Luận Văn Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty cổ phần xi măng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 28/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp .Tất cả hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ,ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh .Do đó để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai .Bởi vì thông qua việc tính toán ,phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục .Qua đó các nhà quản lý tài chính có thể xác định được nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới .
    xuất phát từ đó trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn ,em đã tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thong qua phân tích tình hình tài chính công ty trong vài năm gần đây nhằm nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề tài chính doanh nghiệp . Vì vậy ,em chọn đề tài “Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn “làm đề tài thực tập .


    Nội dung của đề tài bao gồm 3 phần :


    Chương 1 : Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
    Chương 2 :Thực trạng phân tích tài chính tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn
    Chương 3 : Một số giải pháp góp phần hoàn thành công tác quản lý và phân tích tài chính của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn



    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


    STT Kí hiệu viết tắt Giải nghĩa
    1 DN Doanh nghiệp
    2 KD Kinh doanh
    3 TS Tài sản
    4 TSCĐ Tài sản cố định
    5 TSLĐ Tài sản lưu động
    6 VLĐ Vốn lưu động
    7 VLĐTX Vốn lưu động thường xuyên
    8 NV Nguồn vốn
    9 CSH Chủ sở hữu
    10 BCĐKT Bảng cân đối kế toán
    11 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
    12 ĐTNH Đầu tư ngắn hạn
    13 CNV Công nhân viên
    14 DDT Donh thu thuần
    15 NCVLĐ Nhu cầu vốn lưu động
    16 LNTT Lợi nhuận trước thuế
    17 TTS Tổng tài sản
    18 PT Phân tích
    19 ĐTDH Đầu tư dài hạn





    Mục Lục


    CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
    1.1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
    1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
    1.1.2. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
    1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
    1.2. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp
    1.2.1. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp
    1.2.2. Đối với các nhà đầu tư
    1.2.3. Đối với người cho vay, nhà cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ, các cơ quan quản lý nhà nước, và các đối tượng khác
    1.3. Phân tích tài chính doanh nghiệp
    1.3.1. Quy trình phân tích tài chính
    1.3.2.1 Bảng cân đối kế toán (balance sheet)
    1.3.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh (profit and loss statement)
    1.3.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement)
    1.3.2.3 Thuyết minh báo cáo tài chính (Descriptive financial statement)
    1.3.3 Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
    1.3.3.1 Phương pháp so sánh
    1.3.3.2 Phương pháp tỷ lệ
    1.3.3.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont
    1.3.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
    1.3.4.1 Phân tích khái quát về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành
    1.3.4.2 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
    1.3.4.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các cân bằng trên bảng cân đối kế toán.
    1.3.4.2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
    1.3.4.2.3 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
    1.3.4.2.4Phân tích các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
    1.3.4.2.5 Phân tích chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
    1.3.4.2.6 Phân tích khả năng sinh lợi
    1.2.4.2.7 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
    1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích của công ty
    1.3.5.1 Nhân tố khách quan
    1.3.5.1.1 Về phía nhà nước
    1.3.5.1.2 Đặc điểm của công ty
    1.3.5.2 Nhân tố chủ quan
    1.3.5.2.1 Quyết định của nhà quản trị công ty
    1.3.5.2.2 Trình độ của cán bộ công nhân viên
    1.3.5.2.3 Cơ sở vật chất
    Chương II Thực trạng phân tích tài chính tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn
    I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn
    1.Cơ cấu tổ chức của công ty
    2.Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
    II.Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng Sài Sơn
    1.1 Phân tích khái quát tình hình thực hiện kết quả kinh doanh
    1.2 Phân tích rủi ro
    1.2.1 Rủi ro về kinh tế
    1.2.2 Rủi ro về pháp luật
    1.2.3 Rủi ro biến động giá đầu vào
    1.2.4 Rủi ro giảm giá đầu ra
    1.2.5 Rủi ro thị trường
    1.2.6 Rủi ro của đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng
    1.2.7 Rủi ro của dự án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán
    1.2.8 Rủi ro khác
    2. Phân tích kết quả tình hình tài chính qua các cân bằng trên bảng cân đối kế toán
    2.1.1 Xác định các chỉ tiêu cân bằng
    2.1.1.1 Vốn lưu động thường xuyên
    2.1.1.2 Nhu cầu vốn lưu động (NCVLĐ)
    2.1.1.3 Vốn bằng tiền
    2.1.2 Phân tích mối quan hệ giữa VLĐTX, NCVLĐ, VBT
    2.1.3 Phân tích sự biến động của các nhân tố
    2.1.3.1 Tính tỷ lệ giữa VLĐTX và NCVLĐ
    2.1.3.2 Phân tích sự biến động của các nhân tố đến vốn lưu động thương xuyên
    2.1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động
    2.1.5 Kết luận
    2.2 Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
    2.2.1 Hệ số nợ và hệ số tự tài trợ
    2.2.2 Hệ số nợ dài hạn
    2.2.3 Tỷ suất tự tài trợ TSDH
    2.2.4 Khả năng thanh toán lãi tiền vay.
    2.2.5Tỷ suất đầu tư TSCĐ
    2.2.6 Kết luận
    2.3 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
    a. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời)
    b. Khả năng thanh toán nhanh tương đối
    2.4 Phân tích năng lực hoạt động của tài sản
    a. Phân tích tốc độ thu hồi các khoản phải thu
    b. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
    c. Chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của TSCĐ
    d. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
    2.5 Phân tích khả năng sinh lời
    a. Phân tích khả năng sinh lời doanh thu (ROS)
    b. Phân tích khả năng sinh lợi tổng TS (ROA)
    c. Phân tích khả năng sinh lợi VCSH
    3. Phân tích dòng tiền
    3.1 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
    3.2 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
    Chương 3 .Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý và phân tích tài chính của công ty cổ phần xi măng Sài Sơn
    I .Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty trong thời gian tới
    1.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty
    1.1.1Thuận lợi:
    1.1.2Khó khăn:
    1.2 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
    2.Các giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của công ty
    2.1 Một số giải pháp đối với công tác quản lý hoạt động tài chính của công ty
    2.1.1 Giải pháp cải thiện tình hình tài chính ,giảm nợ phải trả
    2.1.2 Giải pháp quản lý các khoản chi phí của công ty nhằm giảm thiểu chi phí _tăng lợi nhuận





