Tiểu Luận Phân tích tác động tích cực của toàn cầu hóa tới các nước đang phát triển

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Toàn cầu hóa, xét về bản chất là quá trình gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Xu thế toàn cầu hóa bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc tế. Trong các xã hội xa xưa, các quốc gia dân tộc tồn tại tương đối biệt lập, ít có quan hệ với nhau. Nhưng cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tăng tiến của sản xuất và trao đổi hàng hóa, sự mở rộng thị trường, thì các mối quan hệ cũng dần vượt ra biên giới lãnh thổ, hình thành các mối quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt giữa các quốc gia, và các quốc gia phát triển cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới.
    Một ví dụ điển hình cho việc mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới là Việt Nam với những thay đổi rõ rệt trong đường lối đối ngoại từ năm 1986 cho đến nay. Giai đoạn trước năm 1986, đường lối đối ngoại của Việt Nam nhấn mạnh đoàn kết, hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, xác định quan hệ với Lào- Campuchia có ý nghĩa sống còn với vận mệnh của cả ba dân tộc. Giai đoạn sau năm 1986, cùng với xu thế toàn cầu hóa là hòa bình và hợp tác phát triển, Việt Nam đã đổi mới tư duy đối ngoại để tránh nguy cơ tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia khác bằng việc mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế, tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương. Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ hợp tác với các nước XHCN sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, làm bạn với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau, trên cơ sở nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Đường lối này được thể hiện cụ thể ở những quan điểm sau:
    · Không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế chính trị thế giới, đoàn kết với các nước đang phát triển.
    · Với Trung Quốc: Việt Nam thúc đẩy bình thường hóa quan hệ, mở rộng hợp tác Việt – Trung.
    · Trong quan hệ với khu vực: Việt Nam chủ trương phát triển mối quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á, Châu Á- Thái Bình Dương.
    · Đối với Hoa Kỳ: thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ.
    · Gia nhập các tổ chức khu vực ASEAN, APEC và WTO.

    MỤC LỤC
    I. Tác động tích cực của toàn cầu hóa tới các nước đang phát triển trên lĩnh vực Chính trị - Pháp luật 1
    1. Toàn cầu hóa làm tăng sự tùy thuộc lẫn nhau, giúp các quốc gia đang phát triển mở rộng hợp tác và thắt chặt quan hệ với các nước trên thế giới 1
    2. Toàn cầu hóa đã có những tác động tích cực giúp các nước đang phát triển không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế điều hành, quản lý vĩ mô. 2
    II.Tác động tích cực của toàn cầu hóa tới các nước đang phát triển trên lĩnh vực văn hóa- xã hội 3
    1. Toàn cầu hóa giúp cải thiện phương thức hoạt động kinh tế - xã hôi tại các quốc gia đang phát triển 4
    2. Toàn cầu hóa nâng cao khả năng lựa chọn tiêu dùng tại các nước đang phát triển. 4
    3. Toàn cầu hóa đã thay đổi lối sinh hoạt nông nhàn trước đây tại các quốc gia đang phát triển bằng lối sinh hoạt có nhịp điệu gấp gáp. 5
    4. Toàn cầu hóa giúp cho nền văn hóa các nước xích lại gần nhau. 5
    III.Tác động tích cực của toàn cầu hóa tới các nước đang phát triển trên lĩnh vực giáo dục 6
    1. Toàn cầu hóa đem lại cơ hội cho sinh viên các nước đang phát triển được học tập, trau dồi kĩ năng tại môi trường học tập tiên tiến. 6
    2. Toàn cầu hóa góp phần làm tăng nguồn ngân quỹ giáo dục của các nước đang phát triển 6
    IV.Tác động tích cực của toàn cầu hóa tới các nước đang phát triển trên lĩnh vực kinh tế 7
    1. Tác động tích cực của toàn cầu hóa tới thương mại quốc tế của các nước đang phát triển 7
    1.1 Toàn cầu hóa làm tăng giá trị thương mại của nhóm nước đang phát triển. 7
    1.2 Toàn cầu hóa giúp các quốc gia đang phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực 11
    2. Tác động tích cực của toàn cầu hóa đến họat động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển. 14
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...