Đồ Án Phân tích tài chính, kinh tế dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự, khách sạn cho thuê

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    I. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

    Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia, mỗi chế độ chính trị, đều đánh giá cao tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong toàn nền kinh tế quốc dân. Để tạo lập được cơ sở hạ tầng phục vụ tốt mục tiêu chiến lược đặt ra của mỗi quốc gia thì hoạt động Đầu tư & Xây dựng (ĐTXD) có vai trò hết sức quan trọng, được thể hiện qua các đặc trưng sau:
    - ĐTXD là hoạt động chủ yếu tạo dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, tài sản cố định (TSCĐ) phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp xây dựng, phát triển các ngành, các thành phần kinh tế và phát triển xã hội.
    - ĐTXD đáp ứng ngày càng cao nhu cầu con người, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển văn hoá, tôn tạo các công trình kiến trúc của dân tộc và có tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái.
    - ĐTXD đóng góp đáng kể vào công tác an ninh quốc phòng: xây dựng các công trình bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia.
    Đối với nước ta hiện nay đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hoạt động ĐTXD có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân: là cơ sở, nền tảng & động lực thúc đẩy thực hiện nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đảng, Nhà nước đã chủ trương đề ra. Cụ thể là:
    - Tiến hành hoạt động ĐTXD nhằm tạo ra sản phẩm xây dựng dưới dạng các công trình xây dựng, đó chính là các TSCĐ tạo tiền đề về cơ sở vật chất ban đầu cho nền kinh tế quốc dân, từ đó các ngành kinh tế khác khai thác để sinh lợi.
    - Thông qua hoạt động ĐTXD cho phép giải quyết một cách hài hoà các mối quan hệ nảy sinh trong nền kinh tế & trong xã hội (VD : mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp & phát triển nông nghiệp, giữa phát triển kinh tế trung ương & kinh tế địa phương, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, .).
    - Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực xây dựng là một hoạt động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần làm tăng trưởng kinh tế & đóng góp trực tiếp vào tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội (GNP & GDP). Ngoài ra nó còn đóng góp một nguồn thu khá lớn vào ngân sách Nhà nước (từ việc thu thuế, phí, lệ phí, .).
    - Hoạt động ĐTXD chiếm một khối lượng rất lớn nguồn lực của quốc gia, trong đó chủ yếu là: Vốn, lao động, tài nguyên, Do đó, nếu quản lý sử dụng kém hiệu quả, đầu tư không đúng mục đích sẽ gây ra những thất thoát & lãng phí vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế.
    - Thông qua các hoạt động ĐTXD góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đẩy nhanh tốc độ CNH & HĐH đất nước, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện lao động, điều kiện sống & sinh hoạt cho người dân. Góp phần bảo vệ & cải thiện điều kiện môi trường.
    Tóm lại, hoạt động ĐTXD (Đầu tư trong lĩnh vực Xây dựng) mà sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng là một hoạt động mang tính tổng hợp & đầy đủ tất cả các ý nghĩa (bao gồm ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội, KH-CN-KT, môi trường, an ninh quốc phòng, ).

