Tài liệu Phân tích tài nguyên thiên và tài nguyên nhân văn của vùng kinh tế trọng điểm miền Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Phân tích tài nguyên thiên và tài nguyên nhân văn của vùng kinh tế trọng điểm miền Nam
    I. Khái quát chung:
    1. Về mặt địa lý:
    Vị trí bản lề giữa Tây Nguyên và duyên Hải Nam Trung Bộ với đồng bằng Sông Cửu Long.Vùng kinh tế trọng điểm miền nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Diện tích tự nhiên toàn vùng trên 30 ngàn km2, chiếm 9,2% diện tích cả nước. Địa hình tương đối bằng phẳng , rải rác có một vài ngọn núi trẻ.
    Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long vì thế vùng có điều kiện hội tụ các nguồn tài nguyên để phát triển công nghệ và có cơ sở lương thực, thực phẩm vững chắc để phát triển công nghiệp, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, tiếp cận với một vùng biển sâu, bờ biển đẹp, vùng có nhiều tài nguyên nhiên liệu năng lượng và nguồn hải sản lớn. Một hệ thống đất đỏ bazan, đất xám phân bố rộng lớn trên lãnh thổ của vùng là điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp nhiệt đới đặc trưng, đặc biệt sông Sài Gòn có mức nước sâu, hình thành Cảng Sài Gòn, hải cảng lớn nhất của cả nước. Vùng tiếp giáp với đường biển quốc tế, hành lang giao thông đường thuỷ sầm uất nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, gần các trung tâm thương mại quốc tế lớn như Băng Cốc, Singapore đó là lợi thế rất quan trọng để vùng xây dựng nền kinh tế mở.
    2. Về mặt kinh tế xã hội:
    Đây cũng là vùng có lịch sử hình thành những điểm đô thị cách đây vài ba thế kỷ như Sài Gòn, Gia Định. Phần lớn các thành phố trong vùng trọng điểm ít bị tàn phá, các cơ sở công nghiệp đã có được công nhân bảo vệ để làm bàn đạp cho phát triển công nghiệp hiện đại. Trong vùng đã có nhiều tổ hợp sản xuất và chế biến cây công nghiệp như cao su, cà phê, đường, lạc, mía, quy mô tương đối lớn, gắn tổ chức sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
    Lịch sử phát triển cũng đã thu hút dân cư vào lao động ngày càng đông từ nhiều địa phương đến và đã hình thành được đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế kỹ thuật. Hiện nay, vùng có mật độ dân cư đô thị đông nhất cả nước và trình độ học vấn tương đối cao, chất lượng nguồn lao động có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng.
    3.Về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng:
    Trong vùng đã có các xí nghiệp công nghiệp có các trung tâm công nghiệp lớn như thành phố Hồ chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, có hệ thống điện lực của các nhà máy điện chạy bằng dầu, khí tự nhiên. Vùng có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt nhất nước, với hệ thống giao thông đủ các loại phương tiện, có thành phố Hồ Chí Minh đầu mối giao thông lớn nhất các tỉnh phía Nam, cho phép mở rộng các mối liên hệ kinh tế với các nước và quốc tế đặc biệt đây là một trong những khu trung tâm hàng không, hàng hải của khu vực Đông Nam Á.
    Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ, tỷ trọng của dịch vụ và công nghiệp tăng, tỷ trọng của nông lâm ngư nghiệp giảm dần.
    4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp:
    Thành phố Hồ Chí Minh 4 khu công nghiệp có thể đi vào hoạt động mà không phương hại đến lợi ích khu kế cận. Tân Thuận và Cát Lái có thể thuận lợi cho các hoạt động chuyên ngành đòi hỏi phải giáp mặt với sông nước.
    Khu chế xuất Tân Thuận ở huyện Nhà Bè có 42 doanh nghiệp công nghiệp nhẹ gồm dệt, may mặc, nhựa và công nghiệp thực phẩm
    Khu công nghiệp Cát Lái ở huyện Thủ Đức trên sông Đồng Nai hiện có 8 doanh nghiệp chủ yếu là công nghiệp cảng và công nghiệp nhẹ.
    Khu chế xuất Linh Trung ở huyện Thủ Đức hiện có 70 doanh nghiệp, chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ.
    Khu công nghiệp Tân Quy ở huyện Củ Chi hiện có 3 doanh nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ.
