Báo Cáo Phân tích thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Buôn Êa krúê, xã Êa Bông, huyện Krô

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang
    PHẦN THỨ I: ĐẶT VẤN ĐỀ . . 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài . 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 3
    1.3 Đối tượng nghiên cứu . . 3
    1.4 Phạm vi nghiên cứu . . 3
    1.4.1 Đặc điểm nghiên cứu . . 3
    1.4.2 Thời gian nghiên cứu . . 3
    1.4.3 Nội dung ngiên cứu . 3
    PHẦN THỨ II: CƠ SỠ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
    2.1 Cơ sỡ lý luận 5
    2.1.1 Một số khái niện cơ bản về hộ và nông hộ . 5
    2.1.1.1 Khái niện về kinh tế 5
    2.1.1.2 Khái niện kinh tế hộ và hộ nông dân hộ nông dân 5
    2.1.2 Lý thuyết về kinh tế hộ nông dân 5
    2.1.3 Chức năng kinh tế hộ . 11
    2.2 Cơ sỡ thực tiễn . 11
    2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta 11
    2.2.2. Khái quát quá trình phát triển kinh tế hộ ở nước ta . 12
    2.2.2.1 Giai đoạn cải cách ruộng đất . 12
    2.2.2.2. Giai đoạn sau cải cách ruộng đất . 13
    2.2.2.3. Giai đoạn 1981 – 1987 . 14
    2.2.2.4. Giai đoạn của thời kỳ bắt đầu Nghị quyết 10 Bộ chính trị (5/4/1988) đến nay. 14
    2.2.3. Quá trình phát triển kinh tế hộ trên thế giới 15
    2.2.4. Thực trạng kinh tế hộ ở Tây Nguyên . . 17
    2.2.5.Những yếu kém còn tồn tại trong nền kinh tế 17
    2.3 Phương pháp nghiên cứu . . 18
    2.3.1 Phương pháp nghiên cứu chung . 18
    2.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 18
    2.3.3 Công cụ xử lý số liệu . 18
    2.3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu . 18
    PHẦN THỨ III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 19
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . . 19
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
    3.1.1.1 Vị trí địa lý . 19
    3.1.1.2 Địa hinh 19
    3.1.1.3 Khí hậu thời tiết 19
    3.1.1.4 Thuỷ văn 20
    3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên . 20
    3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội . . 22
    3.1.2.1 Dân số và thành phần dân tộc . 22
    3.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã . . 23
    3.1.2.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã . 25
    3.1.2.4 Về chăn nuôi . . 28
    3.1.2.5 Về thương mại, dịch vụ tiểu thủ công nghiệp . 28
    3.1.2.6 Công tác y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng . 31
    3.1.2.7 Về việc xây dựng cơ sở hạ tầng 33
    3.1.2.8 Về công tác giao thông thủy lợi . . 34
    3.1.2.9 Công tác xóa đói giảm nghèo, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội . 35
    3.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận . 38
    3.2.1 Đăc điểm của hộ điều tra . . 38
    3.2.1.1 Tuổi của chủ hộ điều tra . . 38
    3.2.1.2 Nhân khẩu, lao động và nghề nghiệp của nhóm hộ điều tra . 39
    3.2.1.3 Trình độ văn hóa của hộ điều tra . . 40
    3.2.1.4 Tình hình diện tích đất canh tác của hộ điều tra 41
    3.2.1.5 Tình hình trang bị công cụ sản xuất của hộ điều tra 41
    3.2.1.6 Tình hình trang bị phương tiện sinh hoạt của các nhóm hộ điều tra . 42
    3.2.1.7 Tình hình tiền vốn của hộ điều tra . 43
    3.3 Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của hộ điều tra 44
    3.3.1 Tinh hình tổng thu và cơ cấu các nguồn thu của hộ điều tra . 44
    3.3.1.1 Thu từ ngành trồng trọt của hộ điều tra . 44
    3.3.1.2 Thu từ ngành chăn nuôi của hộ điều tra . . 47
    3.3.1.3 Cơ cấu các nguồn thu của hộ điều tra . . 49
    3.3.2 Tình hình tổng chi và cơ cấu chi tiêu của hộ điều tra . 50
    3.3.2.1 Chi đầu tư sản xuất ngành trồng trọt của hộ điều tra . 50
    3.3.2.2 Chi đầu tư sản xuất ngành chăn nuôi của hộ điều tra 51
