Luận Văn Phân tích tài chính Công ty tài chính Bưu Điện

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    luan van 89 trang

    Lời mở đầu
    Sự cần thiết của đề tài
    Xã hội loài người từ khi ra đời cho đến nay đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Mỗi hình thái sau ra đời thay thế hình thái trước nó lại chứng tỏ cho sự phát triển của nền kinh tế. Thực tế cho thấy cạnh tranh chính là quy luật kinh tế tất yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Sự cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường với xu thế mở cửa hội nhập thì sự cạnh tranh đã thực sự trở nên khốc liệt. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc Việt Nam gia nhập nền kinh tế khu vực và thế giới khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh đó, để có thể đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải quản lý tốt mọi hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là quản lý tài chính. Mỗi doanh nghiệp phải luôn nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình để từ đó xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp và đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm cạnh tranh một cách hiệu quả với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
    Để làm được việc đó, các doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp mình, bởi vì phân tích tài chính là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp. Phân tích tài chính cung cấp những chỉ tiêu tài chính cần thiết giúp doanh nghiệp đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về tình hình hoạt động, tình trạng tài chính, đánh giá những rủi ro cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhà quản lý doanh nghiệp định hướng xây dựng các kế hoạch, các chiến lược và chính sách hoạt động của doanh nghiệp, dự báo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, đặc biệt là đưa ra những quyết định tài chính, quyết định quản lý đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
    Trong thời gian thực tập tại Công ty tài chính Bưu Điện, nhận thấy sự cần thiết của hoạt động phân tích tài chính cũng như thực tế phân tích tài chính chưa thực sự được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty tài chính Bưu Điện nói riêng quan tâm, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tài chính Công ty tài chính Bưu Điện” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp.
    Mục đích nghiên cứu
    Chuyên đề này được viết nhằm mục đích tìm hiểu về hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần xây dựng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty tài chính Bưu Điện.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động phân tích tài chính dưới góc độ doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty tài chính Bưu Điện trong 3 năm gần đây.
    Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong chuyên đề là phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê . trên cơ sở sử dụng tài liệu, số liệu, biểu đồ để phân tích một cách toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra.
    Kết cấu của chuyên đề
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương bao gồm:
    - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính trong Công ty tài chính
    - Chương 2: Phân tích tài chính Công ty tài chính Bưu Điện
    - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty tài chính Bưu Điện
    Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, của các cô chú, anh chị trong Công ty tài chính Bưu Điện để giúp em nâng cao kiến thức cũng như những hiểu biết thực tế để có thể hoàn thành tốt chuyên đề này.



    Mục lục
    Trang
    Lời cảm ơn 1
    Lời mở đầu 2
    Mục lục 4
    Các ký hiệu viết tắt 7
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính trong công ty tài chính 8
    1.1. Tìm hiểu về công ty tài chính 8
    1.1.1. Khái niệm công ty tài chính 8
    1.1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty tài chính 9
    1.2. Phân tích tài chính công ty tài chính 11
    1.2.1. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 11
    1.2.2. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 13
    1.2.3. Thông tin sử dụng trong phân tích 14
    1.2.3.1. Thông tin trong doanh nghiệp 14
    1.2.3.2. Thông tin ngoài doanh nghiệp 18
    1.2.4. Phương pháp phân tích 19
    1.2.4.1. Phương pháp so sánh 20
    1.2.4.2. Phương pháp phân tích tỷ số 21
    1.2.5. Nội dung phân tích tài chính 24
    1.2.5.1. Phân tích cơ cấu vốn và tài sản 24
    1.2.5.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 24
    1.2.5.3. Phân tích các nhóm tỷ số 25
    1.2.5.4. Phân tích mức độ rủi ro 35
    1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính 37
    1.2.6.1. Nhân tố chủ quan 37
    1.2.6.2. Nhân tố khách quan 39
    Chương 2: Phân tích tài chính Công ty tài chính Bưu Điện 41
    2.1. Khái quát về Công ty tài chính Bưu Điện 41
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 41
    2.1.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của Công ty tài chính Bưu Điện 43
    2.1.2.1. Đặc điểm 43
    2.1.2.2. Nhiệm vụ 43
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức và điều hành 45
    2.2. Phân tích tài chính Công ty tài chính Bưu Điện 47
    2.2.1. Phân tích cơ cấu vốn và tài sản 47
    2.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 51
    2.2.3. Phân tích các nhóm tỷ số 54
    2.2.4. Phân tích mức độ rủi ro 65
    2.3. Đánh giá tình hình tài chính Công ty tài chính Bưu Điện 66
    2.3.1. Kết quả đạt được 66
    2.3.2. Hạn chế 68
    2.3.3. Nguyên nhân 70
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty tài chính Bưu Điện 73
    3.1. Định hướng phát triển của Công ty tài chính Bưu Điện trong giai đoạn 2005 – 2010 73
    3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty tài chính Bưu Điện 74
    3.2.1. Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn 74
    3.2.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng 75
    3.2.3. Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tài chính 75
    3.2.4. Giải pháp phát triển các dịch vụ tài chính 76
    3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực cả về chuyên môn và kinh nghiệm công tác trong từng lĩnh vực 77
    3.2.6. Tổ chức thực hiện hoạt động phân tích tài chính để giúp cho hoạt động quản lý tài chính có hiệu quả 77
    3.3. Một số kiến nghị 79
    3.3.1. Kiến nghị với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 79
    3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính 80
    3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước 80
    Kết luận 82
    Tài liệu tham khảo 83
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...