Luận Văn Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Cho Thư Viện Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Hà Tây

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 24/8/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
    Phương pháp giảng dạy mới “Lấy người học làm trung tâm” là vấn đề được các trường cao đẳng, đại học quan tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng đòi hỏi ngày một cao của xã hội. Nói về chất lượng đào tạo, chúng ta thấy một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nó chính là điều kiện học tập. Điều kiện học tập, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ để có chất lượng đào tạo tốt.
    Trước đây, trong quan niệm của nhiều người, thư viện là nơi yên tĩnh đến ảm đạm, là kho chứa những cuốn sách cũ kỹ không chỉ hình thức sờn gáy, mờ chữ mà còn cổ hủ cả về nội dung. Hình ảnh một thư viện với rất nhiều, rất nhiều các cuốn sách được xếp theo cỡ và cất kỹ trong kho vẫn còn khá phổ biến, độc giả phải qua nhiều thủ tục mới được tiếp cận với sách, trong đó thủ tục mang tính nghiệp vụ nhất là hệ thống tra cứu thường được tổ chức thiếu chính xác, mang tính chủ quan, thái độ phục vụ thiếu nhiệt tình, cau có . Chính những điều đó tạo nên khoảng cách rất lớn giữa độc giả và sách, giữa độc giả và cán bộ thư viện. Nay, vai trò của thư viện đã thay đổi, thư viện không chỉ là nơi giữ sách, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy. Thư viện là nơi giữ gìn quá khứ và ngày mỗi ngày trở thành đường dẫn tới tương lai. Thư viện luôn được xem là trái tim tri thức của trường Cao đẳng, Đại học . Nó được coi là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động phát triển khoa học công nghệ. Đến thăm một trường học, tìm hiểu về quy mô, chất lượng đào tạo không thể không đến thăm quan thư viện. Nhìn vào hệ thống thư viện có thể có những đánh giá ban đầu về qui mô, chất lượng đào tạo thông qua các tiêu chí: tính đa ngành đa nghề, tính cập nhật kiến thức và thông tin KHCN, tính hiệu quả của công tác đào tạo nghiên cứu, tính hiện đại .
    Để nâng cao chất lượng đào tạo, Ban lãnh đạo các trường đã phát động cuộc thi giáo viên dạy giỏi, mở các các lớp học nghiệp vụ cho các thầy các cô và do đó đã có sự đổi mới về chất lượng thông qua các bài giảng. Song song với điều đó cần đẩy mạnh việc giáo dục ý thức, thái độ và cách học đúng, học hiệu quả cho sinh viên. Phải giáo dục, phải tuyên truyền cho sinh viên thay đổi phương pháp tiếp thu kiến thức một cách thụ động, đối phó. Phải tự học nhiều hơn, phải nghiên cứu sâu và rộng kiến thức được nghe giảng từ thầy. Thư viện là điểm đến của sinh viên có thái độ học tập đúng đắn. Muốn thực hiện tốt vấn đề cần nghiên cứu, sinh viên sẽ phải vào thư viện tìm tòi sách báo, thông tin điện tử, nghiên cứu các báo cáo, luận văn các công trình khoa học liên quan đến luận văn ấn định sau đó thực hiện phân tích, so sánh, phê bình đánh giá các dữ liệu tổng hợp kiến thức đưa đến nhận định chung. Để đáp ứng được nhu cầu đó đòi hỏi thư viện phải được nâng cao trong công tác quản lý để phục vụ độc giả. Qua khảo sát tại các trường cao đẳng đại học như FPT, Đại học Hà Đông , Đại học Quốc Gia, Cao đẳng Sư Phạm, là các trường cao đẳng đại học lớn có uy tín trong lĩnh vực đào tạo, đều có mô hình quản lý thư viện hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu của bạn đọc. Để có được kết quả đó các trường Cao Đẳng Đại Học này đã ứng dụng CNTT trong việc quản lý thư viện. Nhờ đó mà quá trình tìm kiếm tài liệu và các hoạt động nghiệp vụ của thư viện trở lên nhanh chóng, chính xác. Hiện nay thư viện trường CĐCĐ Hà Đông nhận trách nhiệm quản lý các đầu sách và các tài liệu phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, học sinh và giảng viên trong trường. Theo khảo sát thì số lượt sinh viên, học sinh, giảng viên lên thư viện trường còn rất ít vì thư viện còn rất nhiều hạn chế như: số lượng đầu sách chưa nhiều, việc quản lý độc giả, tra cứu sách, tạo phiếu mượn còn làm bằng thủ công, chưa áp dụng công nghệ thông tin nên quá trình cho mượn, quản lý độc giả, tra cứu sách gặp nhiều khó khăn và rất mất thời gian và đôi khi còn không chính xác
    Với mong muốn thư viện trường Cao Đẳng Cộng Đồng Hà Đông ứng dụng CNTT vào quản lý để đáp ứng tốt nhu cầu mượn trả sách của sinh viên, học sinh trong trường và thư viện Trường trở thành một thư viện xứng tầm với một thư viện cuả một trường Đại Học trong tương lai. Nhóm sinh viên chúng em đã chọn đề tài “ Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý Thư viện ” làm luận văn tốt nghiệp.
    2. Lý do chọn đề tài
    Ứng dụng tin học trong công tác quản lý ở tất cả các lĩnh vực đã phát triển mạnh mẽ và nó đã giúp cho công tác quản lý ngày càng trở lên hiệu quả, chính xác hơn. Hơn nữa, nhờ ứng dụng CNTT tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức của con người và làm giảm nhẹ bộ máy quản lý.
    Mô hình quản lý thư viện của trường CĐ Cộng Đồng Hà Đông hiện nay còn rất nhiều hạn chế:
    - Việc quản lý sách, quản lý độc giả chủ yếu được làm thủ công.
    - Việc tra cứu tài liệu bằng thủ công.
    - Báo cáo thống kê định kỳ về danh mục các loại sách có trong thư viện, tình hình bạn đọc, mất rất nhiều thời gian và chưa hiệu quả.
    Xuất phát từ mong muốn ứng dụng được các kiến thức đã học vào thực tế, kết hợp với vấn đề khó khăn hiện tại của thư viện trường. Em đã chọn đề tài “ Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý Thư viện trường Cao Đẳng Cộng Đồng Hà Đông ” với hy vọng góp phần phục vụ cho công tác quản lý Thư viện Trường Cao đẳng Cộng Đồng được tốt hơn. Đồng thời, đây còn là cơ hội để cho sinh viên áp dụng các kiến thức đã học chủ yếu từ các môn phân tích thiết kế hệ thống và phát triển hệ thống thông tin ngành Hệ thống thông tin vào thiết kế sản phẩm có tính thực tế.
    3. Mục tiêu
    Phân tích thiết kế hệ thống quản lý thư viện trường Cao Đẳng Cộng Đồng Hà Đông theo hướng ứng dụng CNTT nhằm hiện đại hoá các quá trình quản lý hệ thống thư viện của trường.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp khảo sát hệ thống.
    - Phương pháp phỏng vấn
    - Phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi
    - Phương pháp quan sát tại chỗ
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    - Phương pháp phân tích hệ thống
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Phân Tích và Thiết Kế Hệ Thống quản lý thư viện trường Cao đẳng Cộng Đồng Hà Đông

