Luận Văn Phân tích thiết kế hướng đối tượng UML Quản lý điểm sinh viên

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 25/11/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích hướng đối tượng UML Quản lý điểm sinh viên, Quản lý điểm sinh viên, quan ly diem sinh vien, uml

    Đây là báo cáo trong môn UML được cô giáo đánh giá rất cao và cho nhóm mình điểm 10.

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 8
    CHƯƠNG I. KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ ĐỀ TÀI. 9
    1. Khảo sát sơ bộ. 9
    2. Cơ cấu tổ chức của phòng đào tạo. 9
    3. Chức năng và nghiệp vụ của phòng đào tạo. 9
    3.1. Chức năng. 9
    3.2. Nhiệm vụ. 9
    4. Khảo sát chi tiết đề tài 10
    5. Hoạt động của hệ thống quản lý điểm sinh viên mới 11
    CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 13
    1. Biểu đồ use case. 13
    1.1. Tác nhân(actor). 14
    1.2. Đặc tả các use case. 15
    1.2.1. Đặc tả ca sử dụng “Đăng nhập”. 15
    1.2.2. Đặc tả ca sử dụng “Đổi mật khẩu”. 15
    1.2.3. Đặc tả ca sử dụng “Quản lý hệ đào tạo”. 16
    1.2.4. Đặc tả ca sử dụng “Quản lý khóa học”. 17
    1.2.5. Đặc tả ca sử dụng “Quản lý điểm”. 19
    1.2.6. Đặc tả ca sử dụng “Quản lý giáo viên”. 20
    1.2.7. Đặc tả ca sử dụng “Quản lý môn học”. 21
    1.2.8. Đặc tả ca sử dụng “Quản lý giáo viên môn học”. 22
    1.2.9. Đặc tả ca sử dụng “Quản lý sinh viên”. 23
    1.2.10. Đặc tả ca sử dụng “Quản lý lớp học”. 25
    1.2.11. Đặc tả ca sử dụng “Quản lý ngành đào tạo”. 26
    1.2.12. Đặc tả ca sử dụng “Xem điểm”. 27
    1.2.13. Đặc tả ca sử dụng “Báo cáo - Thống kê”. 28
    2. Biểu đồ lớp lĩnh vực. 30
    3. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng. 30
    3.1. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Đăng nhập”. 30
    3.2. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Đổi mật khẩu”. 31
    3.3. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Quản lý hệ đào tạo”. 31
    3.4. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Quản lý khóa học”. 31
    3.5. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Quản lý điểm”. 32
    3.6. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Quản lý giáo viên”. 32
    3.7. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Quản lý môn học”. 33
    3.8. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Quản lý giáo viên môn học”. 33
    3.9. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Quản lý sinh viên”. 34
    3.10. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Quản lý lớp học”. 35
    3.11. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Quản lý ngành đào tạo”. 35
    3.12. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Xem điểm”. 36
    3.13. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng “Báo cáo - Thống kê”. 37
    4. Biểu đồ trình tự 38
    4.1. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Đăng nhập”. 38
    4.2. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Đổi mật khẩu”. 38
    4.3. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Quản lý hệ đào tạo”. 39
    4.4. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Quản lý khóa học”. 40
    4.5. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Quản lý điểm”. 41
    4.6. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Quản lý giáo viên”. 42
    4.7. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Quản lý môn học”. 43
    4.8. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Quản lý giáo viên môn học”. 44
    4.9. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Quản lý sinh viên”. 45
    4.10. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Quản lý lớp học”. 46
    4.11. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Quản lý ngành đào tạo”. 47
    4.12. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Xem điểm”. 48
    4.13. Biểu đồ trình tự của ca sử dụng “Báo cáo – Thống kê”. 49
    5. Biểu đồ trạng thái 50
    5.1. Biểu đồ trạng thái của ca sử dụng “Đăng nhập”. 50
    5.2. Biểu đồ trạng thái của ca sử dụng “Quản lý hệ đào tạo”. 50
    5.3. Biểu đồ trạng thái của ca sử dụng “Quản lý khóa học”. 51
    5.4. Biểu đồ trạng thái của ca sử dụng “Quản lý điểm”. 51
    5.5. Biểu đồ trạng thái của ca sử dụng “Quản lý giáo viên”. 52
    5.6. Biểu đồ trạng thái của ca sử dụng “Quản lý môn học”. 52
    5.7. Biểu đồ trạng thái của ca sử dụng “Quản lý giao viên môn học”. 53
    5.8. Biểu đồ trạng thái của ca sử dụng “Quản lý sinh viên”. 53
    5.9. Biểu đồ trạng thái của ca sử dụng “Quản lý lớp học”. 54
    5.10. Biểu đồ trạng thái của ca sử dụng “Quản lý ngành đào tạo”. 54
    6. Biểu đồ hoạt động. 55
    6.1. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Đăng nhập”. 55
    6.2. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Đổi mật khẩu”. 55
    6.3. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Quản lý hệ đào tạo”. 56
    6.4. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Quản lý khóa học”. 57
    6.5. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Quản lý điểm”. 58
    6.6. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Quản lý giáo viên”. 59
    6.7. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Quản lý môn học”. 60
    6.8. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Quản lý giáo viên môn học”. 61
    6.9. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Quản lý sinh viên”. 62
    6.10. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Quản lý lớp học”. 63
    6.11. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Quản lý ngành đào tạo”. 64
    6.12. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Xem điểm”. 65
    6.13. Biểu đồ hoạt động của ca sử dụng “Báo cáo - Thống kê”. 66
    7. Biểu đồ lớp chi tiết. 67
    8. Biểu đồ thành phần. 68
    9. Biểu đồ triển khai 69
    10. Phát sinh mã trình. 70
    10.1. Lớp “Hệ đào tạo”. 70
    10.2. Lớp “Khóa học”. 71
    10.3. Lớp “Điểm”. 72
    10.4. Lớp “Giáo viên”. 73
    10.5. Lớp “Môn học”. 74
    10.6. Lớp “Giáo viên môn học”. 75
    10.7. Lớp “Sinh viên”. 76
    10.8. Lớp “Lớp học”. 78
    10.9. Lớp “Ngành đào tạo”. 79
    KẾT LUẬN 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
    ----------------------------
    4. Khảo sát chi tiết đề tài