    3.3.2.3 Tình hình chi tiêu sinh hoạt của hộ điều tra . 52
    3.3.3 Phân tích tình hình thu nhập, chỉ tiêu và tích lũy kinh tế hộ . 53
    3.3.3.1 Tình hình thu của hộ điều tra . . 53
    3.3.3.2 Tình hình thu chi và tích lũy kinh tế hộ điều tra 54
    3.3.3.3 Doanh số vay từ các nguồn của hộ điều tra . . 55
    3.3.3.4 Tình hình thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của hộ điều tra 56
    3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ 57
    3.4.1 Điều kiện tự nhiên 57
    3.4.2 Nhân tố chủ quan . 58
    3.5 Một số giải pháp cho phát triển kinh tế hộ trong những năm tiếp theo . 59
    PHẦN THỨ IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
    4.1 Kết luận . 60
    4.2 Kiến nghị 61



    PHẦN I
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
    phát triển nền kinh tế - xã hội của một quốc gia toàn diện và bền vững là một nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HDH) đất nước. Đó là chủ trương lớn nhất của Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2010.
    Qua 20 năm đổi mới, nhất là từ năm 1995 trở lại đây, nước ta đã đạt được một số thành tựu đang khích lệ như: về nông nghiệp nước ta đứng thứ 2 trên thế giới xuất khẩu gạo, công nghiệp phát triển mạnh làm chỗ dựa cho công nghiệp chế biến, chăn nuôi và thủy sản cũng càng ngày càng phát triển mạnh, thu nhập của người dân càng ngày càng tăng. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh công nhân – nông dân – trí thức do Đảng lãnh đạo ngày càng được tăng cường và cũng cố. Từng bước hội nhập và quan hệ thế giới được mở rộng, vị thế của nươc ta trên trường thế giới không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp từ nguồn lực của đất nước tăng lên nhiều. chính trị - xã hội được ổn định, nhân dân tin tưởng ở đường lối mới của Đảng và Nhà nước ta ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý.
    Khu vực vùng Tây Nguyên trong những năm qua đã có những biến đổi không ngừng trong xây dựng kinh tế - xã hội, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước thì ở vùng Tây Nguyên cũng hết sức cố gắng xây dựng một vùng năng động vì sự nghiệp phát triển của toàn vùng. Trong những năm gần đây, bộ mặt kinh tế -xã hội của toàn vùng không ngừng được cải thiện, nâng cao, đời sống tinh thần nhân dân trên vùng đất Tây nguyên đã có những thay đổi đáng kể, tình hình chính trị, an ninh quốc phòng luôn được đảm bảo vững chắc. Đó là cơ sở thuận lợi cho Tây Nguyên và nhân dân trong vùng đất Tây nguyên được tiếp tục phấn đấu xây dựng một nếp sống mới, một nếp sống văn minh dựa trên tinh thần đoàn kết, để xây dựng những điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất Tây Nguyên trong tương lai.
    Đăk Lăk là một trong những vùng Tây Nguyên có điều kiện kinh tế- xã hội khá ổn định trong những năm qua. Đất ở đây chủ yếu đất đỏ bazan phì nhiêu, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như: cao su, cafê, tiêu, điều và các loại cây trông ngắn ngày khác.
    Buôn Êa Kruế xã Êa Bông huyện krông Ana tỉnh Đăk Lăk đã có bước phát triển và đạt được nhiều kết quả cao, đời sống của nhân dân đã được cải thiện một bước đáng kể, bộ mặt kinh tế có nhiều đổi mới. Song quá trình phát triển kinh tế của Buôn Êa Kruế xã Êa Bông còn gặp phải nhiều khó khăn. Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế hợp lý đang là một yêu cầu đòi hỏi cấp thiết hiện nay của địa phương nên em quyết định chọn đề tài “ Phân tích thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Buôn Êa krúê, xã Êa Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk” là phù hợp với yêu cầu cấp thiết hiện nay của địa phương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...