Luận Văn Phân tích thực trạng và giải pháp công tác hỗ trợ sau đầu tư của ngân hàng phát triển việt nam chi n

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 8
    1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu. 8
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 9
    3. Phương pháp nghiên cứu. 9
    3.1. Phương pháp duy vật biên chứng và duy vật lịch sử. 10
    3.2. Phương pháp điều tra tổng hợp và phân tích số liệu. 10
    3.3 Công cụ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế. 11
    3.4 Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế. 11

    3.5 Cơ cấu mẫu điều tra. 11
    3.6 Xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 17.0. 11
    4. Phạm vi nghiên cứu. 12
    PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ . 13
    1.1 Tổng quan về ngân hàng phát triển. 13
    1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 13
    1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ. 13
    1.1.3 Đặc điểm tổ chức và quản lý. 14
    1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác HTSĐT. 18
    1.2.1 Những nội dung cụ thể của Tín dụng. 18
    1.2.2 Chính sách HTSĐT của NHPTVN. 22
    1.3 Kinh nghiệm hoạt động của một số ngân hàng phát triển ở Việt Nam. 23
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 26
    2.1 Kết quả hoạt động của công tác Hỗ trợ sau đầu tư của NHPTVN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế qua ba năm 2007-2009. 26
    2.2 Khảo sát đánh giá kết quả công tác Hỗ trợ sau đầu tư. 29
    2.2.1. Thông tin chung về các đơn vị điều tra. 29
    2.2.2. Đánh giá về tín dụng. 30
    2.2.2.1. Đánh giá chung về tình hình tín dụng của các đơn vị điều tra. 30
    2.2.3. Đánh giá tác động của công tác HTSĐT đến các đơn vị 48
    2.2.3.1. Thống kê các đơn vị cho rằng chi phí lãi vay từ NHTM đã giảm đi 48
    2.2.3.2 Hiểu rõ hơn về công tác HTSĐT 49
    2.2.3.3 Hiệu quả của công tác HTSĐT đối với hoạt động kinh doanh của các đơn vị 50
    2.2.4 Một số ý kiến của các đơn vị về công tác HTSĐT trong thời gian tới 51
    2.2.5. Một số vấn đề cần cải thiện trong việc thực hiện hỗ trợ sau đầu tư. 53
    2.2.6 Đánh giá chung về công tác HTSĐT trong giai đoạn 2007 - 2009. 54
    2.2.6.1 Thuận lợi. 54
    2.2.6.2 Khó khăn.55
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HTSĐT VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 56
    3.1 Định hướng. 56
    3.1.1 Quan điểm mở rộng công tác HTSĐT của NHPTVN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 56
    3.1.2 Mục tiêu. 56
    3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác HTSĐT. 57
    PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 59
    1. Kết luận. 59
    2. Kiến nghị. 59


    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu.
    Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của quê hương, dân tộc và là năm tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang biến động phức tạp, khó lường; kinh tế trong nước đang từng bước phục hồi, song những tác động của khủng hoảng kinh tế còn ảnh hưởng nhiều mặt đến sản xuất và đời sống; những hậu quả nặng nề do thiên tai phải mất nhiều thời gian và nguồn lực mới khắc phục được. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của năm 2010 là: “Tập trung mọi nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng; bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện một bước đời sống nhân dân, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương”.
    Đây là phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm chiến lược trong năm 2010 của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên để thực hiện được những nhiệm vụ này, vấn đề vốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng vấn đề đặt ra là chủ đầu tư muốn vay vốn từ NHTM thì phải chịu chi phí lãi vay là khá cao, đặc biệt là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển Nông nghiệp nông thôn; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn thì thời gian hoàn vốn khá lâu, hiệu quả kinh tế không cao do đó chủ đầu tư rất khó có khả năng trả nợ lãi và vốn gốc cho các NHTM. Chính vì vậy, mà các chủ đầu tư cần có một kênh hỗ trợ của nhà nước để giúp họ có thể mạnh dạn đầu tư các dự án và khuyến khích họ trả nợ đúng hạn cho NHTM.
    Trong những năm gần đây, công tác HTSĐT của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( NHPTVN) chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã có tác dụng lớn trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Có thể nói đây là một kênh hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp thuộc các đối tượng theo quy định của Nhà nước, là “vốn mồi” tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đồng thời là đòn bẩy nâng cao hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác này còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập chưa được giải quyết như thủ tục còn rườm rà, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập WTO – một môi trường cạnh tranh mới bình đẳng hơn, bắt buộc NHPTVN nói chung và NHPT chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng phải tuân thủ các quy định, nguyên tắc của WTO. Do đó cần phải nghiên cứu để tháo gỡ những khó khăn đồng thời nâng cao công tác HTSĐT của NHPTVN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển bền vững hơn.
    Để góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề về lý luận và thực tiễn của kênh HTSĐT, cùng với những kiến thức học hỏi được từ quá trình thực tập tại NHPTVN chi nhánh Huế, tôi chọn đề tài nghiên cứu là:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀNđể làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    · Hệ thống hoá một số vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác HTSĐT.
    · Đánh giá thực trạng và hiệu quả của công tác HTSĐT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc đối tượng theo quy định của nhà nước.
    · Đề xuất định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này phù hợp các quy định của WTO trong thời gian tới.

