Luận Văn Phân tích thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2009 và triển vọng năm 2010. Trình bầy kết quả tác

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 14/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình hình xuất - nhập khẩu Việt Nam năm 2009
    Hai mươi năm qua, xuất - nhập khẩu đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỏ để duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 7,3%/năm. Năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, trong đó có nguy cơ đối mặt với sự suy giảm xuất - nhập khẩu. Để có thể vượt qua khủng hoảng, điều thiết yếu là phải duy trì được mức thâm hụt thương mại thấp, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là khu vực sản xuất chuyên xuất khẩu, đồng thời tìm cách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng trong nước.
    Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới hoạt động xuất - nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
    Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn lan rộng ở Mỹ kể từ giữa năm 2007 đã dẫn tới tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Năm 2008, nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động vô cùng phức tạp. Giá dầu thô, nhiều loại nguyên liệu, thực phẩm và các loại hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng đầu năm khiến cho lạm phát xảy ra tại hầu khắp các nước trên thế giới. Đến cuối năm, giá cả các loại hàng hóa và nhiên liệu lại sụt giảm mạnh do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2008.
    Đặc biệt, khuynh hướng suy giảm kim ngạch xuất - nhập khẩu đã trở nên rõ nét ngay từ đầu năm 2009, đặt ra vấn đề cấp bách cho Chính phủ trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1-2009 ước tính đạt 3,8 tỉ USD, giảm 18,6% so với tháng 12-2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1-2009 ước tính đạt 4,1 tỉ USD, giảm 27,6% so với tháng trước đó và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008. Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hóa nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 1-2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 triệu USD, bằng 7,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỉ USD của cùng kỳ năm trước
    Phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam có thể nhận thấy, trong năm 2008, sáu thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc và Ô-xtrây-li-a đã chiếm tới 80% tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu. Bản thân nền kinh tế các nước ASEAN và Trung Quốc cũng phụ thuộc rất lớn vào các nền kinh tế còn lại, nên suy thoái kinh tế của Mỹ, EU và Nhật Bản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2009. Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ là giầy dép, hàng dệt may và các sản phẩm về gỗ; vào EU là giầy dép, hàng dệt may và hải sản; vào ASEAN là dầu thô và gạo; vào Nhật Bản và Ô-xtrây-li-a là dầu thô; vào Trung Quốc là cao su, sẽ chịu nhiều ảnh hưởng không nhỏ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...