Báo Cáo Phân tích thực trạng của hoạt động marketing quốc tế tại công ty hoá dầu petrolimex

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Phân tích thực trạng của hoạt động marketing quốc tế tại công ty hoá dầu petrolimex

    CHƯƠNG I
    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY HOÁ DẦU PETROLIMEX (PLC)

    1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty:
    Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là một trong tổng công ty mạnh của Việt nam trực thuộc Bộ thương mại, hoạt động kinh doanh xăng dầu lớn nhất nước ta. Với một hệ thống mạng lưới bao gồm 58 công ty và chi nhánh, Petrolimex đã đáp ứng khoảng 70% nhu cầu thị trường xăng dầu cả nước. Trong đó công ty hoá dầu Petrolimex là một trong những công ty thành viên của Petrolimex có chức năng chính là kinh doanh các loại sản phẩm dầu mỡ nhờn và các loại sản phẩm dầu mỏ khác.
    Tiền thân của công ty là phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn của Petrolimex. Lúc này việc kinh doanh dầu mỡ nhờn chỉ chỉ đóng góp một phần nhỏ doanh thu của tổng công ty (chỉ bằng 3-5% doanh thu) và hơn nữa Petrolimex gần như chiếm độc quyền thị trường này. Cho tới năm 1991 đất nước ta bước vào một giai đoạn mới của thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế. Nhu cầu về dầu mỡ nhờn tăng đột ngột, trong khi đó nguồn hàng từ các nước Đông Âu không còn nữa, Petrolimex đã mở rộng nguồn hàng, các mặt hàng kinh doanh được nhập từ nhiều nước như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật . Đây cũng là thời kỳ đầu phát triển của thị trường dầu mỡ nhờn. Trên thị trường đã xuất hiện nhiều hãng nổi tiếng trong và ngoài nước tham gia thị trường này như Castrol, Caltex, Shell, . Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gây gắt hơn. Trước tình hình đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đáp ứng một cách tốt hơn nhu cầu thị trường, vấn đề đặt ra đối với Petrolimex là cần phải có một công ty chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm dầu mỡ nhờn một cách có quy mô có hiệu quả.
    Ngày 1/9/1994, công ty dầu nhờn Petrolimex được thành lập theo quyết định số 745TM/TCCB của Bộ Thương Mại ngày 9/4/1994.
    Tên giao dịch: Petrolimex Lubricant Company (PLC). Trụ sở giao dịch: Số 1 Khâm Thiên- Hà Nội.
    Là một công ty chuyên doanh, hoạt động theo cơ chế thị trường với mức độ cạnh tranh cao, phạm vi hoạt động từ khâu sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm. Cho nên thời gian đầu mới thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay công ty không ngừng lớn mạnh cả về bề rộng, lẫn chiều sâu, từ chỗ chỉ sản xuất kinh doanh một mặt hàng, nay đã đa dạng hoá về chủng loại mặt hàng cũng như phương thức kinh doanh. PLC là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty xăng dầu Việt nam có tư cách pháp nhân hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập với tổng số vốn điều lệ 52500 triệu đồng trong đó vốn cố định là 15000 triệu đồng.
    Qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển công ty đã thiết lập một mạng lưới đại lý trải dài trên toàn quốc với 5 chi nhánh lớn và dây chuyền pha chế dầu nhờn công suất lớn đáp ứng khoảng trên 20% nhu cầu thị trường trong nước. Ngoài ra công ty còn đặc biệt chú ý mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài. Công ty Petrolimex đã nhờ đại diện cho côn ty là một bên đối tác của liên doanh BP- Petko (liên doanh giữa hãng BP của vương quốc Anh và Petrolimex) cung cấp các sản phẩm dầu mỡ nhờn chất lượng cao cho thị trường. Đồng thời với tư cách là thành viên thứ 27 của ELF LUB- Marine (Pháp), PLC đã cung cấp dầu nhờn hàng hải cho tàu biển trong và ngoài nước tại cảng Việt Nam.

