Luận Văn Phân tích thống kê ảnh hưởng của gia tăng quy mô dân số đến sự phát triển kinh tế

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích thống kê ảnh hưởng của gia tăng quy mô dân số đến sự phát triển kinh tế


    LỜI NÓI ĐẦU

    Ngày nay, loài người đang phải đối mặt với bốn vấn đề lớn:.
    - Dân số
    - Hoà bình cho mọi quốc gia, mọi dân tộc.
    - Ô nhiễm môi trường.
    - Nghèo nàn, lạc hậu.
    Trong đó, vấn đề dân số được coi là nguyên nhân chung của cả ba vấn đề còn lại. Chỉ trong vòng hơn 50 năm kể từ năm 1950 đến năm 2001, tổng dân số của thế giới đã tăng hơn hai lần (từ 2,5 tỷ lên hơn 6 tỷ). Dân số là nguồn cung cấp nhân lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội, là nơi phát sinh những đòi hỏi nền kinh tế phải phát triển để thoả mãn những nhu cầu của nó. Thực tiễn cho thấy: dân số tăng nhanh một mặt tạo ra nguồn nhân lực dồi dào nhưng mặt khác nó cũng gây ra những hậu quả tiêu cực như giảm mức sống của người dân, tăng tỷ lệ thất nghiệp và phát sinh những tệ nạn xã hội. Từ đó, ta thấy rằng, để chủ động hạn chế mặt tiêu cực của yếu tố dân số cần phải thúc đẩy phát triển kinh tế và có những biện pháp tác động vào quá trình dân số. Ngày nay, những yếu tố phát triển và những sự vận động của dân số cơ bản như sinh, chết, di dân, . và kết quả của nó là sự hình thành quy mô, cơ cấu dân số có quan hệ chặt chẽ đến sự phát triển kinh tế không chỉ của một tỉnh, một quốc gia mà là một vấn đề mang tính toàn cầu.
    Nước ta là một nước đang phát triển, quy mô dân số khá lớn (đứng thứ 13 trên thế giới) và tốc độ tăng dân số còn ở mức cao. Trong khoảng 80 năm từ 1921 đến 2001, dân số Việt Nam tăng từ 15,5 triệu lên đến hơn 80 triệu người, nghĩa là tăng hơn 5 lần. Hậu quả là đất trồng trọt bình quân đầu người giảm sút nhiều, diện tích rừng bị phá huỷ hơn một nửa, thất nghiệp tăng cao, tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, ., tất cả đó tác động tiêu cực tới sự nghiệp Công nghiệp hoá-hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này, trong hơn nửa thế kỷ qua, từ ngày tuyên bố độc lập, Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm tới công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ). Hội nghị Trung Ương lần thứ IX của Đảng ta đã đề ra mục tiêu: "Đến năm 2020 xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại nhanh chóng biến nước ta thành một nước công nghiệp ". Để đạt được mục tiêu này chỉ tiêu quan trọng nhất là GDP tính trên đầu người bởi lẽ nó là chỉ tiêu phản ánh mức sống dân cư của một quốc gia và thể hiện sức mạnh của nền kinh tế. Mục tiêu dân số nếu xem xét một cách riêng lẻ thì không có nhiều ý nghĩa . Bởi lẽ đạt mức tăng trưởng dân số bằng không hay rất thấp hoặc mỗi cặp vợ chồng chỉ có hai con hoặc ít hơn ,không thể phán xét tốt hay xấu nếu chúng ta không xem xét sự liên hệ của các chỉ tiêu đó với các chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội cũng như Chất lượng cuộc sống cao hơn .

    Nhân khẩu học và các điều kiện kinh tế -xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau .Các chính sách dân số có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thực hiện các chính sách phát triển và ngược lại các chính sách phát triển cũng tác động mạnh đến nhiều các lĩnh vực khác nhau của nhân khẩu học

    Do vậy việc nghiên cứu sự tác động của gia tăng quy mô dân số đến sự phát triển kinh tế là một yêu cầu cấp bách không chỉ cho NAM ĐỊNH mà còn cho cả nước để làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách dân số và phát triển trong giai đoạn tới.

    Vậy tác động của dân số đến phát triển kinh tế là như thế nào? Làm thế nào để mối quan hệ này là tích cực?​Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: "Phân tích thống kê ảnh hưởng của gia tăng quy mô dân số đến sự phát triển kinh tế"dựa trên thực tế của tỉnh Nam Định.
    Luận văn này gồm ba chương:​Chương I: cơ sở lý luận chung của mối liên hệ giữa dân số và phát triển
    Chương II: phương pháp thống kê được sử dụng trong phân tích mối quan hệ giữa gia tăng quy mô dân số và phát triển kinh tế
    Chương III: phân tích thống kê ảnh hưởng của gia tăng quy mô dân số đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về lý luận và thời gian nên Luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng với các bạn để chuyên đề thực tập tốt nghiệp hoàn thiện hơn.
    Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Thống kê, đặc biệt là thầy giáo-Th.S Phạm Đại Đồng đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi.
    Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các cô, các chú trong Trung tâm Tư liệu Thông tin-Uỷ ban Dân số Quốc gia, nhất là BS Hoàng Phước Hoà đã giúp đỡ tôi tìm hiểu tài liệu trong quá trình thực tập
     
Đang tải...