    II. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

    Mặc dù dự án mới chỉ là các đề xuất nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý và đầu tư xây dựng:
    · Dự án đầu tư (DAĐT) được lập theo quy định hiện hành của Nhà nước là căn cứ để trình duyệt cấp có thẩm quyền. Khi đã được phê duyệt thì DAĐT là căn cứ xin cấp giấy phép đầu tư xây dựng, là căn cứ để chủ đầu tư xem xét cơ hội dự kiến đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường và tính hiệu quả của nó.
    · DAĐT còn có vai trò đặc biệt quan trọng vì thông qua đó Nhà nước có thể kiểm soát được một cách toàn diện các mặt như hiệu quả tài chính (đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước), hiệu quả xã hội cũng như an ninh quốc phòng.
    · DAĐT là hệ thống để triển khai, cụ thể hoá những ý tưởng & cơ hội chuyển hoá dần những biện pháp được đề xuất (về kỹ thuật, tài chính, kinh tế và xã hội) trở thành hiện thực.
    · Nội dung được soạn thảo trong dự án là cơ sở để giúp các nhà đầu tư xem xét tính khả thi của dự án. Đặc biệt là tính khả thi về hiệu quả của dự án từ đó đi đến quyết định có đầu tư hay không?
    · Một dự án đầu tư được lập và phê duyệt là van bản căn cứ pháp luật. Nó còn là một bản kế hoạch cụ thể để chủ đầu tư triển khai & thực hiện các công việc theo đúng dự kiến.
    · Những chỉ tiêu được phê duyệt trong dự án đóng vai trò là ngưỡng khống chế để tổ chức thực hiện & quản lý dự án.
    · Thông qua dự án mà các cơ quan tài trợ vốn xem xét có tài trợ vốn hay không.
    · DAĐT là cơ sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, từ đó giúp cho nhà quản lý rút kinh nghiệm thực hiện dự án tốt hơn.
    · Thông qua việc thẩm định, phê duyệt trong dự án, Nhà nước kiểm soát được các công việc: sử dụng đất, địa điểm, tài nguyên, môi trường và những khía cạnh khác đối với dự án,

    III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ( dự án khả thi )

    Theo NĐ 16/2005/NĐ-CP (7/2/2005 về quản lý dự án ĐTXDCT) quy định nội dung của DAĐTXD gồm 2 phần:
    +) Phần thuyết minh của dự án:
    1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh hình thức đầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.

    2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình chính, công trình phụ và các công trình khác, phân tích lựa chọn phương án kĩ thuật, công nghệ và công suất.
    3. Các giảI pháp thực hiện bao gồm:
    a) Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có
    b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và các công trình có yêu cầu kiến trúc
    c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động
    d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án
    4. Đánh giá tác động môI trường, các giảI pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng
    5. Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cung cấp vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.
    +) Phần thiết kế cơ sở của dự án
    1. Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giảI pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo, bao gồm cả thuyết minh và bản vẽ .
    2. Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trên các bản vẽ để diễn giảI thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:
    a) Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế, giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực, các số liệu về điều kiện tự nhiên, tảI trọng và tác động, danh mục các quy chuẩn được áp dụng.
    b) Thuyết minh công nghệ: giới thiệu tóm tắt mối phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ, danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng
    c) Thuyết minh xây dựng:
    - KháI quát về tổng mặt bằng: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ và toạ độ xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các điểm đấu nối, diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung cần thiết khác.
    - Đối với công trình xây dựng theo tuyến: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công trình, cao độ và toạ độ xây dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật chính trên tuyến, hành lang bảo vệ tuyến và đặc điểm khác của công trình nếu có.
    - Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng và các công trình lân cận, ý tưởng của phương án thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môI trường, văn hoá, xã hội tại khu vực xây dựng.

    - Phần kỹ thuật: giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình gia cố nền, móng , các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình và san nền, đào đắp đất danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế.
    - Giới thiệu tóm tắt phương án phòng chống cháy nổ bảo vệ môI trường
    - Dự tính khối luợng các công tác xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình
    3. Các bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
    a) Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu
    b) Bản vẽ xây dựng thể hiện các giảI pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng
    c) Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ
    4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sản xuất kinh doanh thì tuỳ theo tính chất, nội dung của dự án có thể giảm bớt một số nội dung thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này nhưng phảI bảo đảm yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, xác định được tổng mức đầu tư và tính toán được hiệu quả đầu tư của dự án.
    5. Số lượng thuyết minh và các bản vẽ của thiết kế cơ sở được lập tối thiểu là 9 bộ.

