Luận Văn Phân tích thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý bán hàng

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý bán hàng
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]MỤC LỤC
    Chương I. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ TÌM HIỂU BÀI TOÁN QUẢN LÝ BÁN HÀNG - 5 -
    1.1. Cơ sở lý thuyết khảo sát hiện trạng: - 5 -
    1.1.1. Mục đích khảo sát hiện trạng: - 5 -
    1.1.2. Nội dung khảo sát và đánh giá hiện thực: - 5 -
    1.1.3. Các yêu cầu khi điều tra: - 6 -
    1.1.4. Các phương pháp điều tra: - 6 -
    1.1.5. Phân loại và biên tập các thông tin điều tra: - 7 -
    1.1.6. Phê phán hiện trạng: - 7 -
    1.1.7. Phác họa giải pháp và cân nhắc tính khả thi: - 8 -
    1.1.8. Các nguyên tắc đảm bảo: - 8 -
    1.2. Hệ thống quản lý bán hàng: - 9 -
    1.2.1. Tìm hiểu hệ thống: - 9 -
    1.2.1.1. Tổng quan về hệ thống quản lý bán hang tại chi nhánh công ty TNHH TM & DV Vĩnh Cường Đà Nẵng: - 9 -
    1.2.1.2. Các văn bản giấy tờ liên quan: - 9 -
    1.2.2. Bài toán quản lý bán hàng: - 18 -
    1.2.2. 1. Mô tả bài toán: - 18 -
    1.2.2.2. Phát biểu thành bài toán quản toán: - 20 -
    1.2.3. Yêu cầu và hướng giải quyết: - 22 -
    1.2.3.1. Yêu cầu phần mềm: - 22 -
    1.2.3.2 Cách tiếp cận và hướng giải quyết: - 24 -
    Chương II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG - 24 -
    2.1 Cơ sở lý thuyết phân tích hệ thống quản lý bán hàng. - 24 -
    2.1.1. Đại cương về hệ thống thông tin: - 24 -
    2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản: - 24 -
    2.1.1.2. Quy trình phát triển hệ thống thông tin: - 26 -
    2.1.2. Phân tích cơ sở dữ liệu: - 30 -
    2.1.2.1. Một số khái niệm: - 30 -
    2.1.2.2. Các bước xây dựng thiết kế cơ sở dữ liệu logic: - 33 -
    2.2. Phân tích hệ thống quản lý bán hàng - 35 -
    2.2.1. Phân tích hệ thống về chức năng: - 35 -
    2.2.1.1. Biểu đồ phân rã chức năng: - 35 -
    2.2.1.2. Đặc tả chức năng của hệ thống: - 36 -
    2.2.1.3. Ma trận thực thể chức năng: - 39 -
    2.2.1.4. Biểu đồ luồng dữ liệu: - 40 -
    2.2.2. Phân tích hệ thống về dữ liệu: - 45 -
    2.2.2.1. Xác định các thực thể và các thuộc tính cho thực thể: - 46 -
    2.2.2.2. Xác định các liên kết và các mối quan hệ của thực thể: - 46 -
    2.2.2.3. Mô hình thực thể/ liên kết (Mô hình E-R): - 47 -
    2.2.2.4. Chuẩn hóa các quan hệ: - 49 -
    2.2.2.5. Mô hình thực thể quan hệ: - 51 -
    Chương III. THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG - 52 -
    3.1. Thiết kế hệ thống - 52 -
    3.1.1. Thiết kế tổng thể: - 52 -
    3.1.1.1. Phân định danh giới chức năng máy tính thực hiện và thủ công: - 52 -
    3.1.1.2. Phân định các hệ thống con của máy tính: - 54 -
    3.1.1.3. Thiết kế biểu mẫu và tài liệu in: - 54 -
    3.1.1.4. Thiết kế màn hình chọn: - 54 -
    3.1.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu: - 55 -
    3.1.2.1. Phiếu nhập: - 55 -
    3.1.2.2. Phiếu xuất: - 55 -
    3.1.2.3. Hàng nhập: - 55 -
    3.1.2.4. Hàng xuất: - 56 -
    3.1.2.5. Hàng: - 56 -
    3.1.2.6. Hóa đơn: - 56 -
    3.1.2.7. Hàng bán: - 57 -
    3.1.2.8. Kho: - 57 -
    3.1.2.10. Khách hàng: . - 57 -
    3.1.2.11. Hình thức thanh toán: - 58 -
    3.1.2.12. Phiếu chi: - 58 -
    3.1.2.13. Phiếu thu: - 58 -
    3.1.3. Thiết kế các chương trình: - 59 -
    3.1.3.1. Projects xử lý cơ sở dữ liệu SumoDBA: - 59 -
    3.1.3.2. Projects xử lý các Form, giao diện chương trình Sumo: - 59 -
    3.1.3.3. Project Report: - 69 -
    3.2. Cài đặt hệ thống quản lý bán hàng: - 71 -
    3.2.1. Cài đặt cơ sở dữ liệu: - 71 -
    3.2.1.1. Cài đặt cơ sở dữ liệu trên SQL Server: - 71 -
    3.2.1.2. Thiết lập trên LLBLGEN: - 72 -
