Tài liệu Phân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ ở thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Phân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ ở thành phố Hà Nội

    MỤC LỤCTrang
    MỤC LỤC----------------------------------------------------------------------------------- 1 LỜI MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------------------------- 5Phần THứ NHấTCơ sở lý luận của vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm------------------------ 8

    I. Một số khái niệm liên quan tới vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm------- 8
    1. Khái niệm về lao động------------------------------------------------------------------ 8
    1.1. Lao động-------------------------------------------------------------------------------- 8
    1.2. Nguồn lao động------------------------------------------------------------------------ 9
    1.3. Lực lượng lao động------------------------------------------------------------------- 10
    1.4. Thị trường lao động------------------------------------------------------------------ 10
    2. Các khái niệm về thất nghiệp--------------------------------------------------------- 12
    2.1. Khái niệm về thất nghiệp------------------------------------------------------------ 12
    2.2. Đặc trưng của người thất nghiệp-------------------------------------------------- 12
    2.3. Phân loại thất nghiệp----------------------------------------------------------------- 13
    2.3.1. Thất nghiệp theo nguyên nhân-------------------------------------------------- 13
    2.3.2. Thất nghiệp theo hình thức biểu hiện------------------------------------------ 13
    3. Khái niệm về việc làm, thiếu việc làm---------------------------------------------- 13
    3.1. Việc làm--------------------------------------------------------------------------------- 13
    3.2. Thiếu việc làm------------------------------------------------------------------------- 14
    II. Hậu quả do thất nghiệp và thiếu việc làm----------------------------------------- 142.1. Hậu quả về kinh tế-------------------------------------------------------------------- 14
    2.2. Hậu quả về tâm lý xã hội----------------------------------------------------------- 15
    III. Các nhân tố ảnh hưởng tới thất nghiệp và thiếu việc làm-------------------- 16
    3.1. Tăng trưởng kinh tế------------------------------------------------------------------- 16
    3.2. Cơ cấu kinh tế-------------------------------------------------------------------------- 18
    3.3. Số lượng, chất lượng nguồn lao động-------------------------------------------- 20
    3.4. Thị trường lao động------------------------------------------------------------------ 21
    3.5. Các chính sách của Nhà nước về việc làm--------------------------------------- 22
    PHẦN THỨ HAIPhân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ ở thành phố Hà Nội

    I. Những đặc điểm của Hà Nội có ảnh hưởng tới tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ:
    1.1. Hà Nội là thành phố có dân số trẻ------------------------------------------------ 24
    1.2. Thu hót lao động ngoại tỉnh-------------------------------------------------------- 25
    1.3. Chất lượng lao động còn hạn chế-------------------------------------------------- 25
    II. Phân tích về số lượng chất lượng nguồn lao động nữ của thành phố Hà Nội:
    2.1. Số lượng lao động nữ Hà Nội------------------------------------------------------ 26
    2.1.1. Tình hình lao động nữ Hà Nội--------------------------------------------------- 26
    2.1.2. Số lượng lao động nữ Hà Nội---------------------------------------------------- 29
    2.2. Chất lượng của lao động nữ Hà Nội---------------------------------------------- 31
    2.2.1. Chất lượng của lao động nữ Hà Nội thể hiện qua trình độ văn hóa---- 32
    2.2.2. Chất lượng lao động nữ thể hiện qua trình độ chuyên môn kỹ thuật-- 37
    III. Phân tích tình hình thất nghiệp của lao động nữ ở thành phố Hà Nội:
    3.1. Tình hình thất nghiệp của lao động nữ Hà Nội chia theo nhóm tuổi----- 48
    3.2. Tình hình thất nghiệp của lao động nữ Hà Nội theo nghề------------------- 51
    IV. Phân tích tình hình thiếu việc làm của lao động nữ ở thành phố Hà Nội:
    4.1. Tình hình thiếu việc làm của lao động nữ Hà Nội theo nhóm tuổi-------- 52
    4.2. Tình hình thiếu việc làm của lao động nữ Hà Nội chia theo khu vực----- 58
    4.3. Tình hình thiếu việc làm của lao động nữ Hà Nội theo nhóm ngành kinh tế- 61
    V. Đánh giá về tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ thành phố Hà Nội:
    5.1. Những kết quả đạt được------------------------------------------------------------- 62
    5.2. Những tồn tại-------------------------------------------------------------------------- 63
    5.3. Nguyên nhân--------------------------------------------------------------------------- 63