    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


    1.1 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
    1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
    Doanh nghiệp là một tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân được thành lập để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường vì mục tiêu tối đa hoá, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp.
    Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, doanh nghiệp được phân loại theo nhiều hình thức. Tuy nhiên trong phạm vi tài chính và các quan hệ tài chính, doanh nghiệp được phân loại theo hình thức sở hữu. Với cách phân loại này doanh nghiệp được phân loại thành thành các loại sau:
    - Công ty cổ phần
    - Công ty TNHH
    - Doanh nghiệp tư nhân
    - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
    - Doanh nghiệp liên doanh
    Mỗi loại hình doanh nghiệp có các hình thức tài chính quản lý tài chính khác nhau nhưng nội dung và bản chất của hoạt động tài chính và giá trị tài chính cơ bản là giống nhau.
    1.1.2 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
    Tài chính là một hệ thống các mối quan hệ tiền tệ nảy sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của doanh nghiệp.
    Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Mức độ phát triển của tài chính trong doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế tập trung bao cấp đã sản sinh ra cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp là bao cấp. Nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện hàng loạt các quan hệ tài chính mới. Do đó, tính chất và phạm vi của hoạt động tài chính doanh nghiệp cũng có những thay đổi đáng kể.
    Tài chính doanh nghiệp là tài chính của những tổ chức, các đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân. Tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, ở đó diễn ra các quá trình sản xuất kinh doanh như: đầu tư, cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ra thị trường. Trong đó, sự chu chuyển của vốn luôn gắn liền với sự vận động của tài sản, vật tư, hàng hóa. Như vậy, xét về mặt bản chất thì các mối quan hệ tiền tệ và các quỹ tiền tệ là hình thức biểu hiện bề ngoài của tài chính doanh nghiệp, mà đằng sau nó ẩn dấu những quan hệ kinh tế phức tạp, những luồng tiền chuyển dịch giá trị gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Sự vận động đó không chỉ bó hẹp trong một chu kỳ kinh doanh mà trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Hay nói cách khác, sự vận động của nó làm phát sinh các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong các khâu của quá trình tái sản xuất giữa doanh nghiệp và các đối tác trong nền kinh tế thị trường. Những quan hệ đó tuy chứa đựng những nội dung kinh tế khác nhau nhưng chúng có những đặc trưng giống nhau, luôn luôn tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các quan hệ kinh tế đó là:
    - Nhóm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...