Luận Văn Phân Tích Thái Độ sử dụng đồng phục của sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 6/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bản tóm tắt báo cáo
    Đề tài nghiên cứu: Phân Tích Thái Độ sử dụng đồng phục của sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM ( Cơ Sở 2 )Mục tiêu của cuộc nghiên cứu là phân tích thái độ của sinh viên về việc mua và sử dụng đồng phục trong học tập tại trường. Từ đó tìm ra những ưu khuyết điểm của việc sử dụng đồng phục. thông qua nghiên cứu này chúng ta có thể khẳng định phong cách riêng của trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.
    Giới hạn nghiên cứu: thời gian nghiên cứu từ ngày 14/4/2010 đến ngày 20/5/2010.
    Phạm vi áp dụng: trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM cơ sở 2.
    Đối tượng nghiên cứu là sinh viên trong trường.
    Đây là nghiên cứu ứng dụng, đồng thời cũng là một nghiên cứu khám phá.
    Nghiên cứu khám phá : nhằm phát hiện ra thái độ của sinh viên trong việc sử dụng đồng phục.
    Tính chất : đây là một nghiên cứu định tính.
    Phương pháp chọn mẫu : chọn mẫu theo xác suất ngẫu nhiên đơn giản.
    Công cụ nghiên cứu :
    ã Phỏng vấn theo cấu trúc bảng câu hỏi .
    ã Hình thức : phỏng vấn cá nhân
    Phương pháp chọn mẫu:
    Tổng thể : sinh viên trường ĐH Công Nghiệp Cơ Sở 2
    Nghiên cứu sơ bộ : phát ra 50 mẫu điều tra các đối tượng sinh viên ngẫu nhiên và thu lại 50 mẫu.
    Dùng công cụ cronback alpha để kiểm định thang đo. Cronback alpha đạt 0,732 tức là đã có thể sử dụng nghiên cứu.
    Tiếp đó dùng excel để chọn ra cỡ mẫu từ nghiên cứu sơ bộ. Cỡ mẫu xác định được từ nghiên cứu sơ bộ: 1222 mẫu đã điều tra 50 mẫu như vậy cần diều tra thêm 1172 mẫu nữa.
    Sử dụng các phép kiểm định Z (kiểm định tỷ lệ) và kiểm định T(kiểm định trung bình) để kiểm định các biến.
    Sử dụng basic table và general table, frequencies để diễn giải dữ liệu dưới dạng bảng và đồ thị.
    Tiến hành nghiên cứu với cỡ mẫu 1222 thu được kết quả.
    Giới tính: 23% sinh viên được phỏng vấn là nam, 77% còn lại là nữ.
    Quan điểm của sinh viên về đồng phục.
     5,7% sinh viên cho rằng đồng phục hợp thời trang;
     20,9% sinh viên thấy đồng phục của mình đẹp;
     53,2% sinh viên cho rằng đồng phục của mình chỉ ở mức bình thường;
     20,1% còn lại cho rằng đồng phục không đẹp.
    Mức độ hài lòng của sinh viên về đồng phục nữ đối với những yếu tố: áo, váy, cà vạt, màu sắc, chất liệu, giá cả :
    Áo chưa đẹp : Kiểm định T (-1,79+3,25=1,46<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết áo đẹp),
    Váy chưa đẹp : Kiểm định T (-2,38+2,68=0,3<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết váy đẹp),
    Cà vạt chưa đẹp : Kiểm định T (-1,91+ 3.16=1,25<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết cà vạt đẹp)
    Màu sắc chưa đẹp : Kiểm định T (-1,70+3,36=1,66<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết màu sắc đẹp)
    Chất liệu chưa tốt : Kiểm định T (-2,30+2,74=0,44<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết chất liệu tốt)
    Giá cả chưa hợp lý : Kiểm định T (-2,83+2,22=-0,61<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết giá cả hợp lý)
    Mức độ hài lòng của sinh viên về đồng phục nam xảy ra tương tự.
    Tỷ lệ sinh viên thỉnh thoảng sử dụng đồng phục chiếm tỷ lệ khá cao là 34% và tỷ lệ hiếm khi sử dụng đồng phục là 4,7%.
    Phần lớn sinh viên mặc đồng phục đến trường là do nội quy của nhà trường chiếm 89,1%.
    Có đến 73,7% sinh viên cho rằng mặc đồng phục là bất tiện.

    Mục Lục
    trang
    Mục lục 1
    Bản tóm tắt báo cáo 2
    1.Thông tin về đề tài nghiên cứu. 4
    1.1. Giới thiệu chung. 4
    1.2. Phương pháp nghiên cứu 4
    1.3. Mô tả thị trường nghiên cứu. 5
    1.3.1.Thực trạng 5
    1.3.2. Tổng quan về thị trường nghiên cứu. 6
    1.3.3. Thị trường sản phẩm 7
    2. Nội dung nghiên cứu. 8
    2.1. Miêu tả nội dung nghiên cứu. 8
    2.2. Kết quả nghiên cứu. 8
    2.2.1. Về thành phần sinh viên các khoa được nghiên cứu: 8
    2.2.2. Quan điểm của sinh viên về đồng phục 8
    2.2.3. Mức độ hài lòng của sinh viên về đồng phục nữ. 9
    2.2.4. Mức độ hài lòng về đồng phục nam. 11
    2.2.5. Mức độ sủ dụng đồng phục thường xuyên 13
    2.2.6. Lý do sinh viên mặc đồng phục 14
    2.2.7. Mặc đồng phục có bất tiện 15
    3. Kết luận và một số khuyến nghị. 16
    3.1. Kết quả đạt được. 16
    3.2. Khuyến nghị. 16
    Phụ lục 17
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...