    Phần thứ baCác giải pháp chủ yếu để giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo việc làm cho lao động nữ Hà nội.
    1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành--------------------------------------- 65
    2. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo mở việc làm---------------------------------------------------------------------------------------------- 67
    2.1 Nâng cao công tác đào tạo và dạy nghề------------------------------------------ 68
    2.2 Áp dụng chương trình quốc gia giải quyết việc làm trên địa bàn Hà nội- 70
    2.3 Xây dựng mạng lưới thông tin và phát triển thị trường lao động---------- 71
    3. Phát triển kinh tế nông thôn---------------------------------------------------------- 72
    3.1 Đa dạng hoá các ngành nghề nông nghiệp--------------------------------------- 73
    3.2 Chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp---------------------------------- 73
    3.3 Xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn----------------------------------- 74
    4. Hạn chế tốc độ gia tăng dân số tự nhiên và cơ học vào thành phố Hà nội 74
    4.1 Hạn chế tốc độ gia tăng dân số tự nhiên------------------------------------------ 74
    4.2 Hạn chế dòng di dân------------------------------------------------------------------ 75
    5. Chính sách về bảo hiểm thất nghiệp------------------------------------------------ 75
    6. xuất khẩu lao động---------------------------------------------------------------------- 77
    7. Thống kê theo dõi số người lao động thất nghiệp và thiếu việc làm-------- 78
    KẾT LUẬN---------------------------------------------------------------------------------- 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO--------------------------------------------------------------- 82

    LỜI CẢM ƠN !
    Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành nhờ sự nỗ lực cố gắng học hỏi, sáng tạo của bản thân, thêm vào đó là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn - Thạc sĩ Trần Thị Thu. Nhân đây, tôi xin gửi tới cô lời cảm ơn trân trọng nhất. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể các cán bộ công tác tại Vụ Lao động Văn xã - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !Sinh viên thực hiệnLÊ THÁI MINH
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Thất nghiệp là một vấn đề bức xúc đối với mọi nền kinh tế. Đó không chỉ là nguồn gốc của sự bất bình đẳng, nạn nghèo khổ mà còn gây ra tình trạng lãng phí nguồn nhân lực.
    Trong số lực lượng lao động của nước ta, lao động nữ chiếm khoảng 52% tổng số. Lao động nữ đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất xã hội. Ngày nay, lao động nữ chiếm ở mọi lĩnh vực, ở ngành bán hàng có 74% nữ, ngành may 70%, ngành giáo dục 70% (ở mầm non và tiểu học hầu như cán bộ giáo viên là nữ). Lương bình quân của lao động nữ chỉ bằng 75% lương của nam giới. Tỷ lệ thất nghiệp nữ cũng nhiều hơn nam giới. Tất cả những con số trên cho ta thấy mặc dù lao động nữ chiếm ở mọi lĩnh vực nhưng họ chưa có sự ưu đãi thích đáng.
    Vai trò của họ rất quan trọng, dường như gấp đôi so với nam giới bởi họ vừa phải đảm bảo việc gia đình, vừa phải đảm nhiệm thiên chức làm vợ làm mẹ. Ngoài ra, có một số ngành nghề mà chỉ có phụ nữ mới đảm đương được, công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ nhẹ nhàng, mà người phụ nữ có nhiều khả năng khiến cho xã hội ổn định, gia đình hạnh phúc.
    Việc làm cho người lao động là vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế chính trị - xã hội trong quá trình phát triển kinh tế đặc biệt đối với nước ta hiện nay. Chóng ta đang trên con đường đổi mới phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã mang lại những kết quả rất quan trọng, nó đã đưa nước ta sang mét giai đoạn phát triển mới, giai đoạn của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Song đây cũng đặt ra một vấn đề khá bức xúc đối với xã hội ta hiện nay đặc biệt là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm mà điển hình là khu vực thành thị.
    Hà nội là một trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá lớn của cả nước, trong những năm qua cùng với sự đổi mới của cả nước Hà nội đã gặt hái được không Ýt thành công về moị mặt. Nhưng Hà nội đã phải chịu một sức Ðp nhiều mặt về lao động việc làm.
    Đặc biệt là lao động nữ họ còn nhiều thiệt thòi so với lao động nam giới do vậy cơ hội kiếm việc làm của họ bị hạn chế hơn rất nhiều so với nam giới. Chính vì vậy tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ càng trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Trong những năm tới cần có những chính sách và bước đi đúng đắn nhằm giải quyết tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ Hà nội. Mặt khác phải có những chính sách thích hợp nhằm rút ngắn khoảng cách về mọi mặt giữa lao động nữ và lao động nam. Tất cả nhằm sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn lao động của thành phố.
    Trong quá trình sản xuất, con người thường xuyên tác động vào tự nhiên làm hình thành mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Quá trình tác động qua các giai đoạn khác nhau tạo nên sản phẩm cho xã hội. Để có thể tồn tại, con người cần đến những sản phẩm do chính mình tạo ra. Chính vì vậy, vấn đề việc làm trở nên rất quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại hay hưng thịnh của loài người.
    Trong thời đại ngày nay, việc làm luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Một nền kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp cao chắc chắn sẽ không tốt, nó còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác như chính trị, xã hội.
    Ngày nay, con người luôn có xu hướng tìm kiếm tạo việc làm, tăng thu nhập phục vụ cho cuộc sống của mình.
    2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
    a. Mục đích nghiên cứu
    Với phạm vi của đề tài, mục đích nghiên cứu chủ yếu nhằm hai mục đích sau:
    -Trên cơ sở so sánh với lao động nam và tổng lực lượng lao động Hà nội chúng ta đi sâu phân tích tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ Hà nội trên nhiều chỉ tiêu khác nhau. Từ đó thấy được mặt mạnh mặt yếu của lao động nữ và của lao động nam.
    - Từ thực trạng đó có thể đưa ra một số quan điểm, giải pháp giải quyết, khắc phục tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm mà chủ yếu là của lao động nữ. Góp phần vào vấn đề giải quyết việc làm chung của cả thành phố.
    b. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp chủ yếu được sử dụng ở đây là phương pháp phân tích kinh tế xã hội, trên cơ sở nguồn số liệu của các cơ quan chức năng. Ngoài ra, còn có một số tài liệu tham khảo, điều tra trên địa bàn Hà Nội.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Từ mục đích đề ra do vậy đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động nữ Hà Nội; trong phạm vi thành phố Hà Nội.