    3. Phương pháp nghiên cứu
    Trong chuyên đề tốt nghiệp này, tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
    3.1. Phương pháp duy vật biên chứng và duy vật lịch sử
    Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét các vấn đề đặt ra, đảm bảo các vấn đề nghiên cứu một cách khách quan và khoa học.
    3.2. Phương pháp điều tra tổng hợp và phân tích số liệu
    Quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê kinh tế để tiến hành các hoạt động điều tra thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích số liệu một cách khoa học nhằm đánh giá tình hình, phân tích các mối liên hệ, tìm các giải pháp sơ bộ cho quá trình nghiên cứu.
    Vì đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp thuộc đối tượng theo quy định của chính phủ, do đó tôi đã tiến hành điều tra từ các doanh nghiệp này để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
    Phương pháp thu thập số liệu: Khi nghiên cứu các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, nói chung, tôi dựa vào các tài liệu đã được công bố như niên giám Thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan chuyên ngành, các website, các nguồn số liệu từ ngân hang phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, Các nguồn số liệu này được sử dụng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Số liệu sơ cấp: để có số liệu sơ cấp, tôi tiến hành phỏng vấn các doanh nghiệp thuộc đối tượng theo quy định của Chính Phủ theo nội dung đã được chuẩn bị sẵn để từ đó biết được thực trạng và đề ra các giải pháp phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
    ( Bảng câu hỏi điều tra chi tiết được đính kèm theo ở phụ lục B)
    Tổng hợp tài liệu: Việc tổng hợp tài liệu được tiến hành bằng phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của phần mềm SPSS 17.0. Theo hướng trọng tâm của đề tài nghiên cứu, tôi tập trung tổng hợp tài liệu theo hướng đánh giá thực trạng và từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác HTSĐT của NHPTVN chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
    Phân tích tài liệu: Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp, tôi vận dụng các phương pháp đã được thiết lập để phân tích trong SPSS 17.0 như số lớn nhất, số nhỏ nhất, số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp so sánh, liên hệ và phân tích để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới công tác HTSĐT đã tác động tới các doanh nghiệp thuộc đối tượng theo quy định của Chính Phủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
    3.3 Công cụ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế
    Các phương pháp phân tích và sử lý số liệu thống kê được áp dụng để tính toán và so sánh các chỉ tiêu kinh tế trong chuyên đề được thực hiện nhờ vào các công cụ tin học. Toàn bộ việc xử lý số liệu được tiến hành trên chương trình SPSS 17.0. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê theo chuyên ngành để phục vụ cho mục đích chuyên nghiên cứu đề tài.
    3.4 Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế
    Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế như: số lần HTSĐT theo dự án. Số tiền thực cấp được HTSĐT của dự án để phân tích và làm rõ vấn đề nghiên cứu.
    3.5 Cơ cấu mẫu điều tra
    Công tác HTSĐT là một công tác mới của NHPT nói chung và chi nhánh NHPT Thừa Thiên Huế nói riêng – là một kênh hỗ trợ gián tiếp của Nhà Nước cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Do căn cứ vào đối tượng theo quy định của Chính phủ mặc dù số lượng dự án được hỗ trợ rất lớn nhưng chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hơn nữa, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là rất ít nên đây là một hạn chế của đề tài. Vì vậy cơ cấu mẫu điều tra mà tôi tiến hành điều tra của công tác HTSĐT qua 3 năm 2007-2009 trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế ở đây là 14 phiếu điều tra.
    3.6 Xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 17.0
    Tôi tiến hành phát ra 14 phiếu nhưng chỉ thu về 13 phiếu điều tra và tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS 17.0 đối với 13 phiếu này.

    4. Phạm vi nghiên cứu.
    Về nội dung
    · Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp thuộc đối tượng theo quy định của nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
    · Nội dung là tìm hiểu cách thức HTSĐT của NHPTVN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó để đánh giá hiệu quả của công tác HTSĐT đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập mới cũng như những khó khăn và thuận lợi của công tác này để đưa ra các biện pháp và định hướng phù hợp với các quy định của WTO.
    Về không gian
    · Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Thừa Thiên Huế.
    · Tài liệu sử dụng cho đề tài này là tài liệu thứ cấp lấy từ NHPTVN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, báo, tạp chí, niên giám Thống kê, các Website chuyên ngành, đặc biệt là sử dụng số liệu điều tra qua phiếu trả lời câu hỏi được đính kèm ở phụ lục B.
    Về thời gian Số liệu và các nội dung điều tra được lấy và phân tích đánh giá trong đề tài được tính từ năm 2007-2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...