    IV. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

    1. Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư:
    Phân tích tài chính sự án đầu tư là phân tích những khía cạnh về mặt tài chính đứng trên giác độ lợi ích trực tiếp của chủ đầu tư. Phân tích tài chính dự án đầu tư là nội dung quan trọng nhất của một dự án.
    Thông qua phân tích tài chính giúp cho chủ đầu tư bỏ chi phí ra như thế nào, lợi ích thu về ra sao, so sánh giữa lợi ích và chi phí đạt ở mức nào từ đó đi đến quyết định có đầu tư hay không. Ngoài ra, phân tích tài chính còn giúp cho chủ đầu tư có những thông tin & cơ sở cần thiết để ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn.
    Đối với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thì phân tích tài chính là cơ sở để xem xét chấp thuận hay không chấp thuận dự án, đồng thời là cơ sở để cấp giấy phép đầu tư.
    Khi lập, phân tích tài chính dự án đầu tư cần thực hiện những nội dung sau đây:
    a)Tính toán, xác định toàn bộ các số liệu đầu vào dùng trong phân tích ( chủ yếu là dòng tiền):
    · Xác định quy mô vốn đầu tư cho dự án (Tổng mức đầu tư).
    · Doanh thu cho dự án trong các năm vận hành (Tổng giá trị hàng hoá, sản phẩm của dự án sản xuất ra được bán hoặc tiêu thụ trong các năm vận hành. Chú ý không có thuế VAT đầu ra).
    · Xác định giá trị thu hồi tài sản của dự án (phần thu nhập bất thường của DA).
    · Xác định chi phí vận hành hàng năm của dự án (liên quan đến việc sản xuất sản phẩm). Trong cấu thành chi phí vận hành hàng năm sẽ không kể đến phần chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền trả thuê đất ban đầu nếu có & tiền trả lãi vốn vay (chi phí động).
    · Xác định chi phí khấu hao tài sản cố định trong những năm vận hành.
    · Các khoản thuê đất, lãi vốn vay tín dụng.
    Ø Trên cơ sở doanh thu & chi phí sản xuất kinh doanh trong vận hành, tiến hành tính toán lãi hoặc lỗ. (Chi phí sản xuất kinh doanh trong vận hành = Chi phí vận hành + Khấu hao + Lãi tín dụng).
    · Xác định nguồn vốn và cơ cấu vốn cho dự án.
    · Lập kế hoạch huy động & sử dụng vốn cho dự án.
    · Thời gian dùng để phân tích, đánh giá dự án. Xác định lãi suất dùng trong tính toán (lãi suất tối thiểu chấp nhận được hay ngưỡng hiệu quả định trước).
    b) Tiến hành phân tích lãi – lỗ cho dự án. (Vẽ sơ đồ dòng tiền, xác định hiệu số thu chi, )
    c) Phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả (tĩnh hoặc động).
    +) Nhóm chỉ tiêu động.
    Dự trù lãi lỗ trong sản xuất kinh doanh:
    Mức doanh lợi một đồng vốn đầu tư.
    D = [​IMG]
    L: lơi nhuận năm
    Vo:vốn đầu tư cho tài sản ít hao mòn.
    Vm: vốn đầu tư cho tài sản hao mòn nhanh.
    Mức doanh lời một đồng vốn cố định.
    Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu.
    Hiệu quả tài chính của dự án:
    Đánh giá hiệu quả tài chính thông qua chỉ tiêu hiện giá hiệu số thu chi.
    NPV =[​IMG]-[​IMG].
    Đánh giá hiệu quả tài chính thông qua thời gian thu hồi vốn có tính đến hệ số chiết khấu.
    Thời hạn thu hồi vốn nhờ lợi nhuận
    [​IMG].
    Thời hạn thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao:
    [​IMG].
    - Đánh giá hiệu quả tài chính thông qua suất thu lợi nội tại IRR.
    Đánh giá hiệu quả tài chính theo chỉ tiêu thời gian hoàn vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao.
    d)Phân tích độ an toàn về tài chính:
    +) Phân tích độ an toàn theo khả năng trả nợ.
    Theo chỉ tiêu khả năng trả nợ của dự án:
    [​IMG]
    B: Nguồn tài chính dùng trả nợ trong năm
    A:Số nợ phải trả trong năm.