    Bà Rịa, Vũng Tầu, Mỹ Xuân và Phú Mỹ là các khu công nghiệp nặng ưu tiên thích hợp cho các nhà máy đòi hỏi diện tích rộng và phương tiện bốc dỡ các nguyên vật liệu đang rời không đóng gói. trung tâm Vũng Tàu là dầu khí và du lịch. Ba khu công nghiệp là khu công nghiệp Mỹ Xuân, Phú Mỹ, khu công nghiệp Bắc Bà Rịa, khu công nghiệp Phương Thanh (Vũng Tàu).
    Đồng Nai, Biên Hoà sẽ dần trở thành trung tâm công nghiệp thu hút nhiều lao động vì hơn 50% diện tích đất công nghiệp đều nằm trong 7 khu công nghiệp ưu tiên của tỉnh. Các điểm công nghiệp nặng và hoá chất được đặt ở Gò Dầu gần các khu công nghiệp Mỹ Thuận, Phú Mỹ, 7 khu công nghiệp là khu công nghiệp Biên Hoà 1, khu công nghiệp Biên Hoà 2, khu công nghiệp Long Bình B, khu công nghiệp Amala, khu công nghiệp Nhơn Trạch, khu công nghiệp Sông Mây, khu công nghiệp Gò Dầu, các khu công nghiệp này chủ yếu là khu công nghiệp chế xuất công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng.
    Bình Dương 4 khu công nghiệp được xác định ở huyện Thuận An và Phú Mỹ là khu công nghiệp Sóng Thần, khu công nghiệp An Phú, khu công nghiệp Tân Định, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, các khu công nghiệp này chủ yếu là công nghiệp nhẹ.
    5. Tổ chức lãnh thổ nông, lâm, ngư nghiệp:
    Nổi bật nhất của vùng là sản xuất và chế biến các cây công nghiệp nhiệt đới quan trọng như cao su, điều, cà phê. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao thu nhập và giảm bớt sự nghèo khổ ở nông thôn, Phát triển mạnh ngành khai thác hải sản xa bờ và chế biến hải sản, tổ chức chăn nuôi, chú ý tăng đàn bò sữa, nuôi trồng thuỷ sản.
    Tổ chức lãnh thổ dịch vụ
    Là một trong những khu vực kinh tế đã tương đối phát triển ở trong vùng. Tuy nhiên, cần mở rộng thương mại để cung cấp nguyên vật liệu, nâng cấp và phát triển mọi giao thông vận tải (cảng Thị Vải, Phú Mỹ, sân bay Tân Sơn Nhất, Long Thành), mở thêm các đường bộ cao tốc và đường xe lửa Sài Gòn đi Vũng Tàu, Tây Ninh, Mỹ Tho, phát triển thông tin - liên lạc, tài chính, Ngân hàng, bảo hiểm, phát triển du lịch, văn hoá, giáo dục và y tế
    II. Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của VKTTĐ miền nam:
    1. Tài nguyên thiên nhiên:
    - Khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ nét, phân hóa theo mùa, độ ẩm cao, lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1500 - 2000 mm.
    - Nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng rất phong phú và đa dạng. Đất rất nhiều nhóm khác nhau nhưng có ba nhóm đất quan trọng đó là đất đỏ,đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ chiếm diện tích lớn và giàu chất dinh dưỡng. Rừng với diện tích khoảng 532.600 ha chiếm 6,8% diện tích rừng cả nước phân bổ không đều giữa các tỉnh. Khoáng sản phong phú nhiều chủng loại với trữ lượng lớn như: Dầu khí, đá ốp lát, đá vôi Nguồn nước mặt đa dạng đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là một trong ba con sông lớn ở Việt Nam ngoài ra còn có một số hồ với lượng nước dồi dào và nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Bờ biển dài và đẹp có nhiều loại hải sản.
    2. Tài nguyên nhân văn:
    Dân số vùng này có sự gia tăng cơ học cao, Dân số toàn vùng năm 2005 có 14,7 triệu người, chiếm 17,7% dân số cả nước. phân bố không đồng đều giữa đô thị và nông thôn. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt 48%, bằng 1,8 lần trung bình cả nước. Trình độ học vấn của người dân khá cao, nguồn lao động dồi dào, có kỹ thuật dạy bén và năng động.
    Về cơ cấu dân tộc: Có nhiều dân tộc khác nhau chủ yếu vẫn là người kinh ngoài ra còn có dân tộc Khơ Me chiếm khoảng 6,1% dân số của vùng cư trú ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, . người Hoa phân bố ở An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, . và các dân tộc khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...