Luận Văn Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thà

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu LD024 - Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh

    Giới thiệu chung


    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của một quốc gia. DNVVN được đánh giá là hình thức tổ chức kinh doanh thích hợp, có những ưu thế về tình năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với yêu cầu của thị trường và là phương tiện hiệu quả giải quyết công ăn việc làm.
    Do xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, sự hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế quốc tế và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới là xu thế tất yếu. Môi trường hoạt động này đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) Việt Nam muốn tồn tại và phát triển không chỉ tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình trong nước mà còn phải thắng trong cuộc cạnh tranh với DN nước ngoài. Đây là 1 thử thách rất lớn đối với đội ngũ quản lý DN Việt Nam, nó đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có kiến thức và bản lĩnh vững vàng.
    Trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, chỉ tiêu hiệu quả đối với các DN được coi là có ý nghĩa quan trọng nhất, nó quyết định chỗ đứng của DN trên thương trường và trong xã hội. Nhưng trong điều kiện hiện nay, muốn điều hành DN hoạt động có hiệu quả không chỉ đòi hỏi giám đốc, chủ DN, cán bộ quản lý phải có tâm huyết, nhiệt tình mà còn phải có kiến thức và trình độ quản trị kinh doanh.
    Hiện nay, đại bộ phận các DN Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là DNVVN, đặc biệt những năm gần đây, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ) mà tuyệt đại đa số là DNVVN. Việc khuyến khích phát triển các DNVVN là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện về vốn, mặt bằng, công nghệ và trình độ quản lý của nước ta hiện nay. Tuy nhiên việc phát triển khu vực DN ngoài quốc doanh mà chủ lực là loại hình DNVVN còn gặp nhiều khó khăn, chưa ổn định và chưa đủ mạnh để phát triển 1 cách bền vững. Điều đó xuất phát từ những hạn chế và khó khăn từ bản thân các doanh nghiệp, mặt khác chúng ta cũng chưa có chính sách, đặc biệt là chính sách đào tạo nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    Với những lý do cơ bản trên, việc hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm cung cấp những kiến thức liên quan đến nâng cao các kỹ năng quản lý, các kinh nghiệm quản lý hiện đại cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nói chung và Thành phố HCM nói riêng là cần thiết và phù hợp với nhu cầu hiện tại và tương lai.
    Đề tài: Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh

    II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1/ Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPHCM.
    2/ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực quản lý DN vừa và nhỏ tại TPHCM.
    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Phương pháp phân tích tổng hợp
    - Phương pháp thống kê, so sánh
    - Phương pháp điều tra, dự báo.
    IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    - Đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố HCM (Doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh)
    - Các cơ sở đào tạo có tham gia đào tạo nguồn nhân lực quản lý.
    V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Những vấn đề liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý cho DNVVN tại Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua và đến năm 2010.
    VI. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý cho DNVVN góp phần đáp ứng được các yêu cầu của chủ doanh nghiệp, của bộ quản lý về nâng cao trình độ quản lý đồng thời phù hợp với yêu cầu phát triển DNVVN cùng với việc hạn chế những khiếm khuyết trong công tác quản lý DNVVN trong thời gian tới.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...