Luận Văn Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Trong những năm gần đây, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, tổng sản lượng cũng như lượng cà phê xuất khẩu. Nếu như năm 1980, cả nước chỉ có 22.500 ha, sản lượng chỉ đạt 8.400 tấn thì đến năm 2007 diện tích cà phê cả nước ước tính đã lên đến khoảng 500.000 ha, với sản lượng hơn 1 triệu tấn. Hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 850.000 tấn cà phê sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là hơn 1,6 tỷ USD, đóng góp một phần quan trọng vào GDP của cả nước. Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2001 đến nay tăng liên tục với mức trung bình gần 31%/năm. Riêng hai năm sau khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng tới 53% và đạt mức 2,3 tỷ USD trong năm 2008. Như vậy, cà phê là một trong không nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, với kim ngạch từ 2 tỷ USD trở lên. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, với những đối tác và bạn hàng nhập khẩu ổn định, ở khắp các châu lục, trong đó có một số thị trường lớn, sức mua cao và ổn định như Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kỳ, Bỉ Rõ ràng vị trí của ngành cà phê Việt Nam đã không ngừng được nâng cao trên thị trường quốc tế.
    Mặt khác, Nhật Bản là một trong số 10 quốc gia nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất (chiếm 6% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước năm 2008). Nhu cầu cà phê của Nhật Bản phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Hầu hết cà phê nhân được nhập khẩu ở dạng chưa chế biến (được gọi là cà phê nhân chưa rang – cà phê nhân sơ chế ) sau đó được rang, xay và đóng túi để bán. Đặc biệt, người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng chuộng cà phê Việt Nam. Sức tiêu thụ của thị trường này là khá lớn.
    Trong khi đó, nhờ vào việc tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hóa cũng như kinh tế giữa Nhật Bản và cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á, việc xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được mở rộng. Dự kiến trong thời gian tới, thuế nhập khẩu các mặt hàng từ Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam vào thị trường Nhật Bản sẽ không ngừng được giảm, thậm chí tiến tới bằng 0. Vì vậy, Nhật Bản ngày càng trở nên một thị trường đầy hứa hẹn đối với ngành hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
    Tuy vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động ở mọi nơi trên thế giới cũng bộc lộ một số thách thức, tồn tại và là điểm yếu của ngành hàng cà phê khi tham gia xuất khẩu, diễn ra trong quá trình trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Chính vì vậy, việc “Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản” sẽ đưa ra được những nhận xét xác đáng về tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam vào thị trường truyền thống này, dự báo tiềm năng phát triển, từ đó rút ra được những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh quá trình xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản cũng như tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới trong bối cảnh khu vực đang chịu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính hiện nay là vô cùng cần thiết và quan trọng. Điều này tất yếu sẽ góp phần vào việc đưa ngành cà phê nước ta phát triển hơn nữa, xứng đáng với vị trí là một trong những ngành chủ lực trong nền kinh tế Việt Nam đồng thời tạo ra động lực mới cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong dòng thác toàn cầu hóa hiện nay.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung:
    Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu ngành hàng cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản từ năm 2000 đến năm 2008 để đưa ra giải pháp thích hợp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
    2.2. Mục tiêu cụ thể:
    a) Nghiên cứu, đánh giá vị trí và vai trò của mặt hàng cà phê xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam.
    b) Tìm hiểu về vị trí và các đặc điểm của thị trường Nhật Bản.
    c) Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2008.
    d) Phân tích những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong việc tiêu thụ cà phê.
    e) Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
    3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
    Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp để phân tích. Nguồn số liệu thứ cấp này chủ yếu thu thập từ các phương tiện truyền thông, các báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế, mạng Internet,
    3.2. Phương pháp phân tích số liệu:
    Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp so sánh và phương pháp suy luận diễn giải để thực hiện đề tài.
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1. Phạm vi về không gian:
    Đề tài nghiên cứu về tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản hiện nay.
    4.2. Phạm vi về thời gian:
    Thông tin phục vụ để minh họa trong đề tài là thông tin từ năm 2000 đến năm 2008.
    Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 05/2009 đến tháng 06/2009
    4.3. Phạm vi về nội dung:
    Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu ngành hàng cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản hiện nay.



    MỤC LỤC



    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    2.1. Mục tiêu chung 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    3. Phương pháp thực hiện 3
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3
    3.2. Phương pháp phân tích số liệu 3
    4. Phạm vi nghiên cứu 3
    4.1. Phạm vi về không gian 3
    4.2. Phạm vi về thời gian 3
    4.3. Phạm vi về nội dung 3
    PHẦN NỘI DUNG 4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 4

    1.1 Vai trò và vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam. 4
    1.2. Cái nhìn chung về thị trường Nhật Bản 5
    1.2.1 Vị trí của thị trường 5
    1.2.2. Đặc điểm của thị trường 7
    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 13
    2.1.Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam 13
    2.2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 14
    2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu ngành hàng cà phê của Việt Nam 16
    2.4. Định hướng xuất khẩu của ngành hàng 18
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 22
    3.1. Những thuận lợi và khó khăn của ngành hàng 22
    3.1.1. Thuận lợi 22
    3.1.2. Khó khăn 23
    3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam 26
    3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 26
    3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 28
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC



    DANH MỤC BIỂU BẢNG

    1. Bảng 1: Những nước chính xuất khẩu cà phê vào thị trường Nhật Bản giai đoạn 2005-2008 6
    2. Bảng 2: Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản giai đoạn 2002-2004 8
    3. Bảng 3: Biểu thuế nhập khẩu cà phê vào thị trường Nhật Bản. 9
    4. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2005-2008 16
    5. Bảng 5: Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam đến năm 2010 20
    6. Bảng 6: Dự báo nhập khẩu cà phê thế giới 21

    DANH MỤC HÌNH


    1. Đồ thị 1: 8 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trên 2 tỷ USD năm 2008 4
    2. Đồ thị 2: Cán cân thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 1998-2006 6
    3. Đồ thị 3: Khối lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của 10 nước hàng đầu trong các vụ cà phê từ niên vụ 2000/2001 đến niên vụ 2006/2007 13
    4. Đồ thị 4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2006-2008 14
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...