Luận Văn phân tích thực trạng và hướng giải pháp cho hoạt động kinh doanh lữ hành của Công Ty Cổ Phần Tản Đà

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU . 1

    A- PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài . 8
    2. Mục đích nghiên cứu 10
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 11
    5. Phương pháp nghiên cứu . 11
    6. Kết cấu của đề tài .12
    B- PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
    1.1.Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến hoạt động du lịch nói chung và hoạt động lữ hành nói riêng .13
    1.1.1.Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến hoạt động du lịch 13
    1.1.2.Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến hoạt động lữ hành 15
    1.2. Những nội dung lý luận có liên quan đến hoạt động lữ hành 20
    1.2.1.Nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành .20
    1.2.1.1. Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình du lịch 20
    1.2.1.2. Quảng cáo và tổ chức bán các chương trình du lịch . 21
    1.2.1.3.Các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành .22
    1.2.Vai trò của hoạt động du lịch trong các công ty lữ hành ở Việt Nam 30
    1.2.1. Đối với khách du lịch .30
    1.2.2. Đối với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch . 31
    1.2.3. Đối với cư dân địa phương 31
    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẢN ĐÀ
    2.1. Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Tản Đà .31
    2.2. Giới thiệu về Huyện Ba Vì, Hà Nội 38
    2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành của Công Ty Cổ Phần Tản
    Đà 40
    2.3.1.Thực trạng chung về hoạt động kinh doanh lữ hành của Công Ty
    Cổ Phần Tản Đà . .40
    2.3.1.1.Những mặt thành công mà Công Ty Cổ Phần Tản Đà đã đạt được 46
    2.3.1.2.Những mặt còn hạn chế của Công Ty Cổ Phần Tản Đà .48
    2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Công Ty Cổ Phần Tản
    Đà 51
    2.3.3. Đánh giá cách khai thác và thực hiện . 51
    CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN TẢN ĐÀ
    3.1.Một số giải pháp 59
    3.1.1. Về khả năng khai thác thị trường khách du lịch .59
    3.1.2. Về khả năng và kinh nghiệm tổ chức .62
    3.1.3. Về mức độ cạnh tranh trên thị trường .62
    3.1.4. Về nguồn nhân lực .66
    3.1.5. Về uy tín của doanh nghiệp 69
    3.2. Một số kiến nghị 70
    3.2.1.Đối với Nhà nước . 70
    3.2.2. Đối với công ty .75
    3.2.3. Đối với hướng dẫn viên 78
    C- PHẦN KẾT LUẬN . .80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82



    DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH

    SƠ ĐỒ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Công Ty Cổ Phần Tản Đà
    36
    BÁNG 2.1 Một số kết quả đạt được của công ty từ 2009 - 2011
    . 40
    BẢNG 2.2 Bảng dự toán chi phí trong 6 tháng đầu năm 2012
    42
    BẢNG 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty trong
    hai năm 2010 – 2011 51

    BIỂU ĐỒ 2.1 So sánh lợi nhuận của công ty ( 2007 – 2011 )
    .54
    BIỂU ĐỒ 2.2 So sánh doanh thu các tháng cao điểm ( tháng 7,8,9 )
    .55.
    BIỂU ĐỒ 2.3 Thống kê trình độ của công nhân viên trong Công Ty Cổ Phần Tản Đà 56






