Thạc Sĩ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các nhà máy thủy điện đ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Ngành điện là một ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp năng lượng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân với sản phẩm hàng hóa đặc biệt là điện năng.
    Việt Nam là quốc gia có tiềm năng thuỷ điện khá lớn và phân bố tương đối đều trên khắp cả nước; Điều kiện thuận lợi của địa hình miền Bắc có thể xây dựng được những nhà máy thủy điện (NMTĐ) qui mô lớn (có những dòng sông lớn, độ dốc cao), địa hình miền Trung có thể xây dựng được những NMTĐ có qui mô trung bình và nhỏ (sông có độ dốc lớn, nhưng lưu lượng vừa phải), miền Nam có thể xây dựng được những NMTĐ có qui mô trung bình (độ dốc các dòng sông thường không lớn). Theo bản Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Qui hoạch điện VI) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007: Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng và sở hữu các NMTĐ quy mô lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng các dự án nguồn điện theo các hình thức đầu tư được pháp luật quy định.
    Với chính sách khuyến khích đầu tư vào khâu phát điện của Nhà nước, trong những năm vừa qua, hàng loạt các dự án thủy điện có qui mô vừa và nhỏ đã được các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đã góp phần đáng kể trong việc cung ứng điện cho nền kinh tế quốc dân.
    Theo thống kê của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (ĐĐQG), riêng đối với các NMTĐ độc lập có công suất trên 30 MW, Việt Nam hiện có 10 nhà máy với tổng công suất 596 MW chiếm 2,9 % tổng công suất đặt hệ thống điện quốc gia (tính đến hết tháng 6 năm 2010), tổng sản lượng điện bình quân hàng năm là 2.24 tỷ kWh.
    Theo tổng hợp của tác giả, hiện nay các NMTĐ độc lập này đang hoạt động trong môi trường kinh doanh phát điện mà chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các NMTĐ độc lập không đạt như mong muốn có thể kể đến là: (i) do đặc thù sản phẩm điện năng, (ii) do đặc thù của hệ thống điện Việt Nam, (iii) do đặc thù trong khâu quản lý và vận hành của nhà máy thủy điện,
    Từ những nhìn nhận, đánh giá của tác giả cùng với các kiến thức đã được học và những hiểu biết về hệ thống điện Việt Nam sau 15 năm làm việc tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, tác giả chọn đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các nhà máy thủy điện độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua” làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản trị kinh doanh.

    1. Mục đích nghiên cứu.
    Luận văn chủ yếu hệ thống hoá những cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh làm tiền đề để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các NMTĐ độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua.
    Dựa vào cơ sở lý luận đó, tác giả nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác các NMTĐ độc lập hiện nay. Trên cơ sở phân tích hiện trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các nhà máy này trong cơ chế thị trường điện một người mua ở Việt Nam.

    1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tổng quát những vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh và đi sâu nghiên cứu phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các NMTĐ độc lập, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các nhà máy này trong cơ chế thị trường điện một người mua.
    Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, đánh giá hiệu quả khai thác các NMTĐ độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua. Đánh giá hiệu quả khai thác các NMTĐ độc lập từ năm 2007 (là thời điểm Chính phủ bắt đầu công cuộc tái cơ cấu ngành điện) đến nay.

    1. Phương pháp nghiên cứu.
    Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập từ các nhà máy điện, số liệu vận hành hệ thống điện từ năm 2007 đến năm 2010.

    1. Những đóng góp của đề tài.

    • Làm rõ những vấn đề cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    • Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả khai thác các NMTĐ độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua. Đặc biệt là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác các nhà máy điện (như giá bán điện, thời gian vận hành tương đương, )
    • Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả khai thác các NMTĐ độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua.
    • Kết cấu của luận văn.
    • Tên đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các nhà máy thủy điện độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua.
    • Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả khai thác các nhà máy điện trong mô hình thị trường điện một người mua.
    Chương 2: Phân tích thực trạng công tác khai thác các nhà máy thủy điện độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua ở Việt Nam.
    Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các nhà máy thủy điện độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua ở Việt Nam.