    Hiện nay việc quản lý điểm sinh viên của nhà trường vẫn được thực hiện bằng phương pháp truyền thống, đó là quản lý thông tin bằng sổ sách với những công việc:
    Đầu tiên khi sinh viên mới nhập học thì nhân viên phòng đào tạo sẽ lưu trữ thông tin của sinh viên theo lớp, khoa với những thông tin như: Mã sinh viên, họ và tên, ngày sinh, hộ khẩu, điện thoại .Sau đó nhân viên sẽ in ra một danh sách và phát cho từng lớp.
    Trong quá trình học tập, nhân viên phòng đào tạo sẽ thực hiện các công việc quản lý như đưa ra danh sách sinh viên được thi. Lên lịch thi và tiến hành nhập điểm thi cho sinh viên rồi in bảng điểm cho từng lớp.
    Sau đó lại lên danh sách sinh viên thi lại, sinh viên học lại .
    Với số lượng sinh viên nhiều thì việc giám sát và quản lý điểm bằng cách thủ công sẽ bộc lộ những nhược điểm sau:
    Việc lưu trữ các thông tin của sinh viên cũng như các thông tin cần thiết trong công tác quản lý đều được tiến hành thủ công bằng sổ sách và các giấy tờ có liên quan với số lượng lớn và lưu trữ trong nhiều năm, chính vì vậy gây ra khó khăn cho công tác quản lý, tốn nhiều thời gian và công sức cho người trực tiếp quản lý.
    Khi lưu trữ bằng phương pháp truyền thống sẽ thiếu tính chính xác, nếu có sai sót thì việc sửa đổi gặp nhiều khó khăn và sẽ rất không hay nếu việc sửa đổi diễn ra nhiều lần hơn nữa việc tìm kiếm thông tin sẽ rườm rà gây mất nhiều thời gian.
    Chính vì thế đòi hỏi cần phải xây dựng được một hệ thống quản lý điểm sinh viên mới cho nhà trường nhưng vẫn phải thực hiện được các công việc ở trên và có thể giải quyết hết được những nhược điểm vừa đưa ra.
    5. Hoạt động của hệ thống quản lý điểm sinh viên mới

