Tiểu Luận phân tích tính chất kế thừa và sự tiến bộ trong quan niệm về vai trò các yếu tố nguồn lực tác động t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
    KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN
    HỌ TÊN: NGUYỄN QUANG LỰC
    LỚP : KTPT49A
    MÔN : KINH TẾ PHÁT TRIỂN
    ĐỀ BÀI: phân tích tính chất kế thừa và sự tiến bộ trong quan niệm về vai trò các yếu tố nguồn lực tác động tới tăng trưởng kinh tế của các trường phái kinh tế cổ điển, tân cổ điển, Keynes, hiện đại . Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Xét trên thời gian xuất hiện ta có các mô hình : Mô hình tăng trưởng Cổ Điển : Y=f(K,L,R) Mô hình tăng trưởng Keynes(Harrod-Domar) : Y=f(K,L,R). Mô hình tăng trưởng Tân-Cổ Điển : Y=f(K,L,R,T) T- công nghệ ngoại sinh. Mô hình tăng trưởng Hiện Đại : Y=f(K,L,R,T) Những mô hình đại diện cho các trường phái này có sự thay đổi lớn lao,từ quan niệm về sự vận động của nền kinh tế,vị trí của chính phủ ,đến việc xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế và việc lượng hoá tác động của chúng. Mô hình tăng trưởng của Cổ Điển,Keynes đều khẳng định vai trò của các yếu tố vật chất tác động đến tăng trưởng kinh tế là K,L,R.Trong đó Ricardo coi R là yếu tố quan trọng nhất và là giới hạn của tăng trưởng,còn Keynes khẳng định tiết kiệm,đầu tư làm cho vốn sản xuất gia tăng và là nguồn gốc của tăng trưởng. Mô hình tăng trưởng của Tân-Cổ Điển và Hiện đại,Theo họ ngoài các yếu tố vật chất K,L,R tác động đến tăng trưởng thì yếu tố tiến bộ công nghệ trở thành yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân. Các mô hình tăng trưởng kinh tế đều ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau.Chính những bối cảnh mới xuất hiện làm cho mô hình tăng trưởng kinh tế cũ không còn khả năng áp dụng để làm nền kinh tế phát triển nữa.Đây là điều kiện tất yếu để một mô hình tăng trưởng mới ra đời và thích ứng với hoàn cảnh hiện tại . Bối cảnh ra đời của trường phái Cổ điển là:Trong thời kỳ này nông nghiệp đang ở vị trí thống trị,khoa học công nghệ chưa được để ý đến.Mô hình kinh tế cổ điển được xem xét trong một nền kinh tế không có sự điều tiết của chính phủ,các chính sách của chính phủ không có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hoạt động của nền kinh tế.Nền kinh tế luôn luôn đạt được mức sản lượng tiềm năng(Yf)dựa trên sự tự điều tiết của giá cả và tiền lương danh nghĩa.Ngoài ra,nền kinh tế còn bị ảnh hưởng rất nhiều của quy luật lợi tức biên giảm dần theo quy mô. Hàm sản xuất Y=f(K,L,R) Theo trường phái Cổ điển thì các yếu tố cơ bản của tăng trưởng là R(số lượng và chất lượng ruộng đất),K(vốn),L(lao độn).Theo Ricardo muốn có g>0 thì phải có K>0.Ta có: g=f(I) I=f(Pv) . Pv_lợi nhuận Pv=f(W). W_tiền lương. W=f(Pa). Pa_giá của nông sản. Pa=f(R). => R chính là yếu tố quyết định đến tăng trưởng và cũng là yếu tố giới hạn của tăng trưởng. Vào những năm 30 của thế kỷ 20 khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp diễn ra thường xuyên,nghiêm trọng.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 chứng tỏ học thuyết “tự điều tiết”nền kinh tế là thiếu chất xác đáng.Điều này đòi hỏi các nhà kinh tế phải đưa ra những học thuyết mới có khả năng thích ứng với tình hình mới dẫn đếnTrường phái Keynes-(Harrod-Domar)ra đời.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...