Tiểu Luận Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của đại học Kinh tế quốc dân hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    ​Đổi mới là mục tiêu và nhiệm vụ của hệ thống giáo dục đại học, trong đó có Đại học Kinh tế Quốc dân nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển không ngừng của nền kinh tế quốc dân.
    Đại học Kinh tế Quốc dân đã có lịch sử phát triển 46 năm. Vào đầu những năm 70 Đại học Kinh tế Quốc dân đã được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) xác định là một trong sáu trường trọng điểm quốc gia. Trong đề án “Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2002” đã được Thủ tướng chính phủ chính thức phê duyệt tại quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 cùng xác định 10 trường trọng điểm quốc gia trong đó có Đại học Kinh tế Quốc dân.
    Tuy vậy, các văn bản trên đây cũng mới chỉ xác định vị trí các trường trọng điểm quốc gia mà chưa quy định cụ thể các tiêu chí đánh giá trường đủ tiêu chuẩn là trường trọng điểm quốc gia làm cơ sở để các trường xây dựng cơ cấu tổ chức và xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường, xây dựng điều lệ tổ chức và quản lý nhà trường . Trong bối cảnh đó, Đại học Kinh tế Quốc dân đã nghiên cứu và xây dựng bước đầu “ Đề án xây dựng và phát triển nhà trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành trường trọng điểm quốc gia đến năm 2010”, “Chiến lược phát triển trung hạn Đại học Kinh tế Quốc dân đến năm 2005” . Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu này cũng chỉ phục vụ việc xây dựng dự án vay vốn phát triển nhà trường trong khuôn khổ dự án Đại học do Ngân hàng thế giới tài trợ. Việc áp dụng đề án này vào thực tế hoạt động của nhà trường đòi hỏi phải có các nghiên cứu sâu về các mặt hoạt động cơ bản của nhà trường như: công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học và tư vấn, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và công tác cán bộ .
    Trên thế giới hầu như chưa có nước nào xác định và xây dựng trong thực tế các trường trọng điểm quốc gia. Quan niệm về trường trọng điểm quốc gia đang sử dụng ở nước ta hiện nay có phần đồng nghĩa với mô hình trường tổng hợp của các nước, trong đó mô hình nhà trường 3 hoặc 4 cấp quản lý, cơ cấu tổ chức nhà trường được xây dựng trên cơ sở phát triển đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Xét theo các đặc điểm trình bày ở trên thì nước ta hiện nay chỉ có 2 trường đại học quốc gia (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) là về cơ bản theo mô hình cơ cấu của trường trọng điểm quốc gia.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức để phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo hướng xây dựng trường trọng điểm quốc gia và do mong muốn nghiên cứu cơ cấu tổ chức của trường, đề án này nhằm đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của trường theo hướng xây dựng trường trọng điểm quốc gia: Xác định yêu cầu của trường trọng điểm quốc gia đối với cơ cấu tổ chức bộ máy, nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức của nhà trường theo yêu cầu xây dựng Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành trường trọng điểm quốc gia như đề án Xây dựng trường đến năm 2010 và Chiến lược phát triển trung hạn Đại học Kinh tế Quốc dân đến năm 2005 đã xác định.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức bộ máy, trong quá trình thực hiện đề án xây dựng Đại học Kinh tế quốc dân theo hướng xây dựng trường trọng điểm quốc gia, em đã cố gắng tham khảo các tài liệu , khảo sát đánh giá tình hình thực tế nhà trường và kinh nghiệm của các trường tổng hợp quốc gia ở một số nước trên thế giới để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, do tính chất hết sức phức tạp và nhạy cảm của các vấn đề đề cập trong đề tài nghiên cứu (vấn đề cơ cấu tổ chức và công tác cán bộ) lại được nghiên cứu ngay trên một đối tượng chưa được xác định rõ ràng (Trường trọng điểm quốc gia), vì vậy đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề chung có tính chất phương pháp luận và đưa ra một số giải pháp.
     
Đang tải...