    Phòng đào tạo quản lý thông tin sinh viên theo khóa, theo lớp và theo mã sinh viên, mã sinh viên là thông tin duy nhất để phân biệt các sinh viên với nhau. Ngoài ra, hệ thống quản lý điểm còn quản lý thêm thông tin về sinh viên, thông tin lớp, thông tin khóa học, thông tin môn học, thông tin về ngành đào tạo, thông tin hệ đào tạo.
    Việc quản lý thông tin điểm của sinh viên như sau: điểm của sinh viên trong 1 học kỳ được tính theo các môn học.
    § Cuối mỗi học kỳ giáo viên sẽ tổng kết điểm môn học mà mình phụ trách theo từng lớp và gửi bảng điểm cho phòng đào tạo.
    § Cán bộ quản lý điểm của phòng đào tạo có nhiệm vụ nhận bảng điểm của giáo viên, đăng nhập vào hệ thống với tài khoản và password của mình để nhập điểm sau mỗi kỳ kiểm tra hoặc thi cho sinh viên.
    § Điểm sẽ được xử lý theo công thức định trước(*) sau đó tổng hợp cho từng lớp và được in ra cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
    § Trong mỗi loại điểm có các thông tin sau: điểm của môn học nào, của sinh viên nào, điểm số bao nhiêu?
    § Ngoài ra hệ thống còn có chức năng phân loại điểm học tập để làm cơ sở cho việc thi lại hoặc xét tốt nghiệp cho sinh viên tùy theo từng giai đoạn.
    § Nếu trong quá trình xử lý điểm, nếu phát hiện sai sót, hoặc có sự phản hồi, khiếu nại từ giáo viên hoặc sinh viên, thì thông qua hệ thống, cán bộ quản lý điểm sẽ sử dụng chức năng sửa điểm để cập nhật lại điểm số cho sinh viên.
    § Ngoài ra giáo viên và sinh viên có thể truy cập vào hệ thống để xem điểm, từ đó có thể phát hiện những sai sót để phản hồi với phòng đào tạo.
    ü Kết thúc học kỳ sẽ có bảng điểm tổng kết học kỳ.
    ü Kết thúc năm học sẽ có bảng điểm tổng kết năm học.
    ü Kết thúc khóa học, điểm sẽ được tổng hợp để xét thi tốt nghiệp.
    (*) Công thức tính điểm trung bình chung học kỳ:

    Trong đó:
    A là điểm trung bình chung học tập hoặc điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học.
    a[SUB]i[/SUB] là điểm của học phần thứ i.
    n[SUB]i[/SUB] là số đơn vị học trình của học phần thứ i.
    N là tổng số học phần.
    § Điểm trung bình chung học tập của mỗi học kỳ, mỗi năm học, mỗi khoá học và điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khoá học được tính đến hai chữ số thập phân.
    § Kết quả các học phần giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và kết quả kỳ thi tốt nghiệp đối với các môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh không tính vào điểm trung bình chung học tập của học kỳ, năm học hay khoá học. Việc đánh giá kết quả và điều kiện cấp chứng chỉ đối với các học phần này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    § Các điểm trung bình chung học tập để xét thôi học, ngừng tiến độ học, được học tiếp, để xét tốt nghiệp và điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học được tính theo điểm cao nhất trong các lần thi.
    Việc đánh giá và xếp loại kết quả học tập được thực hiện như sau:
    § Loại đạt:
    Từ 9 đến 10:Xuất sắc
    Từ 8 đến cận 9:Giỏi
    Từ 7 đến cận 8:Khá
    Từ 6 đến cận 7:Trung bình khá
    Từ 5 đến cận 6:Trung bình
    § Loại không đạt:
    Từ 4 đến cận 5:Yếu
    Dưới 4:Kém
    Ø Thông tin sinh viên bao gồm: Mã sinh viên, tên sinh viên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, lớp.
    Ø Thông tin lớp bao gồm: Mã lớp, tên lớp, khóa học, hệ đào tạo, ngành đào tạo.
    Ø Thông tin khóa học bao gồm: mã khóa học,tên khóa học.
    Ø Thông tin ngành đào tạo bao gồm: mã ngành, tên ngành.
    Ø Thông tin môn học bao gồm: Mã môn học, tên môn học, số đơn vị học trình.
    Ø Thông tin điểm bao gồm: Mã môn học, mã sinh viên, điểm trung bình kiểm tra, điểm thi lần 1, điểm thi lần 2, học kỳ.
    Ø Thông tin hệ đào tạo bao gồm: mã hệ đào tạo, tên hệ đào tạo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...