    2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của công ty và cơ cấu bộ máy tổ chức :
    a) Các nhiệm vụ và chức năng của công ty như sau:
    - Xuất nhập khẩu và kinh doanh các loại dầu mỡ nhờn, các sản phẩm hoá dầu, vật tư trang thiết bị chuyên dùng cho xăng dầu, vận tải phục vụ công tác kinh doanh của công ty.
    - Tổ chức nghiên cứu, sản xuất, pha chế các loại dầu mỡ nhờn, các loại sản phẩm hoá dầu nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.
    - Tổ chức dịch vụ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng đối với khách hàng.
    b) Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty (Hình 1.1)

    CHƯƠNG II
    PHÂN TÍCH SWOT TẠI CÔNG TY PLC

    1. Những điểm mạnh và điểm yếu của công ty:
    Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hoá dầu Petrolimex (PLC) gắn liền với bề dày kinh nghiệm hoạt động hơn 50 năm của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Ngày nay, Petrolimex đã trở thành một tổ chức kinh doanh xăng dầu quốc gia với sự hiện diện của hơn 55 công ty trực thuộc và 73 chi nhánh. Công ty cùng với sự hợp tác thương mại với các hãng, các tổ chức kinh doanh trên thế giới đã khẳng định khả năng đáp ứng cho sự phát triển toàn diện và liên tục của công ty Petrolimex.


    Mặc dù tuổi đời còn non trẻ nhưng PLC đã chứng tỏ mình là một trong những thành viên năng động nhất của Petrolimex. Công ty Hoá dầu Petrolimex được đánh giá là công ty sản xuất kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực dầu mỡ nhờn, nhựa đường, dung môi hoá chất (năm 2006). Tuy các sản phẩm hoá dầu của công ty không nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng bước đầu công ty đã có một khối lượng đáng kể các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường các nước trong khu vực. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hoá dầu. Đó chính là mục tiêu chiến lược dài hạn của PLC.
    Những năm qua công ty đã mở rộng việc sản xuất kinh doanh với quy mô lớn hàng trăm chủng loại mặt hàng. Có thể sơ lược một vài nhóm hàng chính như sau:
    Cùng với sự đa dạng hoá các mặt hàng, công ty còn cố gắng giảm dần tỉ trọng hàng nhập khẩu so với các mặt hàng sản xuất kinh doanh để xuất khẩu của công ty. Đến nay tỉ trọng này đã giảm 60% so với những năm đầu thành lập. Bên cạnh đó, PLC đã trở thành nhãn hiệu có uy tín trên thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực lân cận. Công ty đã cung cấp dầu nhờn hàng hải cho hàng trăm lượt tàu biền tại các cảng Việt Nam và phát triển các hoạt động của mình tới 860 nước và 720 hải cảng trên thế giới. Đồng thời, được công nhận là thành viên chính thức của ELF, hội cũng công nhận chất lượng dầu nhờn ELF nói riêng và các sản phẩm khác do PLC pha chế đạt tiêu chuẩn quốc tế.
    Một thế mạnh khác của PLC đó là nguồn nhân lực có trình độ, năng động và tuổi trẻ. Đây chính là điểm mạnh của công ty khi mà lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Năm 2005, Trong số 1200 lao động thì có 9% cán bộ có trình độ trên đại học, 61% có trình độ đại học, 30% có trình độ cao đẳng và trung cấp. Độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ tương đối trẻ (với độ tuổi trung bình 27).
    Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị và cơ sở vật chất của công ty khá hiện đại và đầy đủ. Trụ sở văn phòng của công ty và các chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh được trang bị đầy đủ hệ thống liên lạc, máy vi tính, mạng hệ thống diện rộng trong ngành và nối mạng Internet. Kho nhựa đường tại Đà Nẵng, Nhà Bè, có sức chứa khoảng trên 15000 m3 và đã xây dựng được thêm kho chứa hoá chất thứ hai ở Hải Phòng. Dây chuyền pha chế dầu mỡ nhờn Hải Phòng, Nhà Bè tương đương trình độ công nghệ tiêu chuẩn của G7. Hai trung tâm thực nghiệm của công ty đã đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN5958-1996 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng phân tích hầu hết các chỉ số cơ lý hoá của các loại dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hoá chất đang được lưu hành trên thị trường Việt Nam.
    Bên cạnh những điểm mạnh vẫn còn những điểm yếu vẫn chưa được khắc phục của PLU là : Công ty có hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu nên gây khó khăn trong nguồn nguyên liệu đầu vào trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chi phí xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới còn khá cao làm cho sản phẩm của công ty giảm sức mạnh cạnh tranh về giá so với các đối thủ trong ngành. Công ty hoạt động Marketing quốc tế còn rất kém, điển hình nhất là chi phí cho việc xúc tiến sản phẩm còn khá thấp so với đổi thủ cạnh tranh gây rất nhiều khó khăn cho bộ phận bán hàng ở thị trường quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...