Chuyên Đề Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU


    1.1. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa là một đòi hỏi tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Khi Việt Nam trở thành thành viên 150 của WTO thì cũng là lúc Việt Nam phải thực hiện rất nhiều cam kết với tổ chức này. Trong đó có cam kết mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam –một thị trường với đầy tiềm năng phát triển.
    Như đã biết, Việt Nam là một đất nước đông dân với gần 90 triệu dân hiện đang đứng thứ 13 trên thế giới, lại có nền kinh tế năng động với mức tăng trưởng khá cao, thu nhập bình quân đầu người ở ngưỡng 1000 USD/người/năm. Hơn thế nữa, người tiêu dùng Việt Nam lại thuộc hàng trẻ nhất ở châu Á với 65% dân số là người tiêu dùng trẻ, có hơn một nữa dân số có độ tuổi dưới 30 và ngày càng chi tiêu mạnh tay, sẵn lòng chi tiêu để theo kịp các xu hướng và trào lưu mới nhất. Điều này cho thấy nhu cầu chi tiêu của người dân Việt Nam ngày càng cao. Năm 2009, ngành bán lẻ được cho là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất Việt Nam (12%). Dự báo đến năm 2012, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể đạt mức 85 tỷ đô la. Chính những điều trên đã làm cho thị trường bán lẻ của Việt Nam ngày càng hấp dẫn và hệ thống bán lẻ ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
    Hệ thống bán lẻ quan trọng bởi vì nó phục vụ những nhu cầu thiết yếu của con người, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho vấn đề lao động trong xã hội. Quan trọng hơn, nó là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, tạo điều kiện để hàng hóa từ sản xuất tiếp cận đến tay người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm hàng hóa theo đúng yêu cầu, giúp nhà sản xuất tiêu thụ được sản phẩm của mình. Như vậy hệ thống bán lẻ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Nó có vai trò kích thích sản xuất và thỏa mãn tiêu dùng.
    Với tầm quan trọng như trên cùng với sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ, Việt Nam đang là mục tiêu mà các tập đoàn bán lẻ hàng đầu của thế giới hướng đến. Việc họ xâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam là điều sớm muộn và việc cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay với kênh phân phối còn manh mún, khâu hậu cần còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, vốn ít, trình độ quản lý cũng như nghiệp vụ chuyên môn lại chưa cao mà những điều trên đều là điểm mạnh của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể cạnh tranh được với các “cường quốc bán lẻ” nước ngoài? Làm thế nào để đảm bảo được tính cạnh tranh mà không để thị trường bán lẻ nước ta “rơi vào tay” các tập đoàn bán lẻ nước ngoài và không để cho họ “lũng đoạn” nền kinh tế nước ta? Đó là lý do em chọn đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam”.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Tìm hiểu thực trạng hệ thống bán lẻ Việt Nam, nêu lên những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp bán lẻ nước ta hiện nay, phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi phải đương đầu cạnh tranh với những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Tìm hiểu tổng quan về thực trạng hệ thống bán lẻ của Việt Nam hiện nay.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng của hệ thống sau khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết với tổ chức thương mại thế giới WTO.
    - Kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn về hoạt động bán lẻ của hệ thống để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.
    1.3. Phương pháp nghiên cứu
    1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
    Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu như: thu thập các dữ liệu thứ cấp từ sách, báo, internet, tạp chí liên quan đến lĩnh vực bán lẻ.
    1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu:
    Trên cơ sở những số liệu đã có tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích và đưa ra kết luận cũng như đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán lẻ hiện nay.

    1.4. Phạm vi nghiên cứu



    Về nội dung nghiên cứu:Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hệ thống bán lẻ, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hệ thống để qua đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bộ phận kinh tế quan trọng này.
    Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
    Về thời gian nghiên cứu: các số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ năm 2005- 2009 và những tháng đầu năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...