Luận Văn Phân tích tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
    LỜI MỞ ĐẦU
    1 Lý do chọn đề tài
    Nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng trầm trọng mà tâm điểm của cuộc khủng hoảng là hệ thống tài chính ngân hàng. Trong năm 2008 vừa qua, một loạt các ngân hàng lớn như Washington Mutual, Lehman Brothers, Bear Stearns đã bị sụp đổ. Và cho đến đầu năm 2009, ảnh hưởng của “cơn bão “ khủng hoảng này lên hệ thống ngân hàng vẫn không hề suy giảm với minh chứng là nguy cơ bị quốc hữu hoá của Citi Bank và Bank of American.Đứng trước tình hình đó một câu hỏi được đặt ra với hầu hết các nhà quản trị ngân hàng là “ Làm thế nào để đưa ra được một chiến lược hoạt động hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay?”. Để trả lời câu hỏi đó, trước tiên các nhà quản trị cần phải tiến hành phân tích tài chính.
    Phân tích tài chính vốn là công tác tất yếu với mọi doanh nghiệp nói chung và với ngân hàng nói riêng. Hoạt động này giúp nhà quản trị nhận ra các yếu kém để có thể đối phó kịp thời đồng thời cũng phát hiện ra các thế mạnh để tiếp tục phát huy. Ngoài ra việc phân tích chính xác còn là cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho ngân hàng. Do đó phân tích tài chính là hết sức cần thiết và quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế bị khủng hoảng như hiện nay thì phân tích tài chính ngân hàng lại đóng vai trò ngày càng quan trọng. Hoạt động này sẽ giúp các ngân hàng phòng ngừa rủi ro và hoạt động an toàn hiệu quả.
    Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, nhận thấy hoạt động tài chính của Ngân hàng trong những năm gần đây giảm sút, đề tài “ Phân tích tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” đã được lựa chọn đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Hệ thống cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính ngân hàng thương mại
    Phân tích và đánh giá thực trạng tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
    Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng của đề tài là phân tích tài chính Ngân hàng thương mại trên giác độ nhà quản trị ngân hàng.
    - Phạm vi của đề tài là hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ năm 2006 đến 2008.
    4 Phương pháp nghiên cứu
    Chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, kết hợp giữa logic và lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích so sánh. Ngoài ra, các biểu số liệu của ngân hàng cũng được sử dụng để minh chứng.
    5 Kết cấu chuyên đề
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được chia làm 3 chương:
    Chương I : Tổng quan về phân tích tài chính ngân hàng thương mại
    Chương II : Phân tích tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
    Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam



    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
    1.1 SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
    1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính 3
    1.1.2 Sự cần thiết phân tích tài chính ngân hàng thương mại 4
    1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
    1.2.1 Phương pháp tỷ lệ 6
    1.2.2 Phương pháp Dupont 7
    1.2.3 Phương pháp so sánh 9
    1.3 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 11
    1.3.1 Các thông tin sử dụng 11
    1.3.1.1 Bảng cân đối kế toán 11
    1.3.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 13
    1.3.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 14
    1.3.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 15
    1.3.1.5 Các thông tin khác về ngành 15
    1.3.2 Nội dung phân tích 16
    1.3.2.1 Khả năng thanh toán 16
    1.3.2.2 Nguồn vốn và sử dụng vốn 20
    1.3.2.3 Cơ cấu tài sản 23
    1.3.2.4 Khả năng sinh lời 24
    1.3.2.5 Rủi ro 27
    1.4 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 28
    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 31
    2.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 31
    2.1.1 Giới thiệu chung 31
    2.1.2 Tình hình hoạt động 34
    2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 36
    2.1.2.2 Hoạt động tín dụng 37
    2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại hối 38
    2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 39
    2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán 39
    2.2.2 Phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn 40
    2.2.3 Phân tích cơ cấu tài sản 44
    2.2.4 Phân tích khả năng sinh lời 45
    2.2.5 Phân tích rủi ro 50
    2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 51
    2.3.1 Thành công 52
    2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 54
    2.3.2.1 Hạn chế 54
    2.3.2.2 Nguyờn nhõn 55
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 60
    3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 60
    3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 64
    3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng 64
    3.2.2 Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng 65
    3.2.3 Tiếp tục chuyển đổi mô hỡnh hướng tới khách hàng 67
    3.3 KIẾN NGHỊ 69
    3.3.1 Với Chớnh phủ 69
    3.3.2 Với Ngân hàng nhà nước 69
    KẾT LUẬN 70
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
     
Đang tải...