    PHẦN THỨ NHẤT
    Cơ sở lý luận của vấn đề thất nghiệp
    và thiếu việc làm


    I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM
    1. Khái niệm về lao động
    1.1. Lao động
    - Lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người diễn ra giữa người và giới tự nhiên.
    Theo Mác: Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sù trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Trong quá trình tác động vào tự nhiên, con người phải sử dụng các công cụ, thiết bị tác động nhằm biến đổi tự nhiên thành những vật thể đáp ứng cho nhu cầu của mình. Trong mọi thời đại, mọi trình độ sản xuất có hiện đại đến đâu thì lao động là một trong những yếu tố hàng đầu không thể thiếu của loài người.
    - Sức lao động: Để có thể biến đổi tự nhiên theo những mục đích của mình, ngoài các công cụ lao động thì một yếu tố quan trọng khác phải kể đến là sức lao động.
    Trong khi lao động, con người vận dụng sức lực tiềm năng trong thân thể của mình. Nói một cách khác, lao động chính là việc sử dụng sức lao động, quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động.
    Vậy sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí lực của con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình lao động. Nó phát động và đưa các tư liệu lao động vào hoạt động để tạo ra sản phẩm.
    Trong nền kinh tế thị trường, mọi yếu tố đầu vào đều là hàng hoá, do vậy sức lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên cũng được coi là một loại hàng hoá. Nhưng hàng hoá sức lao động ở đây đóng một vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, nó liên quan đến yếu tố con người, đến chính chủ thể của quá trình sản xuất.
    - Quá trình lao động: Từ xa xưa, con người đã biết vận dụng những hoạt động của mình làm ra sản phẩm phục vụ cho sự tồn tại của mình. Quá trình lao động diễn ra bắt đầu từ các đối tượng mà hoạt động lao động tác động vào. Con người dùng các tư liệu sản xuất của mình tác động vào giới tự nhiên, biến đổi chúng thành những sản phẩm có Ých. Khi đó, con người được thoả mãn từ sản phẩm mà họ tạo ra và tái sản xuất sức lao động. Cứ như vậy, quá trình lao động diễn ra không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
    1.2. Nguồn lao động
    - Khái niệm về nguồn lao động:
    Nguồn lao động là nguồn lực về con người, trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh). Nguồn lao động với tư cách là yếu tố cho sự phát triển kinh tế xã hội là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Cũng có thể hiểu nó là sự tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.
    Có nhiều cách hiểu khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực song có thể hiểu Nguồn lao động bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, không để đến trạng thái có việclàm hay không có việc làm.
    Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ đó là số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn lao động được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn lao động. Nó liên quan mật thiết đến các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng dân số. Chất lượng nguồn lao động được đánh giá trên các mặt như trình độ sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất .

