Đồ Án Phân tích thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp may đo x19 thược công ty 247- bộ qu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG LÀ NHÂN TỐ CƠ BẢN TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DOANH NHGIÊP TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
    I QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG
    1 Các khái niệm về thị trường
    Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi doanh nghiệp công nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà doanh nghiệp và khách hàng có thể chỉ dao dịch thoả thuận với nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, khái niệm về thị trường ngày càng chở nên phong phú. Có một số khái niệm phổ biến về thị trường như sau
    - Theo Các Mác hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường. Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đó có thể phát triển vô cùng tận
    - Theo David Beg thì thị trường là tập hợp các sự thoả mãn thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để chao đổi hàng hoá và dịch vụ
    - Theo quan điểm của Marketing hiện đại: Thị trường bao gồm những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể; sẵn sàng có khả năng tham gia chao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó
    - Theo quan điểm chung thì thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động chao đổi hàng hoá được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh và gắn liền với một không gian nhất định
    2 Vai trò và chức năng của thị trường
    2.1 Vai trò của thị trường
    Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hoá, kinh doanh và quản lí kinh tế
    Bất kỳ quá trình sản xuất hàng hoá nào cũng đều qua khâu lưu thông và phải qua thị trường. Như vậy thị trường là khâu tất yếu của sản xuất hàng hoá. Thị trường chỉ mất khi sản xuất hàng hoá không còn. Như vậy, không thể coi phạm trù thị trường chỉ gắn với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thị trường là chiếc “cầu nối “ của sản xuất và tiêu dùng. Thị trường là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hoá ( hiểu theo nghĩa rộng ). Thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Để sản xuất hàng hoá, Xã hội phải chi phí sản xuất, chi phí lưu thông. Thị trường là nơi kiểm nghiệm các chi phí đó và thực hiện yêu cầu quy luật tiết kiệm lao động xã hội
    Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán nó còn thể hiện các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Do đó thị trường được coi là môi trường của kinh doanh, kích thích mở rộng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ từ đó mở rộng sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thị trường phá vỡ danh giới về sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc, chuyển nền kinh tế này sang nền kinh tế thị trường
    Thị trường hướng dẫn sản suất kinh doanh thông qua sự biểu hiện về cung cầu – giá cả trên thị trường. Các nhà sản xuất kinh doanh nghiên cứu những biểu hiện đó để xác định nhu cầu của khách hàng từ đó tìm cách giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của mình là: Sản xuất cái gì ? Cho ai ? Bằng cách nào ? Do vậy thị trường được coi là “ tấm gương” để các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận biết được nhu cầu của xã hội và để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính bản thân mình. Thị trường là thước đo khách quan của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh
    Trong quản lí kinh tế thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Thị trường là đối tượng, là căn cứ của kế hoạch hoá. Thị trường là công cụ bổ xung cho các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước. Thị trường là môi trường kinh doanh, là nơi nhà nước tác động vào quá trình kinh doanh cơ sở
    2.2 Chức năng của thị trường
    Chức năng của thị trường là những tác động khách quan vốn có bắt nguồn từ bản chất của thị trường tới quá trình sản suất và đời sống kinh tế xã hội. Thị trường có một số chức năng cơ bản sau
    a Chức năng thừa nhận
    Hàng hoá được sản xuất ra , người sản xuất phải bán nó. Việc bán hàng được thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận chính là người mua chấp nhận thì cũng có nghĩa là về cơ bản quá trình tái sản xuất xã hội sủa hàng hoá đã được hoàn thành. Bởi vì bản thân việc tiêu dùng sản phẩm và các chi phí tiêu dùng cũng khẳng định trên thị trường hàng hoá đã được bán
    Thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hoá đưa ra thị trường, cơ cấu của cung cầu, quan hệ cung cầu đối với từng hàng hoá, thừa nhân giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá trị sử dụng và giá trị xã hội, thừa nhận các giá trị mua và bán .
    Thị trường không phải chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán mà thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường và thị trường còn kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán đó
    b Chức năng thực hiện
    Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường. Thực hiện hoạt động này là cơ sở quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực hiện các quan hệ và hoạt động khác
    Thị trường thực hiện bao gồm: Hành vi trao đổi hàng hoá, thực hiện tổng số cung và tổng số cầu trên thị trường thực hiện cân bằng cung – cầu từng thứ hàng hoá, thực hiện giá trị ( thông qua giá cả ) thực hiện trao đổi giá trị. Thông qua chức năng thực hiện của thị trường, các hàng hoá hình thành nên các giá trị chao đổi của mình. Giá trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỷ lệ và kinh tế trên thị trường
    c Chức năng điều tiết, kích thích
    Chức năng điều tiết và kích thích thể hiện ở chỗ: Thông qua nhu cầu của thị trường người sản xuất tự động di chuyển tư liệu sản xuất, vốn và lao động từ ngành này sang ngành khác, từ sản suất sản phẩm này sang sản xuất sản phẩm khác để thu lợi nhuận cao hơn
    Thông qua các hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường, người sản suất có lợi thế trong cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát triển sản xuất
    Thông qua sự hoạt động của các qui luật kinh tế trên thị trường người tiêu dùng buộc phải cân nhắc, tính toán giá thành tiêu dùng của mình. Do đó thị trường có vai trò to lớn đối với việc hướng dẫn người tiêu dùng
    Trong quá trình tái sản suất, không phải người sản xuất tự thực hiện lưu thông, tự đặt ra mức chi phí thấp hơn hoặc bằng mức trung bình của xã hội. Do đó thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với kích thích tiết kiệm chi phí , tiết kiệm lao động
    d Chức năng thông tin
    Thông tin thị trường về tổng số cung và tổng số cầu, cơ cấu cung cầu, quan hệ cung cầu về từng loại hàng hoá, giá cả,thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, đến mua và bán, các quan hệ về tỷ lệ đối với từng loại sản phẩm
    Thông tin thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với quản lí kinh tế. Trong quản lí kinh tế, một trong những nội dung quan trọng nhất là ra quyết định. để có quyết định thì phải có thông tin. Các thông tin quan trọng nhất là các thông tin từ thị trường. Bởi vì các thông tin đó là khách quan, được xã hội thừa nhận
    3 Các cách phân loại thị trường
    Một trong những điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh có hiệu quả là daonh nghiệp hiểu biết về thị trường và việc nghiên cứu phân loại thị trường là rất cần thiết. Có bốn cách phân loại thị trường như sau
    3.1 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
    -Thị trường địa phương: Bao gồm tập hợp khách hàng trong phạm vi địa phương nơi thuộc địa phận phân bố của doanh nghiệp
    -Thị trường vùng: Bao gồm tập hợp các khách hàng ở một vùng địa lí nhất định. Vùng này được hiểu như một khu vực địa lí rộng lớn có sự đồng nhất về kinh tế – xã hội
    -Thị trường toàn quốc: Hàng hoá và dịch vụ được lưu thông trên tất cả các vùng, các địa phương của một nước
    -Thị trường quốc tế: Là nơi diễn ra các giao dịch buôn bán hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau
     
Đang tải...