Luận Văn Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và marketing của công ty

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và marketing của công ty


    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong xu thế phát triển như vũ bão của thương mại quốc tế hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng giữ một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bất kì một quốc gia nào. Nó không những đem lại nguồn thu cho quốc gia mà còn góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước trên trường quốc tế.
    Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế vô cùng đúng đắn của chính phủ, trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công lớn.Đóng góp vào thành công đó là sự hoạt động tích cực hiệu quả của công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
    Sự hiện diện trên thị trường nước ngoài vừa là cơ hội song đồng thời cũng là những thách thức không nhỏ đối với công ty. Song những thách thức này không thể làm nản lòng và hạn chế sự phát triển của công ty ra thị trường nước ngoài , ngược lại điều đó buộc công ty phải nhận thức sự cần thiết có được những cách thức có hiệu quả để thâm nhập vào các thị trường nước ngoài.Trước hết đó là nhu cầu cần tìm hiểu kĩ lưỡng các điều kiện của thị trường nước ngoài. Sự hiểu biết sẽ tạo ra khả năng thích nghi, đảm bảo khả năng hoạt động có hiệu quả. Marketing quốc tế chính là sự hỗ trợ không thể thiếu được đối với sự phát triển của công ty.
    Xuất phát từ tình hình thực tế trên sau những năm học ở trường Đại học kinh tế quốc dân - Hà Nội, qua thời gian thực tập tại công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội, đồng thời được sự giúp đỡ động viên của ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là các cô chú anh chị phòng nghiệp vụ 4 cũng như thầy giáo Cấn Anh Tuấn tôi xin mạnh dạn chọn vấn đề : “Thực trạng hoạt động marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác marketing” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.
    Mục đích nghiên cứu của vấn đề tài này là: trên cơ sở hiểu rõ những nguyên nhân của những yếu kém trong công tác marketing mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty ARTEX-Hà Nội trong thời gian tới.
    Ngoài lời mở đầu kết luận và tài liệu tham khảo. Chuyên đề thực tập được kết cấu thành 3 chương:
    Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế cũng như khả năng còn hạn chế nên chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn .

    Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương chính:
    Chương I: Nội dung cơ bản của marketing ứng dụng trong doanh nghiệp
    ChươngII: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và marketing của công ty.
    Chương III: Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty.