    - Giới hạn, độ tuổi:
    Trên thế giới, các quy định tuổi trong độ tuổi lao động là không thống nhất, tuỷ từng điều kiện của mỗi nước mà người ta có thể quy định giới hạn tuổi trong độ tuổi lao động sao cho hợp lý nhất.
    Ở Việt Nam, giới hạn tuổi trong độ tuổi lao động được quy định như sau: Nam từ đủ 15 - 60 tuổi và nữ đủ từ 15 - 55 tuổi là những người trong độ tuổi lao động.
    Người dưới tuổi lao động thường chỉ tính các em từ 13 đến 14 tuổi thực tế có làm việc. Bộ phận chính của nguồn lao động là lực lượng lao động bao gồm những người đang làm việc và những người thất nghiệp.
    1.3. Lực lượng lao động:
    Như đã phân tích ở trên thì nguồn lao động bao gồm những người tham gia hoạt động lao động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội và một phần còn lại là những người có khả năng hoạt động lao động nhưng chưa có cơ hội để tham gia lao động tạo ra của cải vật chất.
    Lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người đang thất nghiệp tại thời điểm điều tra.
    - Cách tính:
    Lực lượng = Số người đang + Số người
    lao động có việc làm thất nghiệp
    Việc xác định nguồn lao động, lực lượng lao động được thực hiện thông qua tổng điều tra dân số hoặc điều tra thực trạng lao động với việc làm hàng năm. Phương pháp áp dụng cũng được quy định cụ thể và áp dụng cho từng thời kỳ.
    1.4. Thị trường lao động
    - Khái niệm thị trường lao động:
    Khi xã hội phát triển, nền sản xuất hiện đại thì mọi yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều được coi là hàng hoá. Cũng như mọi yếu tố đầu vào khác thì sức lao động được coi là một loại hàng hoá đặc biệt và xuất hiện thị trường lao động.
    Vậy thị trường lao động là sự trao đổi hàng hoá sức lao động giữa một bên là người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.
    Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật nền kinh tế thị trường. Các quy luật này tác động và chi phối quan hệ cung-cầu của thị trường lao động.
    - Phân loại thị trường lao động:
    Việc nghiên cứu từng loại thị trường lao động cho phép chúng ta biết được nhu cầu và khả năng đáp ứng của từng loại lao động cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà người ta chia thị trường sức lao động ra các loại:
    + Thị trường lao động trong nước.
    + Thị trường lao động ngoài nước.
    + Thị trường lao động khu vực, vùng.
    + Thị trường lao động nông thôn, thành thị v.v .
    - Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động:
    + Sự phát triển dân số và cung lao động:
    Khả năng cung ứng sức lao động cho xã hội có quan hệ mật thiết với quy mô dân số. Dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động. Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số nhanh sẽ báo hiệu quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh của nguồn lao động trong tương lai.
    Sự ảnh hưởng của dân số tới nguồn lao động phải sau một thời gian nhất định phụ thuộc vào việc xác định giới hạn của độ tuổi lao động.
    + Cung thời gian lao động:
    Quỹ thời gian của con người là có hạn, vì vậy mỗi người phải lựa chọn cho mình sử dụng thời gian sao cho hợp lý nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Xét mối quan hệ giữa thu nhập, thời gian làm việc và giải trí ta thấy: thu nhập tỷ lệ thuận với thời gian làm việc và tỷ lệ nghịch với thời gian giải trí.
    Chính vì vậy, việc sắp xếp, bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý là điều rất quan trọng để sử dụng sức lao động của con người một cách tối ưu nhất.

    2. Các khái niệm về thất nghiệp
    2.1. Khái niệm về thất nghiệp
    - Thất nghiệp là người lao động đang có việc làm bị mất việc làm. Đó là những người sẵn sàng và có khả năng làm việc nhưng lại không có việc. Khái niệm thất nghiệp có ý nghĩa cơ bản trong việc xác định tình trạng thực chất việc làm thất nghiệp của một người.
    Về mặt pháp luật, khái niệm thất nghiệp quan hệ chặt chẽ với các công cụ luật pháp và hành chính để chống thất nghiệp, đồng thời gắn với đối tượng và phạm vi được hưởng những trợ giúp xã hội.
    - Cách tính tỷ lệ người thất nghiệp:
    Là tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế.
    T[SUB]TN[/SUB](%) = N[SUB]TN[/SUB] / D[SUB]KT[/SUB]
    Trong đó: T[SUB]TN[/SUB] là tỷ lệ thất nghiệp.
    N[SUB]TN[/SUB] là số người thất nghiệp.
    D[SUB]KT[/SUB] là dân số hoạt động kinh tế.
    2.2. Đặc trưng của người thất nghiệp
    Tất cả các nước và các tổ chức quốc tế đều nêu ba đặc trưng cơ bản của người thất nghiệp là:
    + Có khả năng lao động.
     
Đang tải...