    Theo tỷ số khả năng trả nợ.
    Theo thời hạn có khả năng trả nợ.
    +) Nhóm chỉ tiêu tĩnh:
    Lơi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm
    [​IMG].
    [​IMG]:giá bán một đơn vị sản phẩm.
    [​IMG]:chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm.
    +) Phân tích độ an toàn tài chính theo phân tích hoà vốn.
    Theo phân tích hoà vốn lãi, lỗ.
    Theo phân tích hoà vốn bắt đầu có khả năng trả nợ.
    Theo phân tích hoà vốn trả xong nợ.
    e) Phân tích, đánh giá độ nhạy về mặt tài chính của dự án.
    Trong thực tế các chỉ tiêu dự kiến ban đầu khi lập dự án thường khác với chỉ tiêu thực tế đạt đưọc khi thực hiện dự án. Do đó cần phải cho các chỉ tiêu phân tích hiêu quả dự án biến đổi về phía bất lợi 10-20% và tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả này.Sau khi tính toán mà vẫn đảm bảo thì coi phương án đề ra được đảm bảo.
    + Phân tích độ nhạy theo chỉ tiêu NPV khi doanh thu giảm ở mức 5%. 10%.
    + Phân tích độ nhạy theo chỉ tiêu suất thu lợi nội tại khi chi phí tăng ở mức 5%, 10%.
    `phân tích một số chỉ tiêu dẫn xuất đơn giản sau:
    - Giá trị sản phẩm gia tăng do dự án tạo ra hàng năm và tính cho cả đời dự án.
    - Giá trị sản phẩm gia tăng bình quân tính cho một đồng vốn dự án.
    - Mức thu hút lao động vào làm việc.
    - Mức đóng góp vào ngân sách hàng năm và mức đóng góp của dự án trong cả đời dự án.
    - Thu nhập ngoại tệ hàng năm và cho cả đời dự án.

    2. Nội dung phân tích kinh tế xã hội:
    Khác với phân tích tài chính, phân tích kinh tế - xã hội đánh giá dự án đứng trên giác độ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của toàn xã hội & cộng đồng. Phân tích kinh tế xã hội rất cần thiết vì:
    § Trong nền kinh tế thị trường, tuy chủ trương đầu tư phần lớn là do doanh nghiệp tự quyết định xuất phát từ lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp nhưng lợi ích đó không được trái với pháp luật và phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn đất nước. Lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp phải được kết hợp chặt chẽ. Những yêu cầu này được thể hiện thông qua phần phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư.


    § Phân tích kinh tế - xã hội đối với nhà đầu tư đó là căn cứ chủ yếu để thuyết phục Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án, thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn, thuyết phục nhân dân địa phương nơi đặt dự án ủng hộ chủ đầu tư thực hiện dự án.
    § Đối với Nhà nước, phân tích kinh tế - xã hội là căn cứ chủ yếu để Nhà nước xét duyệt & cấp giấy phép đầu tư.
    § Đối với tổ chức viện trợ dự án, phân tích kinh tế - xã hội cũng là một căn cứ quan trọng để họ chấp thuận viên trợ nhất là các tổ chức viện trợ nhân đạo, viên trợ cho các mục đích xã hội, viên trợ cho việc bảo vệ môi trường.
    § Đối với dự án phục vụ lợi ích công cộng do Nhà nước trực tiếp bỏ vốn thì phần phân tích lợi ích kinh tế - xã hội đóng vai trò chủ yếu trong dự án. Loại dự án này hiện nay ở nước ta khá phổ biến và chiếm một nguồn vốn khá lớn. Vì vậy, việc phân tích kinh tế - xã hội của dự án luôn luôn giữ một vai trò quan trọng.
    Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội cũng có thể được thực hiện như nội dung của phân tích hiệu qủa tài chính, nhưng các chỉ tiêu đầu vào phân tích là các chỉ tiêu đứng trên quan điểm lợi ích kinh tế xã hội. Từ đó tính ra chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dựa trên góc độ lợi ích KT-XH. Cụ thể như sau:
    a) Giá trị sản phẩm gia tăng do dự án tạo ra hàng năm & tính cho cả đời dự án.
    b) Giá trị sản phẩm gia tăng bình quân tính cho một đồng vốn dự án.
    c) Mức thu hút lao động vào làm việc:
    - Tổng số lao động được thu hút vào làm việc hàng năm.
    - Tỷ lệ giữa số lao động vào làm việc trong dự án so với vốn dự án.
    d) Mức đóng góp của dự án vào ngân sách hàng năm & tính cho cả đời sự án.
    e) Thu nhập ngoại tệ hàng năm & cho cả đời dự án.
    f) Thu nhập của người lao động làm việc trong dự án.
    g) Các lợi ích & ảnh hưởng khác,




