Luận Văn Phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988 - 20

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988 - 2000(65 trang)

    Lời nói đầu


    nền kinh tế thế giới đang phát triển ở giai đoạn thứ ba, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Giai đoạn này được mệnh danh là giai đoạn của toàn cầu hoá, khu vực hoá với đặc trưng nổi bật là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment). FDI đang là làn sóng mở đường cho xu hướng phát triển kinh tế của thế giới, nhiều nền kinh tế trước đây đã từng đóng cửa thì nay thực sự đã mở rộng để đón chào các chủ đầu tư.

    Đối với nước ta, FDI là một thành tố quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời nó cũng góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới của nước ta diễn ra một cách nhanh chóng thuận lợi hơn. Trong tình trạng đói vốn khát công nghệ hiện nay của nước ta, công tác bức xúc là phải kêu gọi càng nhiều càng nhanh FDI (Nguồn tài chính không phải nợ vay - Non debt resorce of finance) càng tốt.

    Hơn 13 năm qua, kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài ra đời tại Việt Nam (2912/1987/) tới nay, việc thực hiện chủ trương thu hút FDI đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, hơn 3 năm trở lại đây, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, cộng mức độ cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực thu hút FDI của các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.FDỊ tại Việt Nam có phần chững lại, giảm thiểu cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Tình hình này, đòi hỏi chúng ta phải có những tổng kết và đánh giá đúng đắn về FDI trong những năm qua, phân tích được những lợi thế và bất lợi của đất nước để nhanh chóng có những giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực.

    Hơn nữa, một khi đã thu hút được FDI thì vấn đề là làm sao sử dụng FDI một cách có hiệu quả nhất, đảm bảo kết hợp một cách hài hoà hiệu quả tài chính (góc độ chủ đầu tư) và hiệu quả kinh tế xã hội (góc độ nền kinh tế xã hội). Có như vậy, Việt Nam mới ngày càng hấp dẫn các chủ đầu tư, đồng thời giảm thiểu chi phí mà xã hội phải gánh chịu, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội khi đầu tư.

    Với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc giải quyết các vấn đề trên, em đã chọn đề tài "Phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988 - 2000".

    Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia làm ba phần chính :

    Chương I : Những vấn đề cơ bản về FDI và hiệu quả FDI

    Chương II: Hệ thống chỉ tiêu thống kê FDI và hiệu quả FDI

    Chương III: Phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả FDI

    Trong quá trình làm Chuyên đề thực tập, do hạn chế về trình độ, thời gian và vật chất nên Chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của các thầy cô giáo.

    Hoàn thành Chuyên đề, ngoài sự nỗ lực của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của TS. Tăng Văn Khiên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thống kê; TS. Nguyễn Quán - Chủ nhiệm Trung tâm Tư liệu Thống kê cùng các chuyên viên Vụ Tổng hợp và Thông tin Tổng cục Thống kê. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đó!










    Mục lục

    Lời nói đầu 1

    Chương I - Những vấn đề cơ bản về FDI và hiệu quả FDI 5

    IKhại niệm và vai trò của FDI: 5

    1Khại niệm: 5

    2Vại trò của FDI: 8

    21. Đối với nước đi đầu tư: 8

    22. Đối với nước nhận đầu tư 10

    II. Hiệu quả của FDI: 16

    1. Khái niệm: 16

    2. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả FDI: 17

    Chương II - Hệ thống chỉ tiêu thống kê thực trạng và đánh giá hiệu quả FDI 19

    INguyện tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê thực trạng và đánh giá hiệu quả FDI: 19

    II. Hệ thống chỉ tiêu thống kê thực trạng FDI: 20

    1. Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối: 20

    2. Nhóm chỉ tiêu tương đối và bình quân: 22

    III. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả FDI: 22

    1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính của doanh nghiệp có FDI: 22

    11. Công thức tổng quát xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính: 22

    12. Một số chỉ tiêu thống kê hiệu quả tài chính: 23

    2. Nhóm chỉ tiêu thống kê hiệu quả kinh tế xã hội: 25

    Chương III - phân tích thống kê thực trạng FDI và hiệu quả FDI 30

    I. Phân tích thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988 - 2000. 30

    1Đạnh giá chung: 30

    2Phận tích quy mô dự án FDI: 31

    3. Cơ cấu đầu tư. 35

    31. Phân theo ngành nghề. 35

    32. Phân theo vùng lãnh thổ : 37

    33. Phân theo đối tác đầu tư : 39

    34. Phân theo hình thức đầu tư : 41

    II. Phân tích hiệu quả FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988 - 2000: 42

    1. Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng : 42

    2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 44

    3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ 45

    4. Đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu: 49

    5. Tạo nguồn thu ngân sách, thực hiện chuyển giao công nghệ: 52

    6. Góp phần đẩy nhanh quá trình hình thành các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX): 54

    7. Góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động: 58

    III. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút và hiệu quả FDI tại Việt Nam trong thời gian tới: 58

    IVThưc. trạng và giải pháp cho công tác thống kê thực trạng và hiệu quả FDI: 60

    1. Thực trạng 60

    2. Giải pháp: 62

    Kết luận 64

    Tài liệu tham khảo 65
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...