Chuyên Đề Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại Eximbank chi nhánh Cần Thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

    1.1 Ngân hàng thương mại
    1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại (NHTM)
    Theo các nhà khoa học, hoạt động Ngân hàng gần như đã xuất hiện cùng lúc với sự hình thành đời sống kinh tế - xã hội của loài người. Thông qua các tài liệu cho thấy hoạt động Ngân hàng đã ra đời từ 3- 4 ngàn năm trước Công nguyên. Trong mỗi giai đoạn phát triển hoạt động Ngân hàng có những thay đổi và do vậy định nghĩa về Ngân hàng cũng không giống nhau. Xã hội càng phát triển, hoạt động Ngân hàng càng trở nên đa dạng và phong phú hơn về loại hình. Từ đó có những nhận thức khác nhau về Ngân hàng cũng bắt đầu phát sinh.
    Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2003 thì hoạt động Ngân hàng được xác định là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
    Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.

    [​IMG] Nhận Cho vay
    Tiền gửi
    Tiết kiệm Cung cấp
    DV ngân hàng






    1.1.2 Phân loại Ngân hàng thương mại
    1.1.2.1 Dựa vào hình thức sở hữu
    Dựa vào tiêu thức này, có thể phân loại NHTM thành NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, Ngân hàng NHTM nước ngoài. NHTM 100% vốn của nước ngoài (với đầy đủ chức năng như NH trong nước).
    1.1.2.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh
    Dựa theo tiêu thức chiến lược kinh doanh và mối quan hệ giữa NH với KH, có thể chia NHTM thành NH bán lẻ, NH bán buôn và NH vừa bán buôn vừa bán lẻ.
    1.1.2.3 Dựa vào quan hệ tổ chức
    Dựa vào tiêu thức quan hệ tổ chức, có thể chia NHTM thành NH hội sở, NH Ngân hàng (cấp 1 và cấp 2) và phòng giao dịch.
    1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại
    1.1.3.1 Chức năng trung gian tín dụng
    Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.
    1.1.3.2 Trung gian thanh toán
    Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
    1.1.3.3 Chức năng tạo tiền
    Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...