Luận Văn Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm (đường

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 3/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm - Hà Nội (34 trang)


    PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM NGỌC LÂM - HÀ NỘI
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 3
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. 3
    I. Lý luận chúng về hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) 3
    1. Khái niệm 3
    2. Sự cần thiết của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4
    II. Những nội dung cơ bản của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4
    1. Nội dung cơ bản của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4
    3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. 5
    III. Hệ thống các chi phí phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh. 8
    1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh tổng hợp. 8
    2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động 9
    4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ 11
    5.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ 11
    CHƯƠNG 2 13
    THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM NGỌC LÂM 13
    I. Tìm hiểu chung về Công ty Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm 13
    1. Sự hình thành và phát triển. 13
    2. Mô hình quản lý của công ty. 15
    II. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm 21
    1.Doanh thu, lợi nhuận 21
    2. Các chỉ tiêu về tổng vốn kinh doanh, vốn tự có 23
    3. Các chỉ tiêu doanh lợi (lợi nhuận) năm 2005. 24
    3. Về thực trạng sử dụng lao động của công ty. 26
    CHƯƠNG 3 28
    MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY BIA VIỆT ĐỨC 28
    (THUỘC CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM NGỌC LÂM) 28
    I. Một số ý kiến đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 28
    II. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 29
    KẾT LUẬN 32
    LỜI NÓI ĐẦU
    Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độc lập, được thành lập với mục đích chủ yếu là các hoạt động sản xuất kinh tế trên thị trường và mục đích tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp.
    Nền kinh tế nước ta đặc biệt là từ thời kỳ mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới, bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (từ năm 1986 đến nay) đã đạt được những thành tựu, những đổi mới rất lớn. Song bên cạnh những thành tựu đạt được đó, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của thời mở cửa thị trường vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ, thậm chí bị phá sản do hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa luôn là mục tiêu và là yếu tố quyết định sự tồn tại, quyết định sự phát triển, uy tín của doanh nghiệp do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức và mỗi đơn vị kinh doanh. Do vậy trong thời gian thực tập tại nhà máy Bia Việt Đức (thuộc Công ty Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm - Hà Nội) em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp thực phẩm Ngọc Lâm - Hà Nội” đóng tại đường Vũ Xuân Thiều - phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội.
    Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp được trình bày gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý của doanh nghiệp trong thời gian qua về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Chương 3: Một số đánh giá nhận xét và kiến nghị đó với công tác quản trị của doanh nghiệp.
    Do giới hạn về mặt thời gian và trình độ bản thân nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm, em mong nhận được sự đóng góp phê bình của thầy giáo và quý Công ty để bản báo cáo này hoàn thiện đầy đủ hơn.
    Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo Đào Văn Tú và các bác, các cô chú, các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này!


    Sinh viên: Đoàn Văn Vũ

    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH.
    I. LÝ LUẬN CHÚNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH (SXKD)
    1. Khái niệm
    Mỗi doanh nghiệp tổ chức khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải đề cập đến vấn đề hiệu quả nghĩa là thu về lợi nhuận lớn nhất sao cho chi phí bỏ ra là nhỏ nhất . Vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là gì?
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là một đại lượng so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra. Nếu kết quả đầu ra > chi phí đầu vào thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại là bị lỗ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một thước đo hiệu quả của sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn hiệu quả, là việc tối đa hoá kết quả kinh doanh.
    Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của một doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, với tổng chi phí bỏ ra là thấp nhất, kết quả đầu ra là lớn nhất. Trong đó kết quả đầu ra được tính bằng sản lượng, doanh thu hay lợi nhuận giữ lại của một doanh nghiệp sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
    Do đó phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc chia nhỏ các hiện tượng, các quá trình và kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành bằng các phương pháp liên hệ so sánh, đối chiếu giữa lượng vốn bỏ ra và lợi nhuận thu về.
    2. Sự cần thiết của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những điểm yếu, mặt hạn chế của doanh nghiệp mình. Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định được đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp phòng tránh được rủi ro, đồng thời vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Tóm lại việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp cho các nhà quản trị tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp giữ những chỗ đứng của mình trên thương trường và ngày càng phát triển hoà nhập vào thị trường quốc tế.
    II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH.
    1. Nội dung cơ bản của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...