    PHẦN MỞ ĐẦU

    1- Lý do chọn đề tài
    1.1- Lý do khách quan
    Việt Nam đã gia nhập vào WTO và hội nhập vào xu thế chung của thế giới, ngành du lịch ngày càng thêm phát triển nhanh, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn.
    Trên thế giới cho đến ngày nay đi du lịch đã trở thành một xu thế tất yếu của người dân tại tất cả các nước, đặc biệt các quốc gia phát triển. Tại Việt Nam, ngành du lịch mới thực sự phát triển từ giữa những năm 90 trở lại đây, có thể nói là khá non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới song cũng đã dần khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân.
    Cùng với sự ra đời của pháp lệnh du lịch năm 1999 và luật du lịch năm 2006, đã đánh dấu bước chuyển biến về chất lượng cho ngành, hoạt động của ngành đã có một sự quan tâm rất đúng hướng và tạo được cơ sở pháp lý cần thiết.
    Đảng và nhà nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi bằng đường lối chính sách coi ngành hoạt động du lịch là một trong những ngành mũi nhọn, cần tập trung đầu tư phát triển. Trên cơ sở đó giúp ngành du lịch Việt Nam hoạt động phát triển ngày một hiệu quả hơn đem lại nguồn doanh thu chính đáng cho ngân sách nhà nước và thu nhập cho người lao động trong xã hội.
    Trong nhịp phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam. Công ty Cổ Phần Tản Đà được thành lập và đi vào hoạt động. Cũng như các công ty khác đã góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh không ngừng của du lịch Việt Nam.
    Để đạt được những bước phát triển bền vững về cả chất và lượng thì ngành du lịch cũng như các công ty khác đều phải chú trọng đến yếu tố con người. Một đội ngũ cán bộ công nhân viên vừa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ du lịch là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định thành công của các doanh nghiệp.
    1. 2- Lý do chủ quan
    Hiện nay nước ta có hàng vạn lao động có tay nghề hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đội ngũ lao động ngày càng chuyên nghiệp hơn. Nhiều trường Đại học và Cao đẳng đã đào tạo chuyên sâu về ngành du lịch. Để đạt được điều đó không thể không kể đến vai trò to lớn của khoa Quản Trị Kinh Doanh – Ngân Hàng & Du Lịch của Trường Đại Học Công Nghiệp Việt – Hung. Với đội ngũ giảng viên của trường được đào tạo chuyên sâu, đã truyền cho những sinh viên của mình những kiến thức quý báu để có thể trở thành những lao động chủ chốt góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nghành du lịch nước nhà.
    Là một sinh viên cuối khóa được đào tạo trong khoa Quản Trị Kinh Doanh – Ngân Hàng & Du Lịch. Em luôn mong muốn mình có thể tiếp thu tốt những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt lại cho em giúp em trở thành một lao động chuyên nghiệp trong tương lai.
    Việc nghiên cứu và kiến nghị những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho ngành du lịch giúp hạn chế sự tồn tại và đẩy nhanh sự phát triển cũng như sự thu hút khách đối với ngành du lịch của Việt Nam, là sự trăn trở không chỉ riêng những người đứng đầu nhà nước, các cán bộ quản lý, những cán bộ công nhân viên công tác trong ngành du lịch mà còn là trách nhiệm chung của mỗi người dân Việt Nam có tâm huyết với đất nước.
    Đặc biệt, qua quá trình thực tập tại Công Ty Cổ Phần Tản Đà, đây là cơ hội tốt để em cọ sát thực tế và nắm bắt được phần nào về lữ hành du lịch Việt Nam. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “phân tích thực trạng và hướng giải pháp cho hoạt động kinh doanh lữ hành của Công Ty Cổ Phần Tản Đà”. Để làm bài báo cáo tốt nghiệp của mình.

    Nhận được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn thực tập Nguyễn Thị Vân Anh và tập thể các anh chị trong Công Ty Cổ Phần Tản Đà đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
    Em Xin Chân Thành Cảm Ơn!
    2- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    a. Mục tiêu
    Mục tiêu của khóa luận này là tìm hiểu nhân tố nào đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty Cổ phần Tản Đà
    b. Nhiệm vụ
    Để có thể thực hiện được mục tiêu nêu trên, khóa luận cần phải thực hiện nhiệm vụ đó là:
    - Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty Cổ phần Tản
    Đà.
    - Rút ra được những bài học kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự thành công đáng khâm phục của Công ty.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong tương lai.
    3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1- Đối tượng nghiên cứu
    - Các chính sách, chiến lược và tổ chức hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty
    - Các nhân tố trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Tản Đà
    3.2- Phạm vi nghiên cứu
    - Không gian: Công ty Cổ Phần Tản Đà
    Tản Đà Spa Resort Tản Lĩnh – Ba Vì – Hà Nội
    - Thời gian: Năm 2012
    + Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012
    + Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011 và 2012


