Luận Văn Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank Cần Thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 10/4/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
    Xu hướng một nền kinh tế toàn cầu hóa đã tạo động lực cho Việt Nam chuyển
    đổi nền kinh tế theo hướng đa dạng nhiều thành phần. Trong tiến trình này,
    ngành ngân hàng luôn có vai trò như “huyết mạch” nối các thành phần kinh tế
    với nhau bằng các nghiệp vụ đặc thù là cung cấp tín dụng và thực hiện các dịch
    vụ ngân hàng mà không một doanh nghiệp nào có thể thay thế được. Từ đó có
    thể thấy ngân hàng có vai trò không thể phủ nhận được trong nền kinh tế của của
    các quốc gia.
    Những năm gần đây, sự chuyển biến tích cực của môi trường kinh tế, xã hội
    tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng ra đời, hoạt động ngân hàng ngày càng
    phát triển. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150
    của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập
    WTO, bên cạnh các cơ hội mở rộng hoạt động và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, các
    ngân hàng trong nước cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, chịu sức ép cạnh
    tranh của các ngân hàng nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam. Việc này
    đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải nâng cao năng lực của mình mới có thể
    vượt qua thách thức để đứng vững và phát triển. Một trong những cách mà các
    ngân hàng sử dụng để cạnh tranh với nhau là đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ
    ngân hàng nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Thành công của một ngân
    hàng phụ thuộc vào việc xác định sản phẩm, dịch vụ mà xã hội đang và sẽ có nhu
    cầu, thiết kế sản phẩm, dịch vụ thật phù hợp và bán sản phẩm dịch vụ đó với mức
    giá cạnh tranh.
    Trong hoạt động ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động được biết
    đến từ lâu và sử dụng rộng rải tại các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, dịch vụ
    này đang được các ngân hàng quan tâm khai thác. Bảo lãnh ngân hàng ngày càng
    được khách hàng sử dụng rộng rãi như một loại hình dịch vụ không thể thiếu, bao
    gồm cả các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Sacombank là một
    trong những ngân hàng có sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng hàng đầu của
    Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank Cần Thơ
    GVHD: Th.S Tống Yên Đan 2 SVTH: Trần Thị Ngọc Yến
    Việt Nam và có nhiều loại sản phẩm bảo lãnh ngân hàng. Xác định được nhu cầu
    về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng phong
    phú, luận văn tốt nghiệp của tôi có đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động bảo
    lãnh ngân hàng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi
    nhánh Cần Thơ” với mong muốn góp phần phát triển hiệu quả của hoạt động
    bảo lãnh tại ngân hàng này nói riêng cũng như các ngân hàng thương mại cổ
    phần tại Việt Nam nói chung.
    1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
    Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng gia tăng và có xu hướng tiếp tục mạnh
    hơn do có thêm nhiều Tổ chức Tín dụng (TCTD) mới của Việt Nam và TCTD
    nước ngoài gia nhập thị trường. Các ngân hàng Việt Nam muốn trụ vững thì phải
    bắt kịp nhu cầu xã hội để cập nhật sản phẩm mới. Vì vậy, ngoài các sản phẩm
    cho vay truyền thống, bảo lãnh ngân hàng là một dịch vụ kinh doanh hiện đại của
    các ngân hàng hiện nay. Trong kinh doanh ngày nay, bảo lãnh ngân hàng luôn
    được xem như tấm giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua
    bán trả chậm. Việc này không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của doanh
    nghiệp mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng doanh nghiệp đó
    hơn. Ngày 26/6/2006, Phó Thống đốc NHNN - Nguyễn Đồng Tiến đã ký Quyết
    định số 26/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế bảo lãnh Ngân hàng. Quyết định
    này thay thế các quyết định và thông tư trước đây, quy định rõ hơn việc thực hiện
    nghiệp vụ bảo lãnh của các TCTD đối với khách hàng. Việc làm này đã tạo cơ sở
    pháp lý để các TCTD ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, phù hợp
    với điều kiện, đặc điểm và điều lệ hoạt động của mình.
    Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ được Thủ tướng Chính phủ ra
    quyết định công nhận là đô thị loại 1, đây là một bước chuyển mang tính đột phá
    tạo tiền đề để xác lập vị thế mới của thành phố. Cần Thơ được xem như là “đầu
    tàu” phát triển của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hiện nay, hàng
    loạt những công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đầu mối cấp vùng tại TP Cần Thơ
    đang trên đà hoàn thành. Ðầu năm 2009, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ hoàn
    thành giai đoạn 1 và khai trương tuyến bay Cần Thơ - Hà Nội, giữa năm 2009
    khởi công xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn 2 và khu hậu cần Logístíct, đồng thời
    hoàn thành nạo vét, duy tu tuyến luồng Ðịnh An-Cần Thơ. Quý I năm 2010, cầu
    Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank Cần Thơ
    GVHD: Th.S Tống Yên Đan 3 SVTH: Trần Thị Ngọc Yến
    Cần Thơ sẽ hoàn thành và thông xe, cuối năm 2010 Cảng hàng không Cần Thơ
    sẽ khánh thành giai đoạn 2 đường hạ, cất cánh và khai trương đường bay quốc
    tế . Những công trình này tạo ra cơ hội rất lớn cho thành phố Cần Thơ thu hút
    đầu tư, giao thương buôn bán với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy,
    nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp tại thành phố Cần
    Thơ ngày càng cao, trong đó có dịch vụ bảo lãnh ngân hàng.
    Với những căn cứ trên, đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động bảo lãnh
    ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh để từ đó đưa ra một số
    giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ.
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank Cần
    Thơ, tìm ra nguyên nhân của thực trạng hoạt động này để đưa ra một số giải pháp
    phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank Cần Thơ
    từ năm 2007 đến năm 2009.
    - Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân
    hàng giai đoạn 2007 – 2009.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Sacombank Cần Thơ trong giai
    đoạn này.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh ngân
    hàng tại Sacombank Cần Thơ trong những năm tiếp theo.
    1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    - Tình hình hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ
    như thế nào?
    - Các nguyên nhân nào dẫn đến hiệu quả loại hình hoạt động này?
    - Các giải pháp nào để phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank
    chi nhánh Cần Thơ?
    Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank Cần Thơ
    GVHD: Th.S Tống Yên Đan 4 SVTH: Trần Thị Ngọc Yến
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1 Không gian nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank chi nhánh
    Cần Thơ. Do tính chất, thị trường mục tiêu của ngân hàng nên nghiệp vụ bảo
    lãnh ngân hàng đa phần là bảo lãnh trong nước. Đề tài luận văn tập trung nghiên
    cứu hoạt động bảo lãnh trong nước.
    1.4.2 Thời gian nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện trong vòng gần 3 tháng từ ngày 01/02/2010 đến ngày
    23/04/2010 với số liệu được thu thập tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ từ năm
    2007 đến năm 2009.
    1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank chi
    nhánh Cần Thơ.
    1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    - Châu Phan (2005), “Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân
    hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội”, luận văn tốt nghiệp, hướng dẫn khoa học
    Giáo sư Cao Cự Bội, khoa Ngân hàng- Tài chính. Đề tài là nghiên cứu nghiệp vụ
    bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Từ cơ sở lý luận và thực
    tiễn tác giả đưa ra ý kiến nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động này tại ngân
    hàng. Về phương pháp nghiên cứu, bài viết này sẽ sử dụng phương pháp tổng
    hợp phân tích và đặc biệt sử dụng nhiều tới lý luận và chính sách Marketing
    trong ngân hàng.
    - Khưu Mộc Phương (2007),“Phân tích nhu cầu tín dụng của giáo viên
    Trường Đại học Cần Thơ”, luận văn tốt nghiệp, hướng dẫn khoa học TS. Lê
    Khương Ninh, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ. Luận văn
    tìm hiểu thực trạng về nhu cầu vay vốn hiện tại và trong tương lai của giáo viên
    Trường Đại học Cần Thơ, xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc đi
    vay, trong đó yếu tố nào quyết định nhiều nhất. Thông qua những yếu tố phân
    tích tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng
    nhu cầu ngày càng cao của xã hội cho ngân hàng. Luận văn sử dụng biện pháp
    thống kê mô tả, sử lý số liệu bằng Excel kết hợp với biểu đồ để nghiên cứu, phân
    tích vấn đề.
    Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank Cần Thơ
    GVHD: Th.S Tống Yên Đan 5 SVTH: Trần Thị Ngọc Yến
    - Trần Hà Minh Tuấn (2009), “Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh
    ngân hàng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ,
    hướng dẫn khoa học TS. Trương Quang Đông, đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
    Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo lãnh ngân hàng, hoạt động bảo lãnh
    ngân hàng và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại
    Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong 4 năm từ năm 2005 đến năm
    2008. Luận văn sử dụng các biện pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện
    chứng, phương pháp tiếp cận lịch sử- logic và phương pháp phân tích- tổng hợphệ
    thống hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...