    V. GIỚI THIỆU DỰ ÁN

    v Tên dự án:Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự,khách sạn cho thuê
    “DREAM LAND”
    v Chủ đầu tư của dự án: Công ty đầu tư kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội
    v Địa điểm xây dựng: Khu ven đô Thành phố Hà Nội.
    (Khu đất nông nghiệp thuộc huyện Từ Liêm: Đoạn trên quốc lộ Láng Hoà Lạc)
    v Quy mô của dự án:
    +) Gồm 14 hạng mục chính: 4 nhà A, 4 nhà B, 6 nhà C, 3 nhà D. Trong đó nhà A,B,C là nhưng biệt thự nhà vườn và nhà D là biệt thự liền kề. Khu biệt thự với đường giao thông bê tông rộng 6m, hai bên có vỉa hè, thảm cỏ
    Tổng diện tích xây dựng : 5031.8m[SUP]2[/SUP]
    Tổng diện tích mặt bằng công trình :16700 m[SUP]2[/SUP]

    [TABLE="width: 607"]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Tên hạng mục
    [/TD]
    [TD]Diện tích
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ chiếm đất
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD](m[SUP]2[/SUP])
    [/TD]
    [TD](%)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Hạng mục công trình
    [/TD]
    [TD]5031.8
    [/TD]
    [TD]30.1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD](Nhà A, C, D)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Hàng rào, tường bao(516m)
    [/TD]
    [TD]117.48
    [/TD]
    [TD]0.7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]& cổng ra vào (dài 18m)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Sân bãi đỗ xe
    [/TD]
    [TD]668
    [/TD]
    [TD]4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]Đư­­ờng giao thông
    [/TD]
    [TD]4008
    [/TD]
    [TD]24
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]V­­ườn hoa, cây xanh
    [/TD]
    [TD]4676
    [/TD]
    [TD]28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]Cơ sở hạ tầng khác
    [/TD]
    [TD]2198.7
    [/TD]
    [TD]13.2
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Tổng
    [/TD]
    [TD]16700
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Thời gian xây dựng: T[SUB]xd [/SUB]= 2,5 năm. (Quý 3/2009 -> Quý 4/2011)
    v Thời gian tính toán, đánh giá dự án: n[SUB]da [/SUB]= 15 năm. (Đầu 2012->Đầu 2027)
    v Mục đích đầu tư : Xây dựng khu biệt thự cho người trong nước hoặc người nước ngoài thuê dài hạn dùng để ở, sinh hoạt hoặc làm văn phòng.
    v Giải pháp xây dựng tổng thể & trang thiết bị:
    +) Thiết kế xây dựng theo kiểu biệt thự hiện đại.
    +) Giải pháp thiết kế kỹ thuật thi công (mặt bằng, mặt cắt, giải pháp móng, ) được thể hiện ở hồ sơ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công (có kèm theo thiết kế cơ sở, thiết kế hai bước).
    +) Giải pháp quy hoạch được thể hiện ở bản vẽ quy hoạch.
    +) Tỷ lệ giữa diện tích xây dựng so với tổng diện tích chiếm đất là: 30.1%.
    +) Phân loại dự án ( theo phụ lục số I NĐ 12/2009) dự án thuộc nhóm B
    +) Phân cấp công trình ( phục lục số I 209/2004/ NĐ-CP ) công trình A, B , C thuộc cấp IV ; công trình D thuộc cấp III
    +) Phần xây dựng và trang thiết bị có chất lượng tương đương & đạt tiêu chuẩn khách sạn quốc tế loại ba sao ( * * * ).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...