    4- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Xác định cơ sở khoa học, Phân tích thực trạng chung và hướng giải pháp cho hoạt động kinh doanh lữ hành của Công Ty Cổ Phần Tản Đà.
    - Điều tra toàn bộ các hoạt động lữ hành của Công Ty Cổ Phần Tản Đà. Từ đó rút ra những hạn chế và giải pháp khắc phục.
    5- Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài áp dụng một số phương pháp khoa học cơ bản để nghiên cứu như sau:
    + Phương pháp nghiên cứu thực địa:
    Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn để bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn. Quá trình thực địa còn giúp cho việc sưu tầm, thu thập tài liệu được phong phú hơn. Để cho việc học tập, nghiên cứu và quy hoạch có hiệu quả cao cần thu thập, sưu tầm các tài liệu có liên quan tới lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn kinh doanh. Đây cũng là phương pháp quan trọng nhằm nhận được các thông tin xác thực, cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu làm cơ sở cho các phương pháp khác.
    + Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
    Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình nghiên cứu các đề tài, mỗi đề tài nghiên cứu lại cần có những số liệu khác nhau, phương pháp này thể hiện qua việc tìm hiểu, thu thập các số liệu có liên quan đến nội dung trong đề tài. Từ việc thu thập các số liệu tại nơi thực tập, dựa trên những số liệu đó để đưa ra cách khai thác và đánh giá đúng những nội dung mà đề tài đề cập tới.
    + Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp và mô hình hoá.
    Phương pháp này nhằm định hướng, thống kê các đối tưọng nghiên cứu. Việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn phải được tiến hành hệ thống, đi từ định lượng đến định tính và cần được kết hợp cùng với các phương pháp khác. Kết quả của phương pháp này là cơ sở khoa học cho việc xây dựng, thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược, các giải pháp phát triển, nó mang tính khoa học, thực tiễn và đạt hiệu quả cao.
    + Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi)
    Đây là phương pháp cũng được sử dụng khá phổ biến trong quá trình nghiên cứu nhất là trong đề tài nghiên cứu về hoạt động kinh doanh lữ hành tại các công ty du lịch.
    Phương pháp này dùng để lấy những ý kiến của cộng đồng, du khách, các chuyên gia và các thành viên tham gia nghiên cứu.
    Phổ biến nhất là phương pháp hỏi ý kiến ( trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phiếu điều tra), phương pháp quan sát cá nhân, nghiên cứu tài liệu Trong đó việc thiết kế bảng hỏi hoặc hệ thống câu hỏi giữ vai trò quan trọng, có liên quan đến kết quả nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế sao cho không quá nhiều câu hỏi và chủ yếu là câu hỏi đóng, các câu hỏi không nên quá khó, cần được sắp xếp từ dễ đến khó, tránh những câu hỏi tế nhị hoặc khó mà người hỏi có thể không trả lời trung thực. Thời gian tiến hành điều tra bảng hỏi trực tiếp mỗi người được hỏi không nên quá 10 phút.
    6- Kết cấu của đề tài.
    Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:
    - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung
    - Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty Cổ Phần Tản Đà
    - Chương 3: Một số giải pháp giải quyết vấn đề phát triển du lịch cũng như hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ Phần Tản Đà
     

    Các file đính kèm:

  2. hau03

    hau03 New Member

    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Xu:
    0Xu
    trên thì giới thiệu công ty du lịch tải file về lại xăng dầu Vn vc
     
Đang tải...