Luận Văn Phân tích thực trạng phát triển ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài . 7
    2. Mục tiêu nghiên cứu 8
    3. Phạm vi nghiên cứu . 8
    4. Phương pháp nghiên cứu . 9
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY
    1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam và tầm quan trọng của ngành dệt may Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội 10
    2. Phân tích thực trạng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO 11
    3. Những thành quả mà ngành dệt may đạt được trong những năm qua 17
    CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY
    1. Những thuận lợi đối với ngành dệt may Việt Nam trong thời buổi hội nhập WTO . 19
    2. Những khó khăn, thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam từ việc gia nhập WTO mang lại 20
    3. Khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trên trường quốc tế 22
    CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI BUỔI HỘI NHẬP
    1. Các giải pháp phát triển ngành dệt may 25
    2. Các giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng dệt may Việt Nam ở các thị trường lớn trên thế giới . 26



    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1. Kết luận 28
    2. Kiến nghị 29








    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ năm 2001 - 2009 12
    Biểu đồ 2: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ
    qua các tháng giai đoạn 2006 - 2010 14
    Biểu đồ 3: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU
    qua các tháng giai đoạn 2007 - 2010 15
    Biểu đồ 4: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản qua các tháng
    giai đoạn 2007 – 2010 . 17


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. lý do chọn đề tài
    Dệt may là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều năm qua, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam. Trong cạnh tranh quốc tế, đây cũng là ngành mà Việt Nam có thế mạnh – Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Với những ưu thế về nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư lớn Việt Nam có thể đấy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước vừa giải quyết việc làm cho phần lớn người lao động.
    Mục tiêu và quan điểm của ngành dệt may Việt Nam là lấy xuất khẩu làm mục tiêu phát triển của ngành, phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa tạo bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm, tăng trưởng nhanh, ổn định, phát triển nguồn nhân lực cả về chất và lượng, phát triển bền vững, hiệu quả Tuy nhiên, khi gia nhập vào WTO và các cam kết tự do hóa thương mại đem lại, doanh nghiệp dệt Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mới đặc biệt là: thuế nhập khẩu hàng dệt may giảm làm cho cạnh tranh trong nước gay gắt hơn; với cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp không được phép, ngành dệt may không còn được hưởng một số loại hổ trợ như trước đây; nguy cơ bị kiện chống chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở các thị trường xuất khẩu lớn hơn. Đó là những khó khăn, thách thức mới mà ngành dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có chính sách, biện pháp cụ thể nhằm chủ động nhanh chóng khắc phục và vượt qua khó khăn này.
    Thực tế, những năm gần đây cho thấy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn chưa đạt mức tiềm năng như mong muốn, khả năng mở rộng thị trường còn nhiều thách thức.
    Dựa trên bối cảnh đó, đề tài: “Phân tích thực trạng phát triển ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay” thực sự cần thiết. Đề tài được thực hiện với mục tiêu chung là phân tích thực trạng phát triển ngành dệt may Việt Nam cũng như phân tích năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng dệt may đồng thời khắc phục, vượt qua những khó khăn thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trong thời buổi hội nhập WTO hiện nay.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng phát triển ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích thực trạng phát triển ngành dệt may trong những năm gần đây.
    - Phân tích những thuận lợi, khó khăn của ngành dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang những thị trường lớn trên thế giới trong thời buổi hội nhập WTO hiện nay.
    - Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trên trương quốc tế.
    - Đề xuất một số giải pháp phát triển ngành dệt may Việt Nam nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng này khi xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    3.1. Phạm vi không gian
    Đề tài được thực hiện trong phạm vi các doanh nghiệp may trên lãnh thổ Việt Nam
    3.2. Phạm vi thời gian
    Số liệu dùng để phân tích và so sánh được thu thập từ năm 2001 đến những tháng đầu năm 2011.
    3.3. Phạm vi nội dung
    Do giới hạn về mặt thời gian, chi phí và nhân lực nên đề tài chỉ tập trung phân tích thực trạng phát triển ngành dệt may Việt Nam, phân tích khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trên trường quốc tế, qua đó đề xuất giải pháp phát triển hàng dệt may Việt Nam trong thời buổi hội nhập hiện nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp thu thập số liệu
    Các số liệu là số liệu thứ cấp, được thu thập qua mạng Internet, các bài báo, tạp chí
    4.2. Phương pháp phân tích số liệu
    Dựa vào các số liệu thứ cấp thu thập được vận dụng các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh số liệu để phân tích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...