Luận Văn Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang hoa kỳ của công ty tnhh một thành viên trúc v

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp năm 2012
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    -----«œ-----




    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn ii
    Nhận xét của đơn vị . iii
    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn . iv
    Nhận xét của giáo viên phản biện . v
    Mục lục . vi
    Danh mục các từ viết tắt . x
    Danh sách các bảng sử dụng xi
    Danh sách các biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh xii
    Lời mở đầu 1
    Lý do chọn đề tài . 1
    Mục tiêu nghiên cứu . 1
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 1
    Phạm vi nghiên cứu . 2
    Kết cấu báo cáo . 2

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 3

    1.1 Cơ sở lý luận chung 3
    1.1.1 Phương thức thâm nhập thị trường bằng xuất khẩu . 3
    1.1.1.1 Hình thức xuất khẩu gián tiếp 3
    1.1.1.2 Hình thức xuất khẩu trực tiếp . 4
    1.1.2 Các hình thức xúc tiến xuất khẩu . 4
    1.1.2.1 Quảng cáo quốc tế 4
    1.1.2.2 Tham gia hội chợ triễn lãm 6
    1.1.2.3 Khảo sát mở rộng thị trường xuất khẩu 6
    1.1.2.4 Ứng dụng thương mại điện tử 7
    1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu . 7
    1.2.1 Môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp 7
    1.2.2 Môi trường bên trong tác động đến doanh nghiệp 8
    1.3 Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ 9
    1.3.1 Tiềm năng . 9

    1.3.2 Quy mô . 9
    1.3.3 Kênh phân phối . 10
    1.3.4 Qui định pháp luật và thuế quan 11
    1.3.4.1 Các quy định pháp luật . 11
    1.3.4.2 Quy định về thuế quan 12
    1.3.4.3 Tiêu chuẩn và quy định đối với đồ gỗ . 13
    1.4 Kinh nghiệm của một số DN xuất khẩu đồ gỗ sang
    Thị trường Châu Âu 15
    1.4.1 Kinh nghiệm XK của các DN Trung Quốc 15
    1.4.2 Kinh nghiệm XK của các DN Việt Nam 16
    1.4.3 Bài học rút ra từ các DN 16
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 17



    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ TẠI CÔNG TY
    SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 18



    2.1 Tổng quan về công ty . 18
    2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển, lĩnh vực hoạt động
    của công ty 18
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty . 21
    2.1.2.1 Sơ lược về bộ máy tổ chức 21
    2.1.2.2 Sơ lược phòng XNK . 22
    2.2 Kết Quả hoạt động kinh doanh . 23
    2.3 Thực trạng XK của công ty 25
    2.3.1 Kim ngạch XK của công ty 25
    2.3.2 Kim ngạch theo cơ cấu mặt hàng . 26
    2.3.3 Kim ngạch theo cơ cấu thị trường 29
    2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
    đến XK đồ gỗ của công ty sang Hoa Kỳ . 31
    2.4.1 Phân tích môi trường bên ngoài . 31
    2.4.1.1 Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội 32
    2.4.1.2 Yếu tố chính trị, luật pháp 33
    2.4.1.3 Yếu tố khoa học, công nghệ 34
    2.4.1.4 Yếu tố môi trường tự nhiên . 35
    2.4.2 Phân tích môi trường bên trong 36
    2.4.2.1 Các đối thủ cạnh tranh 36

    2.4.2.2 Khách hàng . 37
    2.4.2.3 Nhà cung ứng nguyên liệu 38
    2.4.2.4 Sản phẩm thay thế . 38
    2.4.2.5 Tình hình nội bộ công ty . 39
    2.4.2.5.1 Nguồn nhân lực . 39
    2.4.2.5.2 Nghiên cứu và phát triển . 40

    2.4.2.5.3 Công tác marketing . 40
    2.4.2.5.4 Sản xuất, quản lý . 41

    2.4.2.5.5 Công tác thông tin . 41
    2.5 Những tồn tại của công ty 42
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 43
    CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XK ĐỒ GỖ
    CỦA CÔNG TY TRÚC VY GĐ 2010 – 2020 44



