Luận Văn Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Lịch sử ra đời, sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, cũng đồng thời gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ. Từ cổ xưa đến cách đây vài trăm năm, các kim loại quý như vàng, bạc được coi như một phương tiện trao đổi trong xã hội trừ xã hội sơ khai nhất. Vấn đề đặt ra với một hệ thống thanh toán hoàn toàn dựa vào kim loại quý thì việc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác rất khó khăn. Sự phát triển tiếp theo của hệ thống thanh toán là đồng tiền giấy, đồng tiền giấy có lợi hơn hẳn so với đồng tiền kim loại ở chỗ nó nhẹ hơn rất nhiều, việc cầm theo nó cũng dễ dàng hơn, nhưng vấn đề đặt ra khi công nghệ in ấn tiền phát triển tiên tiến thì tệ nạn in tiền giả cũng phát triển theo, chi phí in tiền, vận chuyển và bảo quản tiền rất tốn kém. Mặt khác, cả hai loại tiền này đều có một số yếu điểm đó là dễ bị lấy cắp, tốn thời gian vận chuyển, chi phí bảo quản in ấn cao. Vì vậy theo xu hướng tất yếu của thế giới là giảm tỷ trọng tiền mặt trong thanh toán, nhằm hạn chế những điểm yếu đó nên hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã ra đời. Đây là một hình thức đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại, các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn.
    Nắm bắt xu thế đó, ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Tuy thanh toán dùng tiền mặt ở Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng giảm, năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6%, nhưng so với với thế giới vẫn còn cao hơn; tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉ ở mức là 10%. Điều này đặt ra câu hỏi là làm sao để áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt này đạt hiệu quả hơn ở Việt Nam - một trong những quốc gia đứng đầu thế giới có thị phần thanh toán bằng tiền mặt. Để trả lời câu hỏi đó, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    2.1. Mục tiêu chung:
    Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam.
    2.2. Mục tiêu cụ thể:
    · Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở các nước phát triển và ở Việt Nam.
    · Phân tích cơ hội và thách thức đặt ra trong nền kinh tế đối với phương thức thanh toán này.
    · Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Chuyên đề này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. Với các số liệu được lấy từ 2007 đến năm 2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập chủ yếu từ các dữ liệu thứ cấp từ báo chí, các trang web của Ngân hàng nhà nước, Hiệp hội ngân hàng v.v có liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt và một số nguồn khác.
    Phương pháp xử lý số liệu:
    - Dựa vào các số liệu thứ cấp thu thập được, vận dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, đánh giá, nhằm mô tả thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến năm 2010.
    - Sử dụng phân tích ma trận SWOT nhằm đề xuất các giải pháp phát triển hiệu quả sử dụng của thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...