    CHƯƠNG I
    NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MARKETING ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
    I. CÁC TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA MAR
    1.1.Sự cần thiết của mar đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn kinh doanh cuả mình với thị trường .Vì chỉ trong cơ chế thị trường doanh nghiệp mới hi vọng tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh,một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Cơ thể đó cần sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài thị trường .Quá trình đó diễn ra càng thường xuyên liên tục ,với qui mô ngày càng lớn thì cơ thể khoẻ mạnh. Ngược lại, sự trao đổi diễn ra yếu ớt thì cơ thể đó quặt quẹo, chết yểu.
    Một doanh nghiệp tồn tại thì dứt khoát có các hoạt động chức năng như[​IMG]ản xuất ,tài chính ,quản trị nhân lực .chưa đủ cho doanh nghiệp tồn tại ,lại càng không có gì đảm bảo chắc chắn cho sự thành đạt của doanh nghiệp ,nếu tách rời nó khỏi một chức năng khác ,chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường .Chức năng này thuộc lĩnh vực quản lí khác - quản lí marketing.
    Khái niệm marketing dựa trên sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng .Chức năng cơ bản của marketing là kết nối doanh nghiệp với thị trường thông qua việc “tạo” khách hàng cho doanh nghiệp .Chức năng này càng được thể hiện rõ nét trong hoạt động quốc tế của doanh nghiệp .Chính trong bối cảnh quốc tế,khái niệm marketing mang tính chiến lược rõ nét hơn trong phạm vi marketing trong phạm vi quốc gia.Điều này trước hết và bắt nguồn từ những khác biệt đáng kể của các yếu tố môi trường bên ngoài .Vì vậy, việc hiểu biết và tận dụng marketing trong hoạt động quốc tế của một doanh nghiệp được thể hiện ở khả năng thay đổi và làm thích ứng các chiến lược bộ phận của marketing hỗn hợp đối với thị trường và môi trường của nó. Trên thị trường quốc tế marketing được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: marketing xuất khẩu, marketing đa quốc gia và marketing toàn cầu
    Marketing đã kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường ,có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường ,biết lấy thị trường - nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh .
    1.2.Các tư tưởng cơ bản của marketing:
    Để đạt được hiệu quả cao trong ứng dụng marketing vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải quán triệt ba tư tưởng cơ bản sau:
    1.2.1.Định hướng khách hàng dẫn dắt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    Khi chấp nhận ứng dụng marketing trong hoạt động sản xuất kinh doanh điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đặt khách hàng vào vị trí trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của mình để xác định được sản phẩm ,giá cả ,thiết kế hệ thống kênh phân phối cho phù hợp .Để thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải chủ động tìm kiếm khách hàng ,tìm nhóm khách hàng trọng điểm ,mục tiêu mà mình muốn trinh phục .
    Trong điều kiện thị trường có cạnh tranh ,rất nhiều người bán những sản phẩm tương tự để thoả mãn cùng một nhu cầu của người tiêu dùng thì người tiêu dùng lại có sự lựa chọn tối đa .Trên thực tế ,mgười tiêu thụ có quyền quyết định tối hậu. Người tiêu thụ chọn sản phẩm của ai, người đó bán được hàng và tồn tại và phát triển .Người tiêu thụ không chọn sản phẩm của ai, nhà sản xuất kinh doanh đó không bán được hàng và phá sản.
    Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh luôn được xác định là lợi nhuận .Để đạt được nhà sản xuất (kinh doanh) bắt buộc phải thực hiện mục tiêu trung gian :tiêu thụ sản phẩm - mục tiêu này cũng nhằm đảm bảo lợi ích của tổ chức .Để giải quyết mục tiêu trung gian, nhà sản xuất (kinh doanh ) phải xác định các mục tiêu cụ thể có tác dụng cho vấn đề tiêu thụ, xúc tiến bán hàng dịch vụ. Khi xác định hệ thống mục tiêu như vậy, lợi ích của khách hàng trong thương mại có thể được đáp ứng, nhưng có thể chưa được đáp ứng: mâu thuẫn trong quá trình tiêu thụ xuất hiện ,quá trình tiêu thụ bị ách tắc. Để giải quyết mâu thuẫn này, cần xác định chính xác mục tiêu trung gian. Mục tiêu trung gian của các nhà sản xuất kinh doanh nên xác định đúng hơn là: thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng. Bởi vậy, khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ tốt lên nhiều lần khi doanh nghiệp có khả năng thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng. Khi đã xác định mục tiêu thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, các mục tiêu cụ thể như : chất lượng giá cả sẽ có một định hướng cụ thể để thoả mãn. Các chính sách về sản phẩm, giá cả, quảng cáo sẽ có đối tượng cụ thể để phát triển, sẽ đúng hơn và có tiềm năng hấp dẫn hơn .
    Mục tiêu thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng đặt ra yêu cầu cho nội dung “dự đoán”trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra các thông tin khác của thị có ảnh hưởng chung đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để hiểu được khách hàng và trinh phục được khách hàng và trinh phục được họ cần nắm vững các thông tin cơ bản:
    Nhu cầu cuả khách hàng và xu hướng vận động.
    Cách thức ứng xử và hành vi mua sắm của khách hàng.
    Các tác nhân kích thích và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và xu hướng vận động của nhu cầu cũng như quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng .
    Cơ hội để thành công trong thương mại xuất phát từ khách hàng và nhu cầu của họ. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, liên tục thay đổi và phát triển. Môi trường kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, liên tục thay đổi và phát triển. Môi trường kinh doanh trong nền kinh tế thị ngày càng cạnh tranh gay gắt, do vậy xác định được vị trí quan trọng của khách hàng: dẫn dắt toàn bộ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm khách hàng, đặt khách hàng vào vị trí trọng tâm trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.
    1.2.2.Mọi nỗ lực của doanh nghiệp cần phải được liên kết lại thành một thể thống nhất.
    Để thành công trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi tất cả các bộ phận phải có sự nỗ lực và có sự liên kết. Tiêu thụ được sản phẩm không phải là nhiệm vụ của riêng bộ phận bán hàng mà là nhiệm vụ của tất cả các bộ phận tác nghiệp.
    Tiêu thụ sản phẩm với tư cách là một khâu có nội dung rộng hơn bán hàng. Trong trường hợp này, bán hàng chỉ là một tác nghiệp cụ thể của tiêu thụ sản phẩm. Các nội dung của tiêu thụ sản phẩm trải rộng từ:nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất, mua hàng chuẩn bị hàng hoá và các điều kiện bán hàng rồi kết thúc ở bán hàng.
    Sản xuất, kinh doanh là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều khâu,nhiều bộ phận, nhiều yếu tố có mối liên hệ biện chứng với nhau và ảnh hưởng đến nhau cũng như cùng ảnh hưởng chung đến kết quả cuối cùng của toàn bộ quá trình là tiêu thụ và lợi nhuận. Từng khâu, từng bộ phận, từng yếu tố có vai trò khác nhau và đều có tác động tích cực, tiêu cực đến kết quả cục bộ cũng như kết quả chung. Khi giải quyết tốt từng khâu,từng bộ phận, từng yếu tố không có nghĩa là sẽ có một kết quả chung cũng tốt. Điều này cũng có thể xảy ra, nhưng nếu không có định hướng chung đúng sẽ hoàn toàn mang tính tự phát, tính cục bộ như vậy cần:
    - Sắp xếp,đặt đúng vị trí và liên kết toàn bộ các khâu, các bộ phận, các yếu tố trong một hệ thống kinh doanh thống nhất.
     
Đang tải...