    3.1 Mục tiêu của công ty . 44
    3.2 Ma trận SWOT . 45
    3.3 Các giải pháp hướng tới đẩy mạnh
    xuất khẩu sản phẩm của công ty sang Hoa Kỳ . 46
    3.3.1 Giải pháp Marketing, xây dựng thương hiệu 46
    3.3.2 Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lương SP . 49
    3.3.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm 48
    3.3.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm . 51
    3.3.3 Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu . 52
    3.3.4 Giải pháp nâng cao và phát triển nguồn nhân lực . 53
    3.3.4.1 Đối với lao động sản xuất . 53
    3.3.4.2 Đối với lao động thiết kế . 54
    3.3.4.3 Đối với cán bộ quản lý 54
    3.3.4.4 Đối với nhân viên XNK và Marketing 55
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 55
    KẾT LUẬN CHUNG . 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong xu thế hội nhập nền kinh tế như hiện nay, việc mở rộng hợp tác giao
    lưu quốc tế và khu vực đã và đang trở thành một nhu cầu tất yếu cho việc phát triển
    kinh tế của mọi quốc gia. Thương mại quốc tế rất quan trọng trong nền kinh tế, nó
    vừa tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển, vừa đáp ứng nhu cầu cơ bản
    và ngày càng nâng cao trong đời sống kinh tế và xã hội. Vì lẽ đó, hoạt động thương
    mại quốc tế hiện nay đã liên tục gia tăng với tốc độ siêu tốc.

    Nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ của thế giới tăng mạnh, cánh cửa cho các nhà xuất
    khẩu đồ gỗ rộng mở, trong đó Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội
    thất hàng đầu thế giới, với kim ngạch trên 40 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Theo đánh giá
    của Viện Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (Furniture Industry Research
    Institute), sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽ tăng 25,5% mỗi năm.Thị trường Hoa Kỳ
    đem đến sức hút mạnh mẽ cho các nhà xuất khẩu đồ gỗ trong đó có các doanh
    nghiệp Việt Nam và đặc biệt hiện nay Việt Nam đang là nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn
    nhất trong khu vực Đông Nam Á vào thị trường Hoa Kỳ.

    Nhận thấy được những cơ hội rộng mở và vị thế của Việt Nam trong việc
    xuất khẩu đồ gỗ, tôi muốn tìm hiểu, phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu đồ gỗ
    của công ty TNHH Trúc Vi và nêu ý kiến đóng góp cùng những giải pháp nhằm
    góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc xuất khẩu đồ gỗ của công ty. Do vậy tôi chọn đề
    tài “Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ” để
    làm chuyên đề tốt nghiệp.

    2. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm hệ thống những kiến thức về kinh doanh xuất khẩu,
    phân tích thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của công ty để thấy được những điểm mạnh,
    điểm yếu, thuận lợi, khó khăn và tình hình chung của công ty để từ đó đưa ra các
    giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu đồ
    gỗ của công ty.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    - Các nhân tố tác động đến việc xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ

    - Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
    - Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu đồ gỗ của công ty thông qua kết cấu
    mặt hàng, thông qua kết cấu thị trường.

    4. Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
    thu thập các số liệu, các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu, kim ngạch
    xuất khẩu.

    5. Kết cấu báo cáo chuyên đề gồm có 3 chương chính:

    Chương 1: Cơ sở lý luận chung

    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ tại công ty TNHH một thành viên Trúc Vi
    sang thị trường Hoa Kỳ

    Chương 3: Một số giải pháp cho hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của công ty TNHH
    một thành viên Trúc Vi giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020



    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

    1.1. Cơ sở lý luận chung:

    1.1.1 . Phương thức thâm nhập thị trường thế giới bằng xuất khẩu

    Ðây là phương thức thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát
    triển trên thế giới thường vận dụng, để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị
    trường thế giới thông qua xuất khẩu bằng hai hình thức: đó là xuất khẩu trực tiếp và
    xuất khẩu gián tiếp.

    1.1.1.1. Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting):

    Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa
    người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của
    mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có
    chức năng xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ
    sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị
    trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
    Xuất khẩu gián tiếp qua các hình thức sau đây:

    + Các công ty quản lý xuất khẩu (Export Management Company - EMC):
    Công ty quản lý xuất khẩu là Công ty quản trị xuất khẩu cho Công ty khác. Các nhà
    xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả
    năng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng. Do đó, họ thường phải thông
    qua EMC để xuất khẩu sản phẩm của mình. Các EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực
    hiện các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu và khi thực hiện các dịch vụ trên
    EMC sẽ được thanh toán bằng hoa hồng.

    +Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer): Đây là hình thức
    xuất khẩu thông qua các nhân viên của các công ty nhập khẩu nước ngoài. Họ là
    những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khi thực
    hiện hình thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tìm hiểu kỹ khách
    hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài.

    + Qua ủy thác xuất khẩu (Export Commission House): Tổ chức ủy thác
    thường là đại diện cho những người mua nước ngoài cư trú trong nước của nhà
    xuất khẩu. Nhà ủy thác xuất khẩu hành động vì lợi ích của người mua và người mua
    trả tiền ủy thác. Khi hàng chuẩn bị được đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...