Chuyên Đề Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng Công thươn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY
    LỜI MỞ ĐẦU


    Ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Đối với các NHTM Việt Nam, cho vay là hoạt động cơ bản nhất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu (từ 7585%) nhưng đồng thời cũng là hoạt động đem lại nhiều rủi ro nhất. Do vậy, đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay vừa là mục tiêu, vừa là nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển của mỗi NHTM.


    Nhận thức được tầm quan trọng đó, quá trình thẩm định, quyết định cho vay tại mỗi ngân hàng luôn được tiến hành theo một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, có tính khoa học cao, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng (CBTD) và cán bộ có thẩm quyền tại ngân hàng. Trong đó, công tác thẩm định tình hình tài chính của khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng độc lập tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay, từ đó làm lành mạnh hoá các món cho vay, giảm thiểu rủi ro và thất thoát cho ngân hàng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của khách hàng góp phần quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.


    Tại các NHTM Việt Nam hiện nay, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp (TCDN) vẫn còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ dẫn đến hiệu quả cho vay chưa cao (tỷ lệ nợ quá hạn còn cao). Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra những tồn tại và kiến nghị những giải pháp hữu ích cho công tác phân tích TCDN tại các NHTM luôn thu hút được sự chú ý của mọi đối tượng quan tâm đến ngân hàng và hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong xu thế chung đó, qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương (NHCT) Cầu Giấy và được sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Xuân Quang, em đã lựa chọn đề tài: “PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY” nhằm tìm hiểu thực trạng công tác phân tích TCDN tại Chi nhánh để từ đó đưa ra một số giải pháp để góp phần vào việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính của khách hàng tại Chi nhánh NHCT Cầu Giấy, tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh an toàn cho ngân hàng và đạt được mục tiêu “phát triển – an toàn – hiệu quả”.

    Nội dung của đề tài gồm 3 phần:
    Chương I: Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại.
    Chương II: Thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Chi nhánh NHCT Cầu Giấy.
    Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Chi nhánh NHCT Cầu Giấy.

    Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn nên bài viết khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của người đọc để có thể hoàn thiện hơn nữa bài viết này.


    MỤC LỤC

    Lời mở đầu 1
    Chương I. Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 3
    1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
    1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
    1.1.2. Rủi ro tín dụng và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 4
    1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 6
    1.2.1. Nhân tố chủ quan 7
    1.2.2. Nhân tố khách quan 7
    1.3. Phương pháp và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 8
    1.3.1. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 8
    1.3.2. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 9
    1.4. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 12
    1.4.1. Bảng cân đối kế toán 13
    1.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 15
    1.4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 17
    1.4.4. Thuyết minh báo cáo tài chính 18
    1.5. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 18
    1.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính 18
    1.5.2. Phân tích các tỷ số tài chính 27


    Chương II. Thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 36
    2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 36
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 36
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 36
    2.1.3. Tình hình hoạt động chung của chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 39
    2.2. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 45
    2.2.1. Thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 45
    2.2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính 47
    2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá tình hình tài chính 50
    2.3. Nhận xét về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 67
    2.3.1. Ưu điểm 67
    2.3.2. Hạn chế 68


    Chương III. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 72
    3.1. Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ngắn hạn 72
    3.1.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin 72
    3.1.2. Nâng cao chất lượng phân tích và xử lý thông tin đối với khoản vay ngắn hạn 76
    3.1.3. Hiện đại hoá trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 82
    3.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 82
    3.2. Một số kiến nghị 84
    3.2.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan 84
    3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 85
    3.2.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 86
    3.2.4. Kiến nghị với doanh nghiệp 87
    Kết luận 88


    Phụ lục 1. Mẫu các báo cáo tài chính
    Phụ lục 1.1. Bảng cân đối kế toán
    Phụ lục 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
    Phụ lục 1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
    Phụ lục 1.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính
    Phụ lục 2. Số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần ABC
     
Đang tải...