Tiểu Luận Phân tích thực trạng tín dụng chính thức của nông hộ tỉnh Hậu giang

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
    ​1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1 Mục tiêu chung
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    3. PHẠM VI NGHIÊN cứu
    3.1 Không gian nghiên cứu
    3.2 Thời gian nghiên cứu
    4. Đối tượng nghiên cứu
    5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    2.1.1 Khái niệm về nông hộ và vai ừò của kinh tế nông hộ ừong nền kinh tế
    2.1.2 Các vấn đề cơ bản về tín dụng và tín dụng nông thôn
    2.1.3 Các lý thuyết về tín dụng nông thôn
    2.1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    2.1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
    2.1.6 Phương pháp thu thập số liệu
    2.1.7 Phương pháp nghiên cứu
    CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÈ ĐỊA BÀN HẬU GIANG
    3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN Tự NHIÊN CỦA HẬU GIANG
    3.2 TÌNH HÌNH KINH Tế XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG
    3.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ HẬU GIANG TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2010
    3.4 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
    Khu vực tài chính chính thức
    Khu vực tài chính bán chính thức
    Khu vực tài chính phi chính thức
    CHƯƠNG 4. THựC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG Hộ TỈNH HẬU GIANG
    4.1 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN TẠI HẬU GIANG
    Thông tin chung về các hộ gia đình khảo sát
    Đánh giá chung thực trang tín dụng cho nông hộ ở Hậu Giang
    Thực trạng vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức của nông hộ tỉnh Hậu Giang
    4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHÍNH THỨC CỦA NÔNG Hộ TỈNH HẬU GIANG
    4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY TỪ NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ TỈNH HẬU GIANG
    Kiểm định mô hình
    Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay từ nguồn tín dụng
    chính thức của nông hộ tỉnh Hậu Giang
    CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở HẬU GIANG
    5.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ TỈNH HẬU GIANG
    5.2 GIẢI PHÁP TĂNG LƯỢNG VỐN VAY CHO NÔNG Hộ TỈNH HẬU GIANG
    CHƯƠNG 6. KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ
    6.1 KẾT LUẬN
    6.2 KIẾN NGHỊ
    6.2.1 Đối với chính phủ
    6.2.2 Đối với các tổ chức tín dụng
    6.2.3 Đối với nông hộ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIÊU

    LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
    Thị trường tín dụng nông thôn là một thị trường nhiều tiềm năng, gắn với nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh ngày càng tăng của trên 2/3 tổng dân số. Nông thôn nước ta luôn được đánh giá là khu vực kinh tế tăng trưởng cao, thị trường tiêu thụ rộng, lượng người tiêu dừng trẻ chiếm hơn 70% dân số cả nước. Chính phủ đã có nhiều văn bản, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy thị trường này phát triển. Trong đó, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ nông dân - nông nghiệp - nông thôn. Theo nghiên cứu của Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), dịch vụ tài chính chính thức chiếm 90% thị phần tài chính nông thôn. Cả nước có 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, 40 ngân hàng thương mại cổ phần, hơn 920 quỹ tín dụng nhân dân, 70 hợp tác xã tín dụng nhưng chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) và Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP) ưu tiên cho các chương trình giảm nghèo.
    Mặc dù hệ thống ngân hàng (NH) đã về các vùng quê, nhưng không phải người dân nào cũng hiểu về tín dụng NH, nhiều người khó tiếp cận với các khoảng vay từ ngân hàng, nhất là nông dân. Thực tế cho thấy các kênh đưa vốn từ các tổ chức tín dụng đến với người dân ở nông thân còn nhiều bất cập. Khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động, nhưng đến nay mới chỉ đạt dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Theo các chuyên gia, tăng trưởng tín dụng trong ngành nông - lâm ngư nghiệp thời gian qua tuy có tốc độ nhanh nhưng mới đáp ứng khoảng 40% nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn chỉ đạt khoảng 70% và gặp nhiều vướng mắc trong quy định về thế chấp, thu hồi nợ. Tháng 6/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với Thông tư hướng dẫn từ Ngân hàng Nhà nước, giờ đây các hộ nông dân trong cả nước có thể vay ngân hàng đến 50 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp. Còn các hợp tác xã, chủ trang trại có thể vay tối đa lên đến 500 triệu đồng. Kênh tín dụng đối với khu vực nông thôn đã mở rộng hơn. Cho dù đã có bước tiến khá xa trong việc đưa vốn về nông thôn, thế nhưng nguồn vốn này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực. Một thực tế chỉ ra là ở nhiều địa phương trong cả nước, trong đó riêng tại đồng bằng sông Cửu Long, có khoảng 80% nông dân vẫn phải chạy vạy vốn từ nhiều nguồn khác nhau không qua các tổ chức tín dụng. Và nhiều nghiên cứu cho thấy, khu vực nông thôn vẫn đang trong tình cảnh “khát vốn trầm trọng". Thực trạng này đẩy nhiều nông dân nói chung và những người dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng vào cảnh phải vay vốn từ các nguồn khác như vay từ bạn bè, ngưòi thân, vay nặng lãi ., gọi chung là thị trường tín dụng phi chính thức. Chính những khó khăn đó khiến cho việc thực hiện chính sách mới, cụ thể là Nghị định 41 của Chính phủ, dù nhiều ưu đãi, dù mở rộng hạn mức và điều kiện vay vốn nhưng kênh tín dụng nông thôn dự báo sẽ vẫn khó chảy một cách mạnh mẽ, nếu không được khơi thông và tháo gỡ những nút thắt hiện tại.
    Hậu giang nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, nên tình hình kinh tế xã hội cũng mang tất cả đặc trưng của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với số dân sống dựa vào nông nghiệp chiếm 41,4% dân số, Hậu Giang mang đặc điểm của nền kinh tế nông nghiệp và đang ừên đà phát triển mạnh, tốc độ phát triển kinh tế luôn ở mức cao. Điều đáng quan tâm là ừong năm 2010, Hậu Giang là một trong 3 địa phương được ngân hàng Liên Việt triển khai thí điểm giải ngân đối với khu vưc nông thôn cùng với cần Thơ và An Giang, với tổng số vốn cho vay là 1200 tỷ đồng. Ngoài ra, Hậu Giang còn là nơi diễn ra nhiều hội đàm nhằm giúp đỡ nông dân nghèo và phát triển tín dụng nông thôn.
    Xuất phát từ thực tế tín dụng hiện nay mà cụ thể là tỉnh Hậu Giang, tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng tín dụng chính thức của nông hộ tình Hậu Giang” nhằm tìm hiểu thực tế khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay từ nguồn vốn này của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang qua đó đề ra những biện pháp phát triển tín dụng nông thôn Hậu Giang một cách lành mạnh và bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...