Chuyên Đề Phân tích tài chính các hoạt động kinh doanh du lịch trong cơ chế thị trường

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích tài chính là một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, là cơ sở khoa học để ra quyết định quản lý tài chính. Ở các nước tư bản phát triển phân tích tài chính rất được quan tâm; các ngành đều xây dựng số trung bình ngành. Do vậy, công tác phân tích tài chính rất thuận lợi, có thể đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp chính xác và toàn diện.
    Ở nước ta phân tích tài chính chưa được quan tâm đúng mức; các ngành chưa xây dựng được số liệu trung bình chung của ngành. Chính vì vậy, việc phân tích tài chính gặp khá nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp nói chung, cũng như các doanh nghiệp du lịch nói riêng chưa thực hiện một cách có cơ sở khoa học công tác phân tích tài chính. Do đó, thông tin tài chính cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các đối tượng bên ngoài còn nhiều hạn chế.

    Hoạt động kinh doanh du lịch và sản phẩm du lịch có nhiều đặc điểm khác biệt so với hoạt động kinh doanh của các ngành sản xuất vật chất, từ đó dẫn đến đặc điểm hoạt động tài chính của các doanh nghiệp du lịch cũng khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất khác. Theo chúng tôi, nội dung phân tích tài chính các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bao gồm:

    Thứ nhất, Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp:
    Cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu về tài sản (TS), cơ cấu nguồn vốn (NV) và mối quan hệ cân bằng cấu trúc TS và cấu trúc NV của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát tình hình đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ TS để làm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính. Nội dung phân tích cấu trúc tài chính bao gồm: phân tích cấu trúc TS và phân tích cấu trúc NV.

    Phân tích cấu trúc TS cho thấy mức độ biến động của từng loại TS trong tổng TS; Trên cơ sở đó, nhận ra khoản mục nào có sự biến động lớn để tập trung phân tích và tìm nguyên nhân. Ngoài ra, còn phải tìm hiểu xu hướng biến động các loại TS để đánh giá mức độ hợp lý của việc đầu tư. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp du lịch thường ưu tiên đầu tư cho TS cố định: xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, mua sắm phương tiện vận chuyển . Do đó, cấu trúc TS của các doanh nghiệp này có đặc điểm là TS cố định chiếm tỷ trọng rất lớn từ 70-85% tổng giá trị TS của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc TS cần quan tâm đến đặc điểm này. Tính hợp lý là TS cố định phải chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên.

    Phân tích cấu trúc NV: cấu trúc NV thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Nội dung phân tích cấu trúc NV bao gồm phân tích tính tự chủ về tài chính và phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ. Phân tích tính tự chủ về tài chính thông qua các chỉ tiêu: Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ. Thông thường, các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo chi trả trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ cao, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và sẽ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp nhận thêm các khoản tín dụng bên ngoài. Tuy nhiên, mỗi NV đều có liên quan đến thời hạn và chi phí sử dụng vốn. Sự ổn định về nguồn tài trợ cần được quan tâm khi đánh giá cấu trúc NV của doanh nghiệp. Để đánh giá tính ổn định của nguồn tài trợ cần sử dụng các chỉ tiêu: tỷ suất nguồn vốn thường xuyên (NVTX) và tỷ suất nguồn vốn tạm thời. Tỷ suất NVTX là tỷ số giữa NVTX với tổng NV, tỷ suất NVTT là tỷ số giữa NVTT với tổng NV. Tỷ suất NVTX càng lớn cho thấy sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định đối với NV sử dụng; doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Ngược lại, khi tỷ suất NVTX thấp cho thấy nguồn tài trợ phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực về thanh toán các khoản nợ vay rất lớn.
     

    Các file đính kèm:

    • 17-.doc
      Kích thước:
      67.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...