPD
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...