    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 3
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 5
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KHAI THÁC CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN TRONG MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN MỘT NGƯỜI MUA 4
    I.1 Cơ sở lý thuyết về thị trường điện một người mua. 4
    I.1.1 Các mô hình thị trường điện. 4
    I.1.1.1 Mô hình thị trường điện độc quyền. 5
    I.1.1.2 Mô hình thị trường điện một người mua. 6
    I.1.1.3 Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh. 7
    I.1.1.4 Mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. 8
    I.1.2 Các vấn đề lý thuyết về mô hình thị trường điện một người mua. 10
    I.1.2.1 Đặc điểm của mô hình. 10
    I.1.2.2 Ưu, nhược điểm của mô hình. 11
    I.1.2.3 Các vấn đề về quản lý thị trường điện một người mua. 12
    I.1.2.4 Phân loại các nhóm người bán trong mô hình thị trường điện một người mua. 15
    I.2 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả khai thác nhà máy điện trong mô hình thị trường điện một người mua 18
    I.2.1 Các vấn đề về hiệu quả khai thác của doanh nghiệp. 18
    I.2.1.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh. 18
    I.2.1.2 Các hướng nâng cao hiệu quả. 22
    I.2.2 Các vấn đề về hiệu quả khai thác nhà máy điện trong các mô hình tổ chức thị trường điện lực 23
    I.2.2.1 Khái niệm về hiệu quả khai thác các nhà máy điện. 23
    I.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác nhà máy điện trong mô hình thị trường điện một người mua. 26
    I.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác các nhà máy điện. 31
    TỔNG KẾT CHƯƠNG 1. 34
    CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỘC LẬP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN MỘT NGƯỜI MUA Ở VIỆT NAM . 35
    II.1 Hiện trạng hệ thống điện và tổ chức thị trường điện một người mua ở Việt Nam. 35
    II.1.1 Hiện trạng hệ thống điện Việt Nam 35
    II.1.1.1 Phụ tải hệ thống điện. 36
    II.1.1.2 Nguồn điện trong hệ thống điện. 36
    II.1.2 Lộ trình phát triển thị trường điện và đặc điểm của thị trường điện một người mua ở Việt Nam 39
    II.1.2.1 Lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện. 39
    II.1.2.2 Đặc điểm của thị trường phát điện cạnh tranh. 41
    II.1.3 Hiện trạng cơ cấu, mô hình thị trường điện một người mua ở Việt Nam 42
    II.1.3.1 Cơ cấu mô hình thị trường điện một người mua. 42
    II.1.3.2 Cơ chế mua bán điện. 43
    II.1.3.3 Thực trạng công tác mua điện hiện nay. 45
    II.1.4 Nguyên tắc và thực trạng huy động các nhà máy điện trong cơ chế thị trường điện một người mua hiện nay 48
    II.2 Phân tích, đánh giá hiệu quả khai thác các nhà máy thủy điện độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua hiện nay. 52
    II.2.1 Giới thiệu và phân tích nguyên tắc khai thác các nhà máy thủy điện độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua hiện nay 52
    II.2.2 Đánh giá hiệu quả khai thác các nhà máy thủy điện độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua hiện nay 59
    II.2.2.1. Đánh giá theo chỉ tiêu Doanh thu. 59
    II.2.2.2. Đánh giá theo chỉ tiêu Thời gian vận hành tương đương. 62
    II.2.2.3. Đánh giá theo chỉ tiêu Suất hao nước. 65
    II.2.3 Tổng kết đánh giá chung các kết quả phân tích về hiện trạng hiệu quả khai thác các nhà máy thủy điện độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua. 68
    II.2.3.1 Đối với người bán. 68
    II.2.3.2 Đối với người mua. 69
    II.2.3.3 Do tính chất đặc thù của sản phẩm điện và đặc thù hệ thống điện. 69
    TỔNG KẾT CHƯƠNG 2. 71
    CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỘC LẬP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN MỘT NGƯỜI MUA Ở VIỆT NAM 72
    III.1 Định hướng phát triển của thị trường điện một người mua ở Việt Nam. 72
    III.1.1 Quan điểm xây dựng thị trường điện một người mua. 72
    III.1.2 Các vấn đề cần chú ý khi xây dựng và triển khai thị trường điện một người mua. 73
    III.1.3 Định hướng phát triển của thị trường điện một người mua. 74
    III.1.3.1 Tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành điện. 74
    III.1.3.2 Tạo môi trường hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực phát điện, ngăn chặn nguy cơ thiếu điện. 74
    III.1.3.3 Đảm bảo cân bằng cung cầu điện năng cho nền kinh tế quốc dân theo cơ chế thị trường. 75
    III.1.3.4 Tiến tới mở ra các loại hình kinh doanh đa dạng ở các bước tiếp theo của thị trường điện, đảm bảo phát triển ngành điện bền vững 75
    III.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các NMTĐ độc lập trong cơ chế thị trường điện một người mua ở Việt Nam. 76
    III.2.1 Xây dựng biểu giá bán điện phù hợp với diễn biến thủy văn của hồ chứa và đặc thù hệ thống điện Việt Nam 76
    III.2.1.1 Cơ sở đề xuất 76
    III.2.1.2 Nội dung của giải pháp. 76
    III.2.1.3 Kết quả kỳ vọng. 79
    III.2.2 Thiết lập kế hoạch sửa chữa phù hợp với đặc thù thủy văn và đặc thù hệ thống điện. 82
    III.2.2.1 Cơ sở đề xuất 82
    III.2.2.2 Nội dung của giải pháp. 84
    III.2.2.3 Kết quả kỳ vọng. 85
    III.2.3 Đề xuất hỗ trợ chuyên môn các vấn đề về quản lý vận hành nhà máy điện độc lập. 85
    III.2.3.1 Cơ sở đề xuất 85
    III.2.3.2 Nội dung của giải pháp. 87
    III.2.3.3 Kết quả kỳ vọng. 88
    TỔNG KẾT CHƯƠNG 3. 89
    PHẦN KẾT LUẬN 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...