    Mục Lục
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 1
    2. Lý do chọn đề tài 2
    3. Mục tiêu của đề tài 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    CHƯƠNG I 4
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ THƯ VIỆN VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN 4
    1.1 Giới thiệu chung về công tác quản lý thư viện 4
    1.1.1 Giới thiệu về thư viện 4
    1.1.2 Công tác quản lý nghiệp vụ trong thư viện 4
    1.2 Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT trong quản lý thư viện 5
    1.2.1 Ứng dụng CNTT trong thư viện truyền thống 6
    1.2.2 Thư viện điện tử 6
    1.3. Những khái niệm cơ bản trong phân tích thiết kế hệ thống thông tin 8
    1.3.1. Dữ liệu (data) 8
    1.3.2. Thông tin (Information) 8
    1.3.3. Hoạt động thông tin 8
    1.4. Hệ thống thông tin 8
    1.4.1 Khái niệm 8
    1.4.2. Thành phần cấu thành 8
    1.4.3 Phân loại Hệ thống thông tin trong tổ chức 9
    1.4.4. Tầm quan trọng của một hệ thống thông tin hoạt động tốt 12
    CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI
    2.1. Hệ thống thư viện trường Cao Đẳng Cộng Đồng Hà Đông 12
    2.1.1. Giới thiệu chung hệ thống thư viện trường 13
    2.1.2. Nhiệm vụ của thư viện trường 15
    2.1.3. Mục tiêu hoạt động trong giai đoạn 2015 đến 2020 17
    2.2. Thực trạng hệ thống quảnlý thư viện trường CĐCĐ Hà Đông 17
    2.2.1. Khảo sát hiện trạng 17
    2.2.2. Những vấn đề cần giải quyết 22
    CHƯƠNG 3 24
    PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ 24
    3.1. Bài toán cần giải quyết 24
    3.1.1. Mô tả bài toán cần giải quyết 24
    3.1.2. Các hồ sơ dữ liệu cần thiết (Liệt kê các động từ + bổ ngữ) 25
    3.2. Phân tích hệ thống 25
    3.2.1. Phân tích chức năng hệ thống 25
    3.2.2. Phân tích dữ liệu hệ thống 28
    3.3. Thiết kế hệ thống 29
    3.3.1. Sơ đồ chức năng BFD 29
    3.3.2. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD 30
    3.3.3. Một số dạng chuẩn trong CSDL .31
    3.3.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu 40
    3.4. Cài đặt mô phỏng một số chức năng chính 47
     
Đang tải...