Tiểu Luận Phân tích tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (9 điểm nhá)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1, Chủ nghĩa Mác-Lênin.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam bắt nguồn từ học thuyết của C.Mác và trực tiếp từ học thuyết xây dựng Đảng kiểu mới của V.I.Lê-nin. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam đã đưa Hồ Chí Minh đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
    C.Mác và Lênin chủ yếu quan tâm đến vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, với nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động làm cách mạng nhằm lật đổ chế độ tư bản và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.Do vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ở các nước tư bản phương Tây và nước Nga, V.I.Lênin đã nêu ra luận điểm: Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân phương Tây. Chủ nghĩa Mác là học thuyết xã hội khoa học, mang lý tưởng về một xã hội nhân đạo thực sự. Còn giai cấp công nhân phương Tây là giai cấp tiên tiến, đông đảo về lực lượng, lại được rèn luyện, thử thách trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, có khả năng gánh vác sứ mệnh lịch sử giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội.

    Hồ Chí Minh quan tâm tìm kiếm những cơ sở thực tế dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản ở những nước lạc hậu, phụ thuộc với những tàn tích phong kiến còn rất nặng nề. Theo đó, Đảng phải là một tổ chức chính trị tiên phong, vững mạnh, có khả năng đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn; có khả năng vận động, tập hợp, tổ chức quần chúng và gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản thế giới. Đồng thời, Đảng phải có nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, thực hiện làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, giải quyết triệt để hai mâu thuẫn cơ bản là đánh đuổi thực dân đế quốc và lật đổ phong kiến, tư sản đem lại ruộng đất cho dân cày.

    Nói cách khác, Đảng Cộng sản ở những nước lạc hậu, phụ thuộc cần phải được vũ trang bằng lí luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, phải được xây dựng trên những nguyên tắc đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, bởi vì, chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất. Học thuyết ấy đã chỉ ra con đường của sự tự giải phóng con người và sự phát triển xã hội.
    Hơn nữa, ở đây Đảng Cộng sản còn phải công khai lập trường, quan điểm của mình là đứng về phía nào? Bênh vực, bảo vệ ai, cái gì và chống lại ai, cái gì? Và phải có phương pháp biện chứng duy vật trong đấu tranh cách mạng và vận động quần chúng, nghĩa là phương pháp phải mềm dẻo, linh hoạt, nhạy bén, nắm thời cơ và đưa quần chúng ra đấu tranh, tạo thành phong trào quần chúng rộng lớn.

    2, Phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
    Dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sâu sắc tình hình thực tế ở Việt Nam, một nước phong kiến nửa thuộc địa, kinh tế nông nghiệp lạc hậu và nông dân chiếm đa số trong xã hội. Giai cấp công nhân Việt Nam mới hình thành, còn mỏng về số lượng, chưa có kinh nghiệm đấu tranh thực tiễn, chưa mạnh về tiềm lực, trình độ còn thấp, do vậy phong trào công nhân còn non yếu, chưa thể tạo thành sức mạnh to lớn, chưa thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. Nhưng là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, là giai cấp cách mạng, ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới như có tinh thần kỉ luật cao, có tổ chức, có kỷ luật, nhạy bén với cái mới thì giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc trưng riêng như chịu ba tầng áp bức bóc lột, gắn bó máu thịt với nông dân, kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, sớm chịu các trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới nên đã nhanh chóng vươn lên trở thành một động lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại. Do vậy giai cấp công nhân vừa là lực lượng chủ yếu vừa giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

    Trong khi đó, ở Việt Nam những phong trào yêu nước rộng lớn đã và đang lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân, vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, phong kiến. Nếu kết hợp được phong trào yêu nước của đông đảo quần chúng nhân dân với phong trào công nhân thì sẽ tạo ra sức mạnh to lớn. Từ nhận thức đó, Hồ Chí Minh đã có sự sáng tạo lí luận, bổ sung và phát triển học thuyết của C.Mác và V.I.Lênin về xây dựng Đảng: “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930.”

    Ở Việt Nam, nếu phong trào công nhân không gắn bó chặt chẽ với phong trào yêu nước, không trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước, thì cách mạng cũng không đủ lực lượng để mở rộng được cuộc đấu tranh và đưa nó đến thắng lợi. Thành công của Hồ Chí Minh chính là ở chỗ đã kết hợp nhuần nhuyễn những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng đảng kiểu mới với việc phân tích sâu sắc tình hình thực tế của cách mạng ở Việt Nam để hoàn thiện lí luận về xây dựng Đảng của mình.
    Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, từ giác ngộ dân tộc đi đến giác ngộ giai cấp, kết hợp giác ngộ dân tộc với giác ngộ giai cấp trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin là con đường mà Hồ Chí Minh đã chọn và đã đi. Từ đó dẫn tới hệ luận điểm: “Không phải mọi người yêu nước đều là cộng sản, nhưng việc tiếp cận đường lối của Đảng Cộng sản lại là điều kiện cần thiết để xác định được mục tiêu yêu nước đúng đắn; còn mỗi người cộng sản trước hết phải là người yêu nước, hơn nữa phải là người yêu nước tiêu biểu, phải thường xuyên truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm đường lối của Đảng trong nhân dân và lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...