    3.2.2. Cài đặt code: - 73 -
    3.2.2.1 Cài đặt code trên Visual Studio: - 73 -
    3.2.2.2. Cài đặt Report: - 73 -
    3.2.3. Kết quả chương trình: - 73 -
    Chương IV. KẾT LUẬN - 83 -
    4.1. Những kết quả đạt được: - 83 -
    4.2. Hướng phát triển: - 83 -
    4.3. Kết luận: - 84 -

    Chương I. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ TÌM HIỂU BÀI TOÁN QUẢN LÝ BÁN HÀNG

    1.1. Cơ sở lý thuyết khảo sát hiện trạng:
    Đây là bước mở đầu của quá trình phát triển hệ thống, còn gọi là bước đặt vấn đề hay nghiên cứu sơ bộ. Khảo sát thực tế để làm quen và thâm nhập vào chuyên môn nghiệp vụ mà hệ thống đó phải đáp ứng, tìm hiểu các nhu cầu đặt ra với hệ thống đó, tập hợp các thông tin cần thiết. Để chúng ta đi vào phân tích và thiết kế một cơ sở dữ liệu hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
    1.1.1. Mục đích khảo sát hiện trạng:
    Chúng ta xây dựng hệ thống mới nhằm mục đích thay thế hệ thống cũ đã có phần không phù hợp với nhu cầu của người dùng. Việc khảo sát nhằm để:
    - Tiếp cận với nghiệp vụ chuyên môn, môi trường hoạt động của hệ thống.
    - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và cung cách hoạt động của hệ thống.
    - Chỉ ra những chỗ hợp lý của hệ thống, cần được kế thừa và các chỗ bất hợp lý của hệ thống, cần được nghiên cứu khắc phục.
    1.1.2. Nội dung khảo sát và đánh giá hiện thực:
     Tìm hiểu môi trường kinh doanh, nghiên cứu cơ cấu tổ chức của hệ thống chủ quản của công ty.
     Nghiên cứu các chức trách, nhiệm vụ của từng đối tượng làm việc trong công ty, và sự phân cấp quyền hạn.
     Thu thập và nghiên cứu các hồ sơ sổ sách, các tệp cùng với các phương thức xử lý các thông tin trong công ty.
     Thống kê các phương tiện và tài nguyên đã và có thể sử dụng.
     Thu thập các đòi hỏi về thông tin, các ý kiến phê phán, phàn nàn về hiện trạng, các dự đoán, nguyện vọng và kế hoạch tương lai.
     Đánh giá, phê phán hiện trạng và đề xuất hướng giải quyết.
     Lập hồ sơ tổng hợp về hiện trạng.
    1.1.3. Các yêu cầu khi điều tra:
     Trung thực, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực tại.
     Không bỏ sót thông tin.
     Các thông tin thu thập phải được đo đếm.
     Không trùng lặp, nghĩa là phải tiến hành trong một trật tự sao cho mỗi người được điều tra không bị nhiều người điều tra hỏi đi hỏi lại một vấn đề.
     Không gây cảm giác xấu hay phản ứng tiêu cực ở người bị điều tra: phải luôn gợi mở, tế nhị, tuyệt đối không can thiệp vào nội bộ của họ, hay gây mâu thuẫn ở nơi điều tra.
    1.1.4. Các phương pháp điều tra:
    Để điều tra mang lại hiệu quả chúng ta có thể sử dụng các cách sau:
     Nghiên cứu tài liệu viết: Đây là sự quan sát gián tiếp bằng mắt qua giấy tờ, sổ sách, chứng từ, hóa đơn, phiếu thanh toán, các tài liệu tổng hợp như: thống kê, biên bản,
     Quan sát: là cách theo dõi (bằng mắt) tại hiện trường, nơi làm việc một cách thụ động.Việc này đòi hỏi khá nhiều thời gian. Hơn nữa quan sát tỷ mỉ từng chi tiết. Công việc này chỉ có hiệu quả khi kết hợp nó với phỏng vấn ngay tại nơi làm việc là một cách làm rất có hiệu quả.
     Phỏng vấn: là cách làm việc trực tiếp với từng người hay nhóm người, trong đó người điều tra đưa ra các câu hỏi và chắt lọc lấy các thông tin cần thiết qua các câu trả lời của người được điều tra. Đây là phương pháp cơ bản của điều tra. Có hai loại câu hỏi:
    * Câu hỏi mở: là câu hỏi mà số khả năng trả lời là rất lớn, người hỏi chưa hình dung hết được. Câu hỏi mở dùng khi người hỏi chưa có ý định rõ ràng, muốn hỏi để thăm dò, để gợi mở vấn đề, người trả lời phải là người có hiểu biết rộng bao quát tất cả (Lãnh đạo chẳng hạn ).
    * Câu hỏi đóng: là câu hỏi mà ta đã có sẵn các phương án trả lời có thể dự kiến sẵn, chỉ cần khẳng định lại. Câu hỏi đóng dùng khi ta muốn xác định lại một vấn đề cho khả quan hơn.
    Các câu hỏi phải sắp xếp theo trật tự cụ thể:
    o Thu hẹp dần: bắt đầu từ những câu hỏi khái quát về sau thu hẹp dần tập trung vào một vấn đề.
    o Mở rộng dần: ban đầu là đề cập một vài vấn đề cụ thể rồi mở rộng dần.
    o Thắt rồi mở: tập trung dần vào một chủ điểm, rồi lại bung nó ra.
    Ngoài ra thu được kết quả tốt khi điều tra ta cần kết hợp nhiều yếu tố. Phải tạo cho người được phỏng vấn một mối quan hệ để họ đồng cảm và cùng hợp tác để ta khai thác thông tin. Người đi phỏng vấn cũng phải tỏ ra lắng nghe, tôn trọng ý kiến của họ. Trung thực chính là đối sách tốt nhất. Phải thể hiện sự tin cậy, thiện cảm và tôn trọng
     Phiếu điều tra: Đây là một hình thức phỏng vấn không giáp mặt. Các câu hỏi được liệt kê trong một mẫu điều tra, và người được điều tra sẽ trả lời vào phiếu đó.Tuy nhiên phương pháp này mang lại hiệu quả không cao.
    1.1.5. Phân loại và biên tập các thông tin điều tra:
    Các thông tin sau khi thu thập được trong quá trình điều tra cần phải kiểm tra lại sau đó phân loại và biên tập lại. Ta có thể dựa vào các tiêu chuẩn sau:
     Hiện tại/ tương lai.
     Nội bộ/ môi trường ngoài.
     Tĩnh/ động.
    Sự phân loại và biên tập lại cho phép ta sắp xếp lại các thông tin một cách có hệ thống.
    1.1.6. Phê phán hiện trạng:
    Đây là một công việc khó khăn và tế nhị đòi hỏi người điều tra phải khéo léo, khiêm tốn và thận trọng đặt vấn đề, đưa ra cho khách hàng hiểu những vấn đề còn bất cập và những yếu kém của hiện trạng, từ đó xác định mục tiêu để phát triển hệ thống mới.
    1.1.7. Phác họa giải pháp và cân nhắc tính khả thi:
    Sau khi tìm hiểu và thấy rõ các hiện trạng và yêu cầu của bài toán chúng ta phải xác lập và xây dựng hệ thống mới.
     Xác định phạm vi: phạm vi của bài toán đặt ra có thể là bao trùm cả cơ quan, đơn vị, hay chỉ một phòng nhỏ, nó bao quát công tác quản lý toàn diện hay một vài công việc đơn lẻ. Phạm vi của bài toán phụ thuộc vào phạm vi của tổ chức:
    - Cơ quan lớn, cỡ quốc gia hay quốc tế: tập đoàn, tổng công ty,
    - Cơ quan trung bình: công ty liên doanh,
    - Cơ quan cỡ vừa và nhỏ: xí nghiệp, nhà máy,
     Xác định mục tiêu:
    - Mang lại lợi ích nghiệp vụ: : tăng khả năng xử lý, đáp ứng yêu cầu, tin cậy chính xác an toàn, bí mật.
    - Mang lại lợi ích kinh tế: giảm biên chế, chi phí hoạt động, tăng thu nhập
    - Mang lại lợi ích sử dụng: thuận tiện nhanh chóng
    - Khắc phục khuyết điểm của hệ thống cũ, hỗ trợ chiến lược phát triển lâu dài
     Phác họa dự án:
    - Chỉ cho người dùng thấy được triển vọng của dự án.
    - Có một định hướng cụ thể trong dự án.
    - Chỉ ra được:
     Các chức năng chính của hệ thống đầu vào đầu ra, các giải pháp thực hiện.
     Kiến trúc tổng thế của hệ thống (phần cứng phần mềm).
    1.1.8. Các nguyên tắc đảm bảo:
    Để xây dựng hệ thống quản lý bán hàng hoàn chỉnh, đảm bảo dữ liệu về mọi mặt ta phải dựa trên các nguyên tắc sau:
    a. Nguyên tắc cơ sở thông tin thống nhất: thông tin được tích lũy và cập nhật thường xuyên để phục vụ cho bài toán quản lý. Chúng ta nên tổ chức thông tin thành các mảng cơ bản để tránh dư thừa thông tin và để đảm bảo thông tin được nhất quán, thống nhất.
    b. Nguyên tắc linh hoạt thông tin: ngoài các mảng thông tin cơ bản thì cần phải có những công cụ đặc biệt để tạo ra các mảng làm việc cố định hoặc tạm thời dựa trên cơ sở các mảng thông tin cơ bản đã có trích từ mảng cơ bản.
    c. Nguyên tắc làm cực tiểu thông tin vào và thông tin ra: Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất lớn đối với việc làm tăng thêm hiệu xuất sử dụng phần